Blog

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?

15/10/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

“Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?” là một câu hỏi thường gặp trong các buổi phỏng vấn. Vậy trả lời câu hỏi này như thế nào để tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.

“Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?” là một câu hỏi thường gặp trong các buổi phỏng vấn. Đối với đa số ứng viên thì câu hỏi này khá dễ trả lời. Tuy nhiên, với một số ứng viên, câu hỏi này lại rất khó trả lời - có thể do họ quá khiêm tốn về bản thân hoặc họ không nhấn mạnh được những thế mạnh phù hợp với yêu cầu công việc đang ứng tuyển. 

1. Những gì nhà tuyển dụng thật sự muốn biết qua câu hỏi?

Lý do chính mà người phỏng vấn hỏi câu hỏi này là để xác định xem điểm mạnh của bạn có phù hợp với nhu cầu của công ty và trách nhiệm của công việc hay không. Công ty muốn tìm hiểu xem bạn có phù hợp với công việc mà bạn đang phỏng vấn hay không. Mục tiêu của người phỏng vấn là tìm thấy sự tương đồng giữa những thông tin về bạn và các kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả.

Câu trả lời của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng quyết định xem bạn có phải là ứng viên thích hợp nhất cho công việc này hay không. Điều này có nghĩa là, nếu bạn đang ứng tuyển cho vị trí kế toán, sẽ không có ích gì khi nói rằng thế mạnh của bạn là tổ chức sự kiện.

Chú ý: Khi trả lời những câu hỏi phỏng vấn về thế mạnh của bản thân, hãy nói về những điểm giúp bạn trở thành người phù hợp nhất với công việc đó và làm bạn nổi bật hơn những ứng viên khác.

Điều quan trọng là bạn cho người phỏng vấn thấy được bạn có những thế mạnh mà họ đang tìm. Có những thế mạnh nhất định mà chắc chắn rằng những nhà tuyển dụng muốn thấy được ở ứng viên. Những thế mạnh khác sẽ phụ thuộc vào từng công việc cụ thể và công ty.

2. Làm thế nào để trả lời câu hỏi “Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?”

Bạn nên trả lời thế nào khi được hỏi về thế mạnh của bản thân? Cách trả lời tốt nhất là nói về những kỹ năng và kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.

Hãy chuẩn bị câu trả lời bằng cách tạo một danh sách những tiêu chuẩn được nhắc đến trong bản mô tả công việc rồi:

  • Liệt kê những kỹ năng đáp ứng được tiêu chuẩn mà công việc đề ra. Danh sách có thể bao gồm học vấn hoặc việc luyện tập, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên ngành hoặc những kinh nghiệm làm việc trong quá khứ. 

  • Thu nhỏ danh sách kỹ năng của bạn còn 3 đến 5 kỹ năng nổi trội nhất.

  • Bên cạnh mỗi kỹ năng, ghi lại một ví dụ về cách bạn vận dụng kỹ năng đó trong quá khứ. 

Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị khi người phỏng vấn yêu cầu bạn trình bày tỉ mỉ về một kỹ năng nào đó, và bạn có thể chia sẻ những ví dụ với người phỏng vấn. 

Chú ý: Khi trả lời, hãy chia sẻ những điểm mạnh tương ứng với yêu cầu công việc công ty đang tìm kiếm. Đồng thời kết hợp vào câu trả lời của bạn những từ ngữ mạnh mẽ, giúp tạo ấn tượng tốt. Các kỹ năng của bạn mà càng gần với yêu cầu công việc thì khả năng bạn nhận được lờ mời làm việc là càng cao.

3. Ví dụ các câu trả lời hay nhất về điểm mạnh của bạn

Tham khảo các ví dụ sau về câu trả lời hay nhất, nhưng Vieclam123 khuyên các bạn hãy đảm bảo điều chỉnh câu trả lời của mình sao cho phù hợp với thành tích của bản thân và các yêu cầu công việc.

Ví dụ 1: Tôi có một nguyên tắc làm việc chắc chắn. Khi tôi làm một dự án, tôi không chỉ muốn làm xong công việc đúng thời hạn. Đúng hơn, tôi thích việc hoàn thành dự án trước thời hạn. Năm ngoái, tôi thậm chí được thêm tiền thưởng khi hoàn thành ba bản báo cáo gần đây nhất của mình trước thời hạn một tuần.

=> Chia sẻ một ví dụ về cách điểm mạnh của bạn đóng góp vào thành tích trong công việc như thế nào là một chiến lược tốt. Nó cho người quản lý tuyển dụng biết lý do tại sao bạn đủ tiêu chuẩn làm việc.

Ví dụ 2: Tôi sở hữu kĩ năng viết rất tốt. Tôi đã làm một biên tập viên trong năm năm, tôi chú ý đến từng chi tiết trong bài viết của mình. Tôi cũng đã viết bài cho rất nhiều loại ấn phẩm, vì vậy tôi biết cách định hình phong cách viết của mình sao cho phù hợp với nhiệm vụ và đối tượng người đọc. Là một trợ lý tiếp thị, tôi sẽ có thể viết và chỉnh sửa các thông cáo báo chí một cách hiệu quả và cập nhật nội dung trang web một cách chính xác, dễ dàng.

=> Câu trả lời này cho thấy tính linh hoạt của ứng viên, điểm mạnh và thành tích của ứng viên có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ 3: Tôi là một chuyên viên bán hàng với hơn mười năm kinh nghiệm. Tôi đã vượt mục tiêu bán hàng của mình mỗi quý ít nhất 20% và tôi nhận được tiền thưởng mỗi năm kể từ khi bắt đầu làm việc với công ty hiện tại của mình.

=> Nếu bạn có thể chia sẻ những thông tin chính xác, chứng minh điểm mạnh của bản thân, nó sẽ giúp người phỏng vấn hiểu được bạn có bao nhiêu khả năng làm việc nếu được tuyển dụng.

Ví dụ 4: Tôi tự hào về kỹ năng chăm sóc khách hàng và khả năng giải quyết các tình huống khó của mình. Với kinh nghiệm năm năm làm cộng tác viên chăm sóc khách hàng, tôi đã học được cách hiểu và giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách hiệu quả nhất. Hơn thế nữa, tôi cũng có kỹ năng giao tiếp tốt, điều giúp tôi làm việc tốt với khách hàng, với các thành viên trong nhóm và các giám đốc điều hành. Tôi được biết đến là một thành viên nhóm có nhiều đóng góp tốt với tài thuyết trình hay.

=> Câu trả lời này nêu bật một số điểm mạnh và cho người phỏng vấn thấy lý do tại sao những kỹ năng đó của bạn lại cần thiết cho thành công trong công việc.

Ví dụ 5: Nền tảng chuyên ngành tiếng Anh của tôi chắc chắn sẽ giúp tôi thành công trong công việc này. Tôi đã tạo cấu trúc, chỉnh sửa và viết bản tin nhân viên cho bệnh viện, đặc biệt là để giới thiệu hồ sơ và các đóng góp của nhân viên. Các cuộc khảo sát của chúng tôi chỉ ra rằng mẫu thông tin mới được nhân viên đánh giá cao và đọc nhiều hơn, đồng thời góp phần xây dựng tinh thần làm việc tại bệnh viện. Tôi cũng đã viết lại các phần chính của sổ tay nhân viên để đơn giản hóa ngôn ngữ nơi làm việc.

=> Câu trả lời hay vì nó cho thấy điểm mạnh trong công việc của bạn. Nó cung cấp thông tin chi tiết về hai dự án khác nhau, bao gồm những sự việc liên quan cũng như kết quả của các dự án.

4. Mẹo để có một câu trả lời hay nhất dành cho bạn

Chuẩn bị câu trả lời. Tạo một danh sách các điểm mạnh của bạn (nhớ rằng chúng phải liên quan đến công việc) sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này một cách tự tin hơn.

Thảo luận về những điểm mạnh chính của bạn. Hãy tập trung vào một vài điểm mạnh chính có liên quan trực tiếp đến vị trí làm việc và công ty tuyển dụng. Một câu trả lời đúng trọng tâm, liên quan cùng một hoặc hai ví dụ sẽ gây ấn tượng với người phỏng vấn của bạn. 

Chia sẻ những gì bạn thật sự có để cung cấp cho công ty. Giữ câu trả lời của bạn đúng trọng tâm và tập trung vào các đóng góp mà bạn sẽ mang lại cho công việc và công ty. Mục tiêu của bạn là tự quảng bá bản thân về lý do tại sao bạn là người mà công ty nên thuê.

Điều không nên nói

Đây không phải là lúc để bạn khiêm tốn về bản thân. Cho dù bạn không muốn phóng đại những điểm mạnh của mình, bạn vẫn nên thoải mái trình bày rõ điều gì khiến bạn trở thành ứng viên lý tưởng với công việc đó. Mặt khác, bạn sẽ không muốn trả lời câu hỏi này với một danh sách toàn các điểm mạnh mơ hồ. Và bạn cũng không muốn tỏ ra khoe khoang hay kiêu ngạo.

Như với bất kỳ câu trả lời phỏng vấn nào khác, tốt nhất bạn không nên nói lan man hay nói suông. Dưới đây là những ví dụ về câu trả lời mà bạn không nên đưa ra:

  • Tôi có lẽ là ứng viên tài năng nhất mà bạn từng gặp. Mọi người đều nói rằng tôi cực kỳ thông minh, chăm chỉ và là một người giao tiếp tuyệt vời.

  • Điểm mạnh nhất của tôi là viết lách, quản lý dự án, nghiên cứu định lượng, lập kế hoạch sự kiện, phát triển ngân sách và truyền thông xã hội.

  • Tôi là một nhạc sĩ tài năng, là tâm điểm của bữa tiệc, và là một người có khiếu kể chuyện cười tuyệt vời. Tôi khá thoải mái và không xem chuyện thất bại quá quan trọng.

  • Tôi sẽ kể cho bạn nghe về khoảng thời gian mà đồng nghiệp nhóm của tôi gặp vấn đề. Giám đốc công ty tôi phát hiện việc thống kê sai một số tiền, và rất nhiều đồng nghiệp của tôi đã gặp rắc rối vì đam mê tiệc tùng quá nhiều. Trưởng phòng nơi tôi làm việc đã gọi tất cả các nhân viên vào văn phòng của cô ấy, và họ đã tra hỏi về tất cả những vi phạm của chúng tôi. Tôi đã lên nắm quyền lãnh đạo nhóm và xoay chuyển tình thế, chúng tôi hiện là một nhóm tôn trọng lẫn nhau và không có vấn đề gì phát sinh cả.

Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo

  • Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

  • Điểm mạnh của bạn đã giúp bạn hoàn thành công việc như thế nào? 

  • Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? 

  • Bạn có thể làm gì hơn cho chúng tôi so với các ứng viên khác? 

5. Tổng kết

Viết ra câu trả lời. Bạn không cần phải ghi nhớ một câu trả lời nhất định, nhưng nếu bạn viết ra một vài ý về những gì bạn muốn nói, nó sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi dễ dàng hơn trong cuộc phỏng vấn.

Tập trung vào những thành tích của bạn. Tập trung câu trả lời của bạn vào những thành tích phù hợp nhất với yêu cầu nhà tuyển.

Nhấn mạnh vào bản thân bạn. Cuộc phỏng vấn là cơ hội để bạn quảng bá bản thân với nhà tuyển dụng. Khi trả lời, bạn hãy chuẩn bị để nói về lý do tại sao bạn là người phù hợp nhất.

>> Tham khảo thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023