Blog

ĐTM là gì? Thông tin khám phá đầy đủ nhất về việc thực hiện ĐTM

09/09/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Môi trường luôn là mối quan tâm lớn của tất cả mọi người. Đối với doanh nghiệp mọi vấn đề về môi trường lại càng đáng để lưu tâm. Bởi lẽ, mỗi hoạt động của doanh nghiệp từ sản xuất đến kinh doanh đều tạo ra những tác động trực tiếp tới môi trường. Nếu không xử lý tốt thì sẽ tạo thành gánh nặng và khiến môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Vì thế doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá sát sao mức độ tác động tới môi trường để cân đối hoạt động và bảo vệ môi trường một cách tốt nhất. ĐTM là phương án giúp giải quyết tốt vấn đề này. Vậy bạn có biết ĐTM là gì?

Khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể về thuật ngữ này nhé!

1. ĐTM là gì?

ĐTM là thuật ngữ viết tắt từ cụm từ đầy đủ là Đánh giá tác động môi trường. Đó chính là một hồ sơ về môi trường mà doanh nghiệp nào cũng phải lập theo quy định luật pháp. 

Khám phá thông tin liên quan đến ĐTM

Vậy tìm hiểu ĐTM là gì cũng chính là tìm ra khái niệm đánh giá tác động môi trường là gì. 

Đó là hoạt động phân tích và dự báo về khả năng các dự án đầu tư sẽ tác động tới môi trường như thế nào. Từ đó tìm ra biện pháp tối ưu giúp cho môi trường được bảo vệ tốt nhất khi dự án được triển khai.

ĐTM có vai trò quan trọng vì giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, phù hợp để phát triển dự án lâu dài. 

Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2014, công tác đtm cần được tiến hành ngay từ sớm, trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Nội dung này được quy định tại Điều 19, Khoản 2. Đồng thời, đi đôi với đánh giá cần phải lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường. 

ĐTM là gì?

Bởi đó sẽ là căn cứ giúp cho doanh nghiệp hiểu được chất lượng môi trường tại doanh nghiệp đang ở tình trạng nào. Qua đây cũng đưa ra được những biện pháp phù hợp, tối ưu nhất giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm đối với môi trường nói chung, đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn Môi trường. 

Ngoài ra, kết quả đánh giá tác động môi trường cũng là một căn cứ giúp cơ quan quản lý Nhà nước có thể đánh giá được doanh nghiệp có đang làm tốt công tác bảo vệ môi trường hay không. 

2. Các vấn đề quy định liên quan tới hồ sơ ĐTM

2.1. Hiểu gì về hồ sơ đtm?

Hồ sơ đtm còn được gọi là hồ sơ báo cáo đánh giá tác động của môi trường. Hồ sơ được lập nên để đánh giá và đưa ra những dự báo đối với các vấn đề môi trường gắn với một dự án. Hồ sơ cũng là cách để chủ dự án đưa ra lời cam kết sẽ đảm bảo các hoạt động triển khai dự án tuân thủ quy định về việc bảo vệ môi trường.

Hồ sơ ĐTM có vai trò rất quan trọng

2.2. Lập báo cáo đtm dựa trên những cơ sở pháp lý nào?

Việc lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường sẽ phải dựa vào những cơ sở pháp lý sau đây.

Cơ sở thứ nhất, người lập dựa vào Luật bảo vệ môi trường 2014, tại điều 55 do Quốc hội 13 ban hành.

Cơ sở thứ hai, người lập căn cứ vào Nghị định số 18 của Chính phủ ban hành. 

Cơ sở thứ ba là Nghị định số 40, ban hành bởi Chính phủ vào năm 2019. Nội dung đưa ra hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường.

Cơ sở thứ tư là Thông tư 25 của Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành.   

2.3. Đối tượng nào cần lập báo cáo ĐTM để đánh giá đúng những tác động môi trường?

Về những đối tượng cần phải lập hồ sơ báo cáo đtm cũng được quy định rất cụ thể trong Nghị định số 18 ở trên, cụ thể là trong Phụ lục II.  Nội dung chi tiết được quy định như sau:

Thứ nhất đó là các dự án nằm trong các danh mục từ 1 cho đến 111 của Phụ lục này bao gồm 19 lĩnh vực với 111 nhóm dự án được quy định cần phải lập hồ sơ đtm. 

Thứ hai là những dự án mở rộng, cải tạo cơ sở hoạt động kinh doanh, sản xuất, cơ sở làm dịch vụ vốn đang hoạt động đã có kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt, tương đương với những đối tượng thuộc nhóm từ mục 1 đến 110 của Phụ lục II trong Nghị định này. 

Thứ ba, đối tượng cần lập hồ sơ đánh giá môi trường là dự án mang tên gọi khác. Tuy nhiên quy mô hay tính chất của dự án cũng tương đương với những dự án nằm trong danh mục từ 1 đến 110 của Phụ lục II.

Đối tượng cần lập báo cáo ĐTM

2.4. Ý nghĩa sử dụng của hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường 

Việc đánh giá và lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Bạn sẽ cảm nhận điều này dựa vào những ý nghĩa cụ thể được chia sẻ ngay sau đây:

Đánh giá tác động môi trường chính là công cụ quản lý môi trường không thể thiếu. Công cụ này sẽ giúp cho việc quy hoạch môi trường diễn ra thu về hiệu quả tốt nhất và thúc đẩy cho dự án sớm được thực thi. Quan trọng hơn cả là giảm thiểu được những tác động tiêu cực đến môi trường. 

Cùng với đó, hồ sơ báo cáo đtm còn trở thành công cụ kết nối Cơ quan Nhà nước, các đơn vị chức năng phụ trách vấn đề môi trường với cả cộng đồng. Doanh nghiệp sẽ dựa vào những đóng góp to lớn của cộng đồng để sử dụng tìm ra những giải pháp tối ưu, có hiệu quả trong việc hạn chế sự ô nhiễm. 

Báo cáo đtm mang tới lợi ích gì?

Trong báo cáo cũng nêu ra kiến nghị cụ thể về việc bảo vệ môi trường trong điều kiện hoạt động của doanh nghiệp hay dự án chuẩn bị thực thi. Qua đó, Nhà nước và cả doanh nghiệp sẽ thận trọng đưa ra hoạt động thực sự phù hợp khi triển khai dự án.

Ý nghĩa tiếp theo mà bản báo cáo mang đến đó chính là tạo ra khả năng huy động sức mạnh động góp của toàn dân để chung tay bảo vệ môi trường dài lâu. Bên cạnh đó cũng là một cách đánh động cho mọi cơ quan quản lý nhà nước, các chủ dự án cho tới toàn thể nhân dân đẩy ý thức trách nhiệm đối với môi trường lên cao độ. 

2.5. Quy trình cơ bản để lập báo cáo hồ sơ ĐTM

Hồ sơ báo cáo về đánh giá tác động môi trường với vai trò quan trọng như đã chia sẻ sẽ trải qua nhiều bước để có thể lập hoàn thiện. Cụ thể những bước tiến hành là gì? Hãy ttriển khai ngay những bước bên dưới.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường làm như thế nào?

Bước 1: Cập nhật thông tin

Bạn cần xem kỹ thông tin về dự án và môi trường hiện tại. Bên cạnh đó cũng phải chuẩn bị đủ kiến thức về các cơ sở pháp lý có liên quan và cần sử dụng. Sau đó hãy trao đổi trực tiếp với chủ đầu tư. 

Bước 2: Tiến hành khảo sát và đánh giá

Cần lấy mẫu thực tế về thực trạng môi trường và đưa ra các đánh giá rõ ràng hiện trạng của môi trường nền. Gồm cả môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, xã hội ở trong phạm vi khu vực cần triển khai dự án. Bên cạnh đó thu thập các mẫu môi trường, tiến hành đo đạc, phân tích các mẫu đất, mẫu nước thu thập được. 

Bước 3: Tham vấn ý kiến từ cộng đồng

Chỉ thực hiện bước này đối với dự án được quy định cần phải tham vấn cộng đồng. Nếu không phải là đối tượng thì không cần thực hiện bước 3.

Bước 4: Hoàn thiện bản báo cáo với sự đáp ứng chỉn chu cả về nội dung và hình thức trình bày. 

Sau những bước trên, hồ sơ cũng được gửi tới cho chủ đầu tư xem xét và thống nhất. Tiếp theo mới trình báo cáo đtm lên cơ quan thẩm quyền để được xem xét và phê duyệt. Đến đây vẫn chưa hết chu trình của bản báo cáo, người lập cần bảo vệ báo cáo trước hội đồng thẩm định của dự án để thuyết phục họ chấp thuận, đồng thời cũng tiếp thu những yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong báo cáo. Sau khi điều chỉnh theo yêu cầu của hội đồng thẩm định, bạn cần nộp báo cáo lại cho cơ quan chức năng để được chính thức nhận quyết định phê duyệt triển khai trong quá trình thực thi dự án.

3. Lập hồ sơ Đtm mang tới lợi ích gì?

Bản báo cáo đtm được coi như một công cụ quản lý môi trường dùng để phòng ngừa tình trạng dự án khi triển khai sẽ gây ra tác động xấu cho môi trường. Qua đó cũng tìm ra được phương án tốt nhất để triển khai dự án mà vẫn bảo vệ tốt cho môi trường. Vậy rốt cuộc, với hồ sơ này, bạn/doanh nghiệp sẽ nhận về những lợi ích gì?

Đầu tiên là có thể đáp ứng đúng yêu cầu pháp luật và các điều kiện cần thiết đã được quy định trong Luật Môi trường.

Lợi ích khi làm báo cáo đtm

Lợi ích tiếp theo là tránh vi phạm Luật Bảo vệ môi trường dẫn đến bị xử phạt, nghiêm trọng hơn là xử phạt hình sự. Bên cạnh đó, qua hồ sơ này, doanh nghiệp cũng chứng tỏ rõ được sự nghiêm túc, đầy trách nhiệm đối với môi trường cũng là đối với toàn xã hội, góp phần quan trọng cho việc giữ môi trường không ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Hơn nữa, hồ sơ này là một thủ tục bắt buộc để dự án được phép triển khai. Nếu không lập báo cáo đtm thì dự án không đủ điều kiện, không chứng minh được sự an toàn của mình đối với môi trường nên sẽ không được thực thi. 

Như vậy, bài viết đã trình bày thông tin đầy đủ về đtm, qua đó giúp bạn đọc hiểu rõ ĐTM là gì, có những tác động quan trọng ra sao đối với quá trình triển khai dự án của doanh nghiệp. Rất mong với những chia sẻ này bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành thủ tục để công trình dự án được bắt tay vào khởi công.

Biết gì về HSE - Cập nhật thông tin ngay để ứng tuyển việc làm hấp dẫn

HSE là gì? Được biết đây chính là vị trí vô cùng quan trọng trong lĩnh vực môi trường. Nếu như bạn chưa thực sự hiểu rõ vai trò đó nên khó định hướng nghề nghiệp, chưa tự tin để ứng tuyển trở thành một HSE thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. 

HSE là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023