Blog

Động lực học chất điểm và những lưu ý quan trọng bạn cần nhớ!

21/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Vật lí cũng là một trong những môn tự nhiên có vai trò quan trọng trong chương trình học của cấp Trung học phổ thông nói chung và có ý nghĩa quan to lớn đối với kì thi Trung học phổ thông Quốc gia của các em học sinh nói riêng. Bởi hiện nay, kì thi quan trọng này không chỉ tập trung vào kiến thức lớp 12 nữa, mà nó bao gồm cả kiến thức của cả cấp ba, do đó, phần kiến thức về động lực học chất điểm của chương trình Vật lí lớp 10 cũng có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, động lực học chất điểm thường là một chương kiến thức khá khó với các em học sinh lớp 10 bởi các em vừa mới bước chân vào một môi trường học tập mới, còn chưa kịp thích nghi với phương pháp học tập cũng như khối lượng kiến thức của lớp 10 nói chung và kiến thức Vật lí lớp 10 nói riêng. Hiểu được những khó khăn đó, vieclam123.vn chia sẻ bài viết dưới đây với mong muốn giúp các em học sinh lớp 10 nắm được những kiến thức trọng tâm nhất của chương động lực học chất điểm trong chương trình Vật lí lớp 10. Các em học sinh có thể tham khảo phần bài viết dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ nhất về động lực học chất điểm cũng như tránh được một số sai lầm không đáng có trong quá trình làm bài tập của phần này.

1. Chuyển động cơ và những kiến thức cần nhớ

Một vật có được gọi là một chất điểm hay không còn phụ thuộc vào kích thước của vật đó so với độ dài đường đi mà nó đi được hoặc khoảng cách đang được xét đến. Vật chỉ được coi là một chất điểm khi và chỉ khi kích thước của vật đó là rất nhỏ so với quãng đường mà nó đi được hoặc khoảng cách mà ta đang xét.

Có hai hệ tọa độ được dùng để xác định vị trí của một vật, đó là hệ tọa độ một chiều Ox và hệ tọa độ hai chiều Oxy. Nếu bạn muốn xác định cả thời gian chuyển động của một chất điểm, thì bên cạnh một hệ tọa độ, bạn cần có một đồng hồ. Hệ tọa độ và đồng hồ lúc này sẽ được gọi chung là hệ quy chiếu.

2. Trọng tâm kiến thức của phần chuyển động thẳng đều

Thông thường, kiến thức về chuyển động thẳng đều trong chương động lực học chất điểm sẽ yêu cầu các em học sinh giải các bài toán liên quan theo phương pháp đại số. Để giải được những bài tập về chuyển động thẳng đều trong chương động lực học chất điểm một cách chính xác nhất, các em học sinh cần thực hiện các bước dưới đây:

  • Đầu tiên, cần chọn hệ quy chiếu, trong đó, cần xác định được gốc tọa độ nằm ở đâu, trục tọa độ mấy chiều, chiều dương là chiều nào cũng như gốc thời gian là khi nào. Sau khi xác định được hệ quy chiếu, học sinh cần phải xác định được dấu và điều kiện ban đầu cho các đại lượng xo, to, và v.

  • Sau khi xác định được tất cả những điều trên, để giải được bài toán, các em học sinh cần viết phương trình chuyển động thẳng đều và công thức đường đi cho từng trường hợp một.

  • Dựa vào điều kiện ban đầu đã xác định cùng với phương trình đã viết, các em có thể suy luận được yêu cầu mà bài đưa ra.

Đối với những bài toán thuộc phần chuyển động thẳng đều của chương động lực học chất điểm phải giải bằng phương pháp sử dụng đồ thị, các em học sinh lớp 10 cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Để vẽ được đồ thị không có bất cứ sai sót nào, thì trước tiên, các em học sinh cần xác định được phương trình chuyển động một cách chính xác.

  • Để trả lời được câu hỏi, các em học sinh cần phải nhận biết được loại chuyển động dựa vào đồ thị, biết được vận tốc là bao nhiêu, vật đi được quãng đường dài bao nhiêu (các em học sinh cần lưu ý rằng quãng đường và độ lớn vận tốc của vật sẽ luôn lấy dấu dương), sau đó là xác định thời gian mà hai vật gặp được nhau trên quãng đường chuyển động

3. Chuyển động thẳng biến đổi đều và những lưu ý quan trọng nhất

Đối với dạng bài về chuyển động thẳng biến đổi đều, các em học sinh sẽ áp dụng các bước giải bài tập giống như dạng bài chuyển động thẳng đều. Ngoài ra, các em học sinh cần lưu ý thêm về các cụm từ trong đề bài cho như “bắt đầu” (lúc đó v0 = 0), “đứng lại” (tức là v = 0), “tăng tốc” (nghĩa là nhanh dần đều), “hãm phanh” (hiểu là chậm dần đều)...

Bên cạnh đó, khi các em học sinh xác định độ lớn vận tốc và độ lớn gia tốc, thì hãy lưu ý rằng đây luôn luôn là một số dương.

Nếu đề bài yêu cầu tính quãng đường đi của vật, thì các em học sinh hãy tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị và hai trục tọa độ.

4. Học sinh cần nhớ gì về sự rơi tự do?

Các em cần xem xét đề bài thật cẩn thận, dựa vào định nghĩa và đặc điểm của sự rơi tự do để xác định xem chuyển động của vật có phải rơi tự do hay không, ví dụ như: bỏ qua sức cản của không khí, vật chuyển động từ trên xuống,…

Từ công thức của sự rơi tự do, các em sẽ suy ra được vận tốc rơi của vật, quãng đường rơi của vật hay thời gian rơi của vật.

Ngoài ra, khi đề bài nhắc đến quãng đường rơi của vật trong t0 giây cuối cùng thì các em phải sử dụng công thức tính quãng đường rơi của vật trong thời gian t và (t - t0).

Dạng toán này còn có thể liên hệ đến các công thức tính s, v, t, sự truyền âm trong không khí,...

5. Những kiến thức quan trọng của phần chuyển động tròn đều

Các em học sinh cần nắm rõ các định nghĩa, đặc điểm của chuyển động tròn đều để khi đọc đề bài sẽ xác định được đây thuộc dạng chuyển động gì, từ đó áp dụng công thức phù hợp: quỹ đạo là đường tròn, tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.

Đối với bài này, điều quan trọng các em cần phải lưu ý nhất chính là phần đổi đơn vị, bởi dạng toán này có rất nhiều đơn vị khác nhau như km/h, m/s, Hz, ngày, giờ, phút, giây, độ, rad,…

Ngoài các công thức trong sách giáo khoa, còn các công thức cần nhớ để giải bài tập như công thức liên hệ giữa đường đi s với góc quay của bán kính.

Các em phải nắm được chu kỳ của một vật chuyển động tròn đều là bao nhiêu, chu kỳ của kim giây (T = 1 phút), kim phút (T = 1h), kim giờ (T = 12h),…

6. Tính tương đối của chuyển động và những kiến thức quan trọng nhất

Đối với bài này, việc các em xét hệ quy chiếu rất quan trọng, bởi xét đúng hệ quy chiếu mới có thể suy ra chính xác quỹ đạo và vận tốc chuyển động của vật.

Khi sử dụng công thức cộng vận tốc, tránh nhầm lẫn giữa vận tốc tương đối, vận tốc tuyệt đối, vận tốc kéo theo.

Điều các em học sinh hay sai nhất, đó là các em không nhớ rằng công thức cộng vận tốc phải luôn được viết dưới dạng vecto. Sau đó, tùy trường hợp cụ thể của bài toán mà chuyển về dạng đại số (cùng chiều, ngược chiều,…)

Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất của phần động lực học chất điểm. Mong rằng với những kiến thức mà vieclam123.vn vừa chia sẻ, các em học sinh lớp 10 sẽ không còn cảm thấy khó khăn trước các dạng bài về động lực học chất điểm trong chương trình Vật lí lớp 10 nữa, để từ đó có thể chinh phục môn học này một cách hiệu quả, đồng thời, có được hành trang tốt nhất cho kì thi đại học quan trọng trong tương lai không xa.

>> Tham khảo thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022