Không chỉ tăng nhanh về tỷ lệ dân thành thị, đô thị hóa còn hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện về mọi mặt kinh tế. Vậy đô thị hóa là gì? Đặc điểm của đô thị hóa và những tác động của nó tới đời sống kinh tế hiện nay ra sao?
MỤC LỤC
Không phải kiến thức mới, nhưng chắc chắn đô thị hóa chính là thông tin mà nhiều người chưa nắm rõ và muốn tìm hiểu. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để làm rõ tất cả những gì liên quan tới quá trình đô thị hóa bạn nhé.
Kiến thức về đô thị hóa hay đô thị hóa là gì đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa môn Địa lý nhưng với nhịp sống xô bồ như hiện nay thì rất ít người còn nhớ đến nó.
Thực ra, đô thị hóa chính là quá trình mở rộng thị trường nhằm gia tăng tỷ lệ dân số của khu vực thành thị của một nước so với khu vực, hoặc cũng có thể hiểu theo cách đơn giản hơn, đô thị hóa chính là việc mở rộng diện tích đất cho việc xây dựng thành phố.
Việc đô thị hóa thực chất là đem đến lợi ích cho cộng đồng dân tộc, những quốc gia có thu nhập cao chính là những quốc gia nằm trong top đầu của công cuộc đô thị hóa.
Hiện nay, trên thế giới có đến 80% quốc gia có mức đô thị hóa cao, tất cả đều thuộc nhóm quốc gia nằm top phát triển. Còn lại những quốc gia đang phát triển thì tốc độ đô thị hóa vẫn là một bài toán nan giải do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nói về đô thị hóa, hiện nay có 2 loại đô thị hóa phổ biến đó là đô thị hóa tập trung và loại hình đô thị hóa phân tán. Từng loại sẽ có biểu hiện và đặc điểm ra sao, cùng tìm hiểu những thông tin bên dưới để biết rõ nhé.
Đô thị hóa tập trung là loại hình thường tập trung ở giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa. Mạng lưới đô thị quốc gia chủ yếu là các khu đô thị nhỏ, tuy nhiên loại hình này khiến cho quy mô dân số cùng với diện tích đô thị không ngừng tăng lên.
Khi đô thị hóa ở trình độ cao, loại hình đô thị hóa phân tán cũng bắt đầu diễn ra. Theo loại hình này, các khu vực ngoại ô được chú trọng và mở rộng mạnh mẽ, theo đó các công trình văn hóa, y tế và giáo dục hay hoạt động kinh tế cũng được đẩy ra vùng ngoại ô.
Tìm hiểu về đô thị hóa chắc chắn bạn không thể bỏ qua đặc điểm của nó. Vậy đặc điểm của đô thị hóa là gì, hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây nhé.
Kể từ khi đô thị hóa xuất hiện, tỷ lệ dân thành thị tăng lên một cách nhanh chóng. Cụ thể:
- Ở đầu thế kỷ XIX toàn thế giới có 29,3 triệu người là dân thành thị (3% dân số toàn cầu) thì sang thế kỷ XX con số này là 224,4 triệu (tương đương 13,6% dân số trên hành tinh)
- Tiếp tục 2 thập kỷ sau đó, chính xác là năm 1970 thì các thành phố đã có 1.371 triệu dân (37,1%). Sang năm 1980 số dân đã tăng lên là 1.764 triệu dân (39,6% dân số thế giới).
Chưa dừng lại ở đó, đến năm 1990, tại các thành phố trên thế giới có 2.234 triệu người (42,6%). Và sang đầu thế kỷ XXI thì con số này đã là 2.854 triệu người (46,6% dân số của Trái đất)
Đô thị hóa cũng cho thấy các thành phố lớn có lượng dân cư tập trung đông đúc hơn, con số ở mỗi giai đoạn đều được tăng lên mà không hề giảm đi. Điều này là tình hình chung của tất cả các quốc gia phát triển và đang phát triển trên toàn thế giới.
Đô thị hóa được mở rộng, tỷ lệ dân có nhu cầu sinh sống và làm việc tại các khu vực thành thị ngày càng nhiều hơn, do đó đây chính là đặc điểm nổi bật của quá trình này.
Việc phát triển đô thị hóa khiến cho lối sống thành thị được phổ biến ở quy mô lớn, đương nhiên chúng có ảnh hưởng tới lối sống và một số mặt khác của người dân vùng nông thôn.
Một trong những lý do dẫn tới sự thay đổi này chính là sự chuyên môn hóa lao động, mặc dù hoạt động cơ bản ở những vùng này vẫn là nông nghiệp thế nhưng tỷ lệ công việc đồng áng giảm đi rõ rệt.
Nếu so với sự phát triển của dân số thì phạm vi lãnh thổ đô thị hóa còn phát triển với tốc độ chóng mặt hơn. Cụ thể, trên thế giới, các thành phố chiếm khoảng 3 triệu m2 (2% diện tích lục địa), riêng Châu Âu và Hoa Kỳ thì thành phố chiếm tới 5% lãnh thổ.
Do đó, việc phạm vi lãnh thổ đô thị được mở rộng nhanh chóng chính là đặc điểm nổi bật của quá trình đô thị hóa.
Đô thị hóa là quá trình hướng tới lợi ích của cộng đồng, làm cho đất nước và đời sống của người dân trở nên tốt hơn. Tuy nhiên quá trình này vừa đem lại lợi ích nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống kinh tế lẫn con người.
Cụ thể, những tác động mà nó đem lại là gì, theo dõi thông tin bên dưới bạn sẽ rõ.
Quá trình đô thị hóa làm thúc đẩy sự tăng trưởng hay phát triển kinh tế, thay đổi cơ cấu lao động, từ đó tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân ở khắp các vùng trên cả nước.
Khi có công việc ổn định, thu nhập bình quân đầu người sẽ được tăng cao, từ đó chất lượng cuộc sống được đảm bảo.
Khi đô thị hóa, việc phân bố dân cư có sự thay đổi rõ rệt, điều này làm đa dạng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, buôn bán.
Các vùng đô thị hóa thường tập trung những lao động với trình độ chuyên môn cao, cộng thêm yếu tố về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hiện đại sẽ là điểm cộng lớn để thu hút các nguồn đầu tư mạnh mẽ từ trong và ngoài nước.
Ngoài ra, việc đô thị hóa còn giúp hạn chế sử dụng tài nguyên, làm giảm ảnh hưởng xuất tới tài nguyên thiên nhiên hay hệ sinh thái. Vấn đề nước thải sinh hoạt cũng được chú trọng và xử lý tốt, giúp bảo vệ môi trường hiệu quả.
Việc đô thị hóa luôn phải song hành cùng công nghiệp hóa, nếu không sẽ gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới đời sống người dân cũng như tình hình phát triển kinh tế.
Đô thị hóa không đi cùng với công nghiệp hóa khiến cho quá trình sản xuất ở nông thôn bị trì trệ. Hầu hết nguồn nhân lực đã chuyển hết lên thành phố để sinh sống và làm việc, cho nên những vùng nông thôn sẽ rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp.
Cùng với đó, các khu vực thành thị thì phải đối mặt với những áp lực lớn như thất nghiệp của người dân, ô nhiễm môi trường và các cơ sở hạ tầng, công trình giao thông thì bị quá tải,...
Tất cả những vấn đề này đều là nguyên nhân gây ra những bất ổn trong việc đảm bảo vấn đề an ninh hay công tác xã hội. Các vấn nạn như trộm cắp, cướp giật, nghiện hút,... không được kiểm soát hiệu quả.
Ngoài ra, việc đô thị hóa còn đem đến nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường, cụ thể như lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng cao gây khó khăn cho công tác xử lý; Ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn do nhiều nhà máy hoạt động; Lượng khói bụi tại các thành phố lớn cũng tăng cao, thường vượt ngưỡng cho phép gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người; Tình trạng tắc đường, kẹt xe tại các khu vực đông dân cư xảy ra thường xuyên vào các khung giờ khác nhau trong ngày, điều này gây mất thẩm mỹ tới cảnh quan của bộ mặt thành phố;...
Vừa rồi là những thông tin về tình hình đô thị hóa chung của toàn thế giới, vậy bạn có biết thực trạng quá trình đô thị hóa diễn ra ở Việt Nam như thế nào?
Xuất phát điểm là một quốc gia thuần nông, thế nhưng Việt Nam đã rất cố gắng, nỗ lực, trải qua nhiều giai đoạn để thay đổi bộ mặt đô thị theo một hình thái mới phù hợp nhất.
Những giai đoạn phát triển đó được cụ thể hóa như sau:
- Thời kỳ trước 1954: Người Pháp đã mở đầu công cuộc đô thị hóa tại Việt Nam, tuy nhiên sau khi đô thị hóa thì tốc độ dân số tăng mới đạt tỷ lệ 7,5%, sau đó 1 năm thì tỷ lệ này mới tăng lên 11%.
- Giai đoạn đô thị hóa từ 1955 - 1975: Miền Bắc cơ bản đã ổn định quá trình công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tốc độ đô thị hóa được gia tăng đáng kể.
Trong năm 1965, tỷ lệ đô thị hóa Việt Nam đã đạt 17,2%, 1975 thì tăng lên 21,5%.
- Từ 1975 đến 1989: Đây là giai đoạn nền kinh tế của Việt Nam trì trệ, ngừng phát triển hoặc phát triển không mạnh mẽ. Quá trình đô thị hóa đường như không có bất cứ chuyển biến hay biến động nào nổi bật.
- Ở giai đoạn từ năm 1989 đến nay: Nhờ có các công cụ mới hiện đại, nền kinh tế đã được cải tổ mạnh mẽ trong hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Ở giữa năm 2021, Việt Nam có tổng cộng 867 đô thị, trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 đô thị loại đặc biệt.
Ngoài ra còn một số đô thị được phân theo loại với số lượng cụ thể như sau: đô thị loại 1 là 22, đô thị loại II là 32, đô thị loại III là 48, đô thị loại IV là 89 và đô thị loại V chiếm số lượng 674.
Tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam đạt khoảng 40,4% tổng dân số cả nước.
Khái niệm đô thị hóa là gì và những kiến thức xoay quanh đô thị hóa trên đây hy vọng sẽ hữu ích tới bạn đọc. Mong rằng qua những chia sẻ này bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về một đất nước đổi mới, hiện đại.
Trước khi bước sang thời kỳ đổi mới với đầy đủ tiện nghi như hiện tại, Việt Nam đã phải trải qua một thời bao cấp đáng nhớ. Nếu quan tâm tới lịch sử cũng như kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ, hãy cùng tôi theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023