Blog

Điều dưỡng nha khoa là gì và nên học điều dưỡng nha khoa ở đâu?

30/06/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ông bà ta thường nói “Cái răng, cái tóc là góc con người”, do đó răng lợi là một bộ phận trên cơ thể con người cần phải được quan tâm, chăm sóc chu đáo để có được một nụ cười tự tin, cơ nhai hoạt động tốt. Bên cạnh bác sĩ nha khoa, điều dưỡng nha khoa cũng là một vị trí quan trọng tại phòng khám, hỗ trợ bác sĩ và bệnh nhân chăm sóc răng miệng. Vậy điều dưỡng nha khoa là gì? Cùng tìm hiểu công việc và các thông tin khác của điều dưỡng nha khoa nhé!

1. Điều dưỡng nha khoa là gì? Họ làm công việc gì?

1.1. Điều dưỡng nha khoa là gì?

Điều dưỡng nha khoa là người hỗ trợ trực tiếp bác sĩ nha khoa trong suốt quá trình điều trị, thăm khám răng miệng cho bệnh nhân. Ngoài cái tên điều dưỡng nha khoa, vị trí này còn có tên gọi khác là “trợ thủ nha khoa” hay “phụ tá nha khoa”.

Điều dưỡng nha khoa là gì

Khi có bệnh nhân, họ sẽ chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ, sau đó hỗ trợ bác sĩ và bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Để hiểu rõ hơn công việc của điều dưỡng nha khoa, chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo nhé!

1.2. Mô tả công việc của điều dưỡng nha khoa chi tiết

Điều dưỡng nha khoa hay phụ tá nha khoa sẽ hỗ trợ đội ngũ bác sĩ nha khoa trong suốt quá trình điều trị và hỗ trợ bệnh nhân của mình, các công việc mà họ cần làm là:

1.2.1. Hỗ trợ bác sĩ nha khoa

Tất nhiên, để có thể hoàn thành tốt công việc của mình, điều dưỡng nha khoa cần phải có kiến thức và được đào tạo bài bản tại các trường học, thành thục trong việc chuẩn bị dụng cụ, thuốc thang cho bác sĩ thực hiện các kỹ thuật khác nhau về răng miệng như: Nhổ răng khôn, điều trị nội nha, kết hợp phẫu thuật xương vùng hàm mặt bằng vít, cấy ghép implant, phục hình răng thẩm mỹ, chỉnh nha bằng mắc cài, không mắc cài… Đồng thời, họ sẽ hỗ trợ bác sĩ thực hiện những ca khó điều trị khác cho răng – hàm – mặt.

Hỗ trợ bác sĩ nha khoa thực hiện công việc chuyên môn

1.2.2. Đảm nhận một số ca khác

Ngoài việc hỗ trợ bác sĩ thực hiện những ca khó, điều dưỡng tại phòng khám nha khoa sẽ hỗ trợ bác sĩ thực hiện một số ca bệnh đơn giản như kỹ thuật hàn răng, lấy cao răng, thủ thuật trám bít hố rãnh răng, kỹ thuật nhổ răng sữa và một số công việc liên quan tới kỹ thuật răng miệng khác.

1.2.3. Tư vấn, chăm sóc bệnh nhân

Điều dưỡng viên nha khoa sẽ tiếp nhận các bệnh nhân có vấn đề về răng, sau đó trước khi bệnh nhân gặp bác sĩ nha khoa, tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân làm các công việc cần thiết. Trong quá trình bệnh nhân điều trị, điều dưỡng viên cần là người chăm sóc bệnh nhân một cách chu đáo nhất và tư vấn, tuyên truyền sức khỏe về răng miệng, kiến thức liên quan đến răng miệng cho bệnh nhân và mọi người.

1.2.4. Một số công việc khác

Điều dưỡng viên tại nha khoa sẽ làm các công việc liên quan tới việc vận hành, quản lý phòng khám tốt nhất như quản lý trang thiết bị, vật liệu, hồ sơ bệnh nhân… Đồng thời thực hiện các công việc liên quan tới hoạt động nghiên cứu khoa học ở những cơ quan hoạt động răng hàm mặt.

Điều dưỡng nha khoa quản lý các trang thiết bị y tế tại phòng khám

Mặt khác, họ xung sẽ thực hiện các quy chế theo quy định của pháp luật và quy chế chuyên môn trong ngành y tế, trách nhiệm với ngành và đạo đức nghề nghiệp.

2. Làm thế nào trở thành điều dưỡng nha khoa?

2.1. Có chứng chỉ hành nghề

Để có thể trở thành điều dưỡng nha khoa, bên cạnh những kỹ năng chuyên môn đã được đào tạo, điều kiện tiên quyết là bạn cần có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng nha khoa. Và để lấy được chứng chỉ này, bạn cần phải đảm bảo đủ điều kiện nhất định. 

Cụ thể, để có thể được cấp chứng chỉ hành nghề phụ tá nha khoa, bạn cần có chứng chỉ hành nghề từ Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học/ Thạc sĩ các ngành như Điều dưỡng nha khoa, Y sĩ Đa khoa, Kỹ thuật phục hình răng.

Cần phải có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng nha khoa

Thời gian để bạn có thể hoàn thành chứng chỉ hành nghề điều dưỡng viên nha khoa từ 3 cho đến sáu tháng, khi bạn đã lấy được bằng các ngành nghề kể trên liên quan tới răng hàm mặt. Trong vòng 2 năm sau khi bạn hoàn thành chương trình đào tạo, bạn sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng nha khoa.

2.2. Kỹ năng giao tiếp tốt

Ngoài kỹ năng chuyên môn, điều dưỡng viên nha khoa cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt vì là người trực tiếp tương tác với bác sĩ và bệnh nhân. Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng, giúp các nhân viên trong phòng khám phối hợp ăn ý và giúp khách hàng cảm thấy hài lòng, trải nghiệm tốt khi thăm khám tại nha khoa.

2.3. Trí lực và thể lực tốt

Bên cạnh những công việc chuyên môn cần thực hiện, điều dưỡng nha khoa cần phải làm công tác quản lý khi thực hiện kinh doanh trong nha khoa, do đó yêu cầu bạn cần phải có sự nhạy bén, tư duy logic cao, đặc biệt là để đảm đương tất cả trách nhiệm thì cần phải có một sức khỏe tốt.

Nếu sức khỏe và trí tuệ chưa đạt yêu cầu, bạn cũng đừng vội bản chí bởi bạn hoàn toàn có thể rèn luyện các kỹ năng, thể lực và trí óc không ngừng để đạt hiệu quả cao nhất.

Trí lực và thể lực tốt

3. Có nên học điều dưỡng nha khoa không và nên học ở đâu?

3.1. Liệu có nên học điều dưỡng nha khoa không?

Trước tiên, để biết được có nên học điều dưỡng nha khoa hay không, chúng ta cùng tìm hiểu về thực trạng và mức lương của vị trí điều dưỡng nói riêng và ngành nha khoa nói chung nhé!

Hiện nay, nhu cầu về chỉnh nha, phục hình răng hay vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng ngày càng được người Việt Nam quan tâm cao, bởi sức khỏe và làm đẹp ngày càng được con người chú trọng. Dịch vụ nha khoa là một dịch vụ đáp ứng được 2 yêu cầu là thẩm mỹ (tạo được nụ cười đẹp, tự tin) và sức khỏe (cơ nhai hoạt động tốt, chất dinh dưỡng được cơ thể tiếp thu hiệu quả…), vì vậy mà ngành này vô cùng phát triển.

Khi phòng khám ngày càng phát triển, nhiều phòng khám hoạt động thì đòi hỏi cần một đội ngũ nhân viên nha khoa. Ngoài bác sĩ nha khoa, điều dưỡng nha khoa là một ngành không thể thiếu giúp phòng khám thành công hơn.

Trung bình tại mỗi phòng khám, một bác sĩ sẽ cần sự hỗ trợ của 2 tới 3 điều dưỡng viên. Và tùy theo năng lực của mỗi cá nhân, mức lương của điều dưỡng nha khoa có thể lên đến 15-20 triệu một tháng.

Cơ hội việc làm dành cho vị trí điều dưỡng nha khoa

Vì vậy, đây là vị trí có mức lương hấp dẫn, cơ hội việc làm cao và khi vững tay nghề, bạn hoàn toàn có thể nhận được mức lương vô cùng hấp dẫn. Do đó, khi biết được điều dưỡng nha khoa là gì và những cơ hội cho ngành này, hẳn bạn đã biết nên hay không nên học ngành này rồi đúng không?

3.2. Học ở đâu để trở thành điều dưỡng nha khoa?

Điều dưỡng nha khoa cần phải tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học liên quan tới ngành y dược và sau đó cần phải có chứng chỉ hành nghề mà chúng tôi đã nhắc tới ở phần trên. Cụ thể, bạn sẽ phải trải qua khóa học về kỹ thuật phục hình răng với 3 năm Cao đẳng và 4 năm Đại học.

Sau đây là một số ngôi trường đào tạo điều dưỡng nha khoa bạn có thể tham khảo: Trường Đại học Y Hà Nội; Trường Đại học Đại Nam; Trường Đại học Y Dược TP.HCM; Trường Đại học Y Dược Hà Nội; Trường Đại học Thành Đô; Trường Đại học Y tế Công Cộng; Trường Cao Đẳng Bách Khoa Đà Nẵng; Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai…

Trên đây là khái niệm điều dưỡng nha khoa là gì và những thông tin khác xoay quanh vị trí này. Cơ hội việc làm của điều dưỡng nha khoa đang ngày càng tăng cao, do đó bạn sẽ không sợ sau khi ra trường không có việc làm. Tuy nhiên, ngành này đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao, do đó bạn cần phải chăm chỉ, trau dồi, rèn luyện thật tốt các kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thể chất để có thể trở thành điều dưỡng viên nha khoa trong tương lai.

Điều dưỡng gia đình

Hiện nay, điều dưỡng gia đình là một trong những ngành nghề mà xã hội có nhu cầu cao. Vậy điều dưỡng gia đình là gì và làm thế nào trở thành điều dưỡng gia đình? Truy cập ngay bài viết bên dưới để hiểu thêm về điều dưỡng gia đình nhé!

Điều dưỡng gia đình

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023