Blog

Đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước và cách viết chi tiết

08/08/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Với các đơn vị xây lắp, nhà thầu hay các đơn vị thi công công trình xử lý chất thải, cấp thoát nước thì làm đơn xin cấp phép nối cống thoát nước là điều quan trọng và cần thiết. Mẫu đơn cần đảm bảo đủ thông tin, hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền mới có thể phê duyệt. Tuy vậy, mỗi địa phương có một quy trình, cách thức làm việc khác nhau, cũng như nhiều người không biết nên viết mẫu đơn này ra sao. Hiểu được điều này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cách viết đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước

Để tránh hiện tượng ngập nước và có thể xử lý chất thải dễ dàng, hệ thống cấp thoát nước vô cùng quan trọng. Khi có đơn đề nghị hoặc xin cấp phép đấu nối cống thoát nước thì cống thoát nước mới có thể được lắp đặt dựa theo thông số kỹ thuật và địa hình tại nơi lắp đặt đó.

Tìm hiểu về đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước

Đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước là văn bản được người dân hay tổ chức có nguyện vọng đấu nối, lắp đặt cống thoát nước gửi tới cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Trong mẫu đơn cần nêu rõ lý do lắp đặt, có thể cho thấy tầm quan trọng của cống thoát nước hoặc do ảnh hưởng của cống thoát nước tới sức khỏe đời sống, môi trường.

Lá đơn này là căn cứ để các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xét duyệt nguyện vọng của cá nhân, chấp thuận hay không chấp thuận, đồng ý cho người dân đấu nối cống thoát nước.

2. Cách viết đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước thế nào?

2.1. Tải về đơn xin đấu nối cống thoát nước và lưu ý cần biết

Để đảm bảo lá đơn xin cấp phép đấu nối, lắp đặt cống thoát nước được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì cần phải viết đúng nội dung, lý do rõ ràng, hợp lý, cũng như đúng thể thức trình bày văn bản, đảm bảo tính chấp pháp lý.

Tải về đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước

Nội dung lá đơn cần rõ ràng, mạch lạc, nêu rõ lý do đấu nối cống thoát nước và những điều cam kết khi lắp đặt cống thoát nước. Để hiểu hơn về bố cục, nội dung của mẫu đơn, bạn có thể tải về 1 trong 2 mẫu đơn bên dưới nhé!

don-de-nghi-lam-cong-thoat-nuoc.doc

don-xin-cap-phep-dau-noi-cong-thoat-nuoc.docx

2.2. Hướng dẫn viết đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước chi tiết

2.2.1. Mở đầu lá đơn

Giống như các văn bản hành chính khác, đơn xin đấu nối cống thoát nước cần phải viết đúng thể thức văn bản, phần mở đầu không thể thiếu Quốc hiệu, Tiêu ngữ, địa điểm, thời gian viết đơn và tên lá đơn.

Tên lá đơn viết in hoa và ghi rõ bên dưới về việc gì, cụ thể như:

“ĐƠN XIN CẤP PHÉP ĐẤU NỐI CỐNG THOÁT NƯỚC

(Về việc: đấu nối cống thoát nước)”

Tiếp đó, bạn có thể dẫn ra một số căn cứ, nghị định, văn bản pháp luật liên quan để lá đơn có tính thuyết phục. Nơi nhận lá đơn cần phải lá cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật, như: Ủy ban nhân dân xã/phường, công ty xử lý hệ thống nước thải, Sở Giao thông Vận tải thành phố…

Mở đầu lá đơn nên dẫn một số căn cứ hay nghị định

2.2.2. Nội dung lá đơn

Người viết đơn xin phép đấu nối cống thoát nước là người có lợi ích, quyền lợi muốn giải quyết và cần đưa ra các thông tin về bản thân đầy đủ như họ tên, năm sinh, giới tính, nơi sinh, dân tộc, điện thoại liên lạc, số Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân (ngày cấp, nơi cấp), chỗ ở hiện tại, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú…

Sau đó, bạn cần nêu rõ lý do, mục đích viết đơn của mình là được cho phép đấu nối công thoát nước vào hệ thống thoát nước tại địa phương cần lắp, nêu rõ vị trí cần lắp đặt cụ thể. Nội dung cần đảm bảo chính xác, mạch lạc, nêu đúng số nhà cần lắp đặt, đấu nối cống thoát nước.

Tiếp theo, để có thể được xét duyệt lắp đặt cống thoát nước, bạn cần cam kết các nội dung như: thực hiện, chấp hành các quy định về quản lý thoát nước; nộp tiền thoát nước theo quy định; không xây dựng hay lấn chiếm các hệ thống thoát nước; chịu trách nhiệm sửa chữa, quản lý công trình thoát nước mà mình lắp đặt, đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường; không xả chất độc hại, đất, đá, rác vào cống thoát nước hay những hành vi ảnh hưởng khác như thả rau, bắc cầu, bèo,...

Cam kết trong lá đơn rõ ràng

2.2.3. Phần kết lá đơn

Cuối đơn là lời cam đoan của bạn về việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình và ký tên xác nhận vào cuối lá đơn. Lá đơn cũng cần nêu rõ các giấy tờ, hồ sơ đi kèm đơn xin đấu nối cống thoát nước theo quy định. Bạn có thể đánh máy, viết tay dựa trên mẫu đơn kể trên, tuy nhiên có thể chỉnh sửa một số thông tin để đúng với quy cách, thủ tục của địa phương. 

3. Tham khảo quy trình và thủ tục đấu nối cống thoát nước

Sau khi tìm hiểu về mẫu đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước, nếu đang có nhu cầu đấu nối, lắp đặt cống thoát nước thì bạn nên tham khảo thêm quy trình đấu nối cống thoát nước dưới đây.

3.1. Bước 1: Đăng ký đấu nối cống thoát nước

Khi bạn có nhu cầu đấu nối cống thoát được, bạn cần liên hệ với đơn vị, công ty thi công đấu nối cống rãnh thoát nước ở địa phương, sau đó làm đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước, kèm theo một số giấy tờ cần thiết để được cấp phép đấu nối cống nước.

Đăng ký đấu nối cống thoát nước

Ngoài mẫu đơn kề trên, bạn cần chuẩn bị thêm giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND) của mỗi người trong gia đình nếu là hộ gia đình xin phép, kèm theo bản sao công chứng Sổ hộ khẩu. Còn nếu là tổ chức xin cấp phép, hồ sơ kèm theo là bản sao công chứng Giấy chứng nhận kinh doanh hay quyết định thành lập.

3.2. Bước 2: Khảo sát công trình

Sau khi nhận được yêu cầu và được chấp thuận, phía lắp đặt cống thoát nước sẽ cử người xuống địa chỉ xin lắp đặt để có thể lên kế hoạch và thiết kế hệ thống cho cống thoát nước. Với hộ gia đình, đề nghị cấp phép sẽ không thực hiện quá 20 ngày, còn với tổ chức sẽ không quá 20 ngày.

Đơn vị thi công sẽ gửi thông báo cho khách hàng khi có kết quả chính thức hoặc khách hàng có thể tự đến lấy. Thông báo này sẽ kèm theo chi phí đấu nối cống thoát nước dự toán để bạn có phương án chuẩn bị và xác nhận có thực hiện hay không.

3.3. Bước 3: Ký hợp đồng

Sau khi thỏa thuận xong các vấn đề thi công và chi phí đấu nối cống thoát nước, bạn sẽ nhận được hợp đồng do công ty lắp đặt soạn thảo. Bạn cần đọc kỹ các điều khoản, nếu muốn thay đổi cần báo lại, còn ký tên xác nhận khi đã đồng ý.

3.4. Bước 4: Tiến hành thi công đấu nối cống thoát nước

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của việc đấu nối cống thoát nước. Sau khi hồ sơ thiết kế được phê duyệt, công ty dịch vụ sẽ triển khai thi công theo hồ sơ thiết kế và sau khi hoàn tất, bạn cần kiểm tra, nghiệm thu xem đã ổn định và có thể thoát nước bình thường hay chưa.

Tiến hành thi công đấu nối cống thoát nước

Khi hoàn tất, khách hàng sẽ nhận bản giao và công ty lắp đặt cần có trách nhiệm kiểm tra đường ống thoát nước có rò rỉ, tắc hay thoát nước có ổn hay không theo đúng quy định.

Trên đây là đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước chi tiết cùng một thông tin liên quan tới mẫu đơn. Đơn xin cấp phép đấu nối đường cống thoát nước là lá đơn được thực hiện khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu lắp đặt, đấu nối thêm đường thoát nước vì một lý do, mục đích nào đó. Mẫu đơn cần đảm bảo viết rõ ràng, mạch lạc, đúng thông tin và lý do hợp lý. 

Đơn xin cấp nước sạch cho công ty

Khi muốn xin cấp nước sạch để phục vụ cho việc sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức, công ty cần soạn thảo đơn xin cấp nước sạch cho công ty gửi tới cơ quan có thẩm quyền. Truy cập bài viết bên dưới để hiểu thêm về đơn xin cấp nước sạch cho công ty nhé!

Đơn xin cấp nước sạch cho công ty

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023