Blog

Design Brief là gì? Cách tạo một Design Brief thuyết phục và hiệu quả

12/11/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trước khi thực hiện một chiến lược Marketing hay bất kỳ hoạt động nào khác, doanh nghiệp cũng cần có bản tóm tắt. Điều này sẽ giúp các nhà quản lý và quản trị biết được rằng chiến lược đó có thể thực hiện và có hiệu quả hay không. Trong thiết kế cũng vậy, một bản tóm tắt đặc biệt quan trọng, gọi là Design Brief. Vậy Design Brief là gì? Làm thế nào để tạo Design Brief hiệu quả? Cùng tìm hiểu các thông tin về Design Brief qua bài viết sau đây nhé!

1. Design Brief là gì? Yếu tố nào tạo nên bản Design Brief?

1.1. Design Brief là gì?

Design Brief chính là một bản tóm tắt thiết kế, là tài liệu tóm lược lại tất cả những thông tin về dự án, nội dung chuẩn bị thiết kế. Để nhà thiết kế có thể hiểu rõ mong muốn của bạn, trước khi họ tiens hành thiết kế, cả hai cần phải giao tiếp và trao đổi thông  tin một cách tích cực, đảm bảo biết được yêu cầu và mục tiêu của bạn.

Tìm hiểu Design Brief là gì

Thông thường, bản tóm tắt thiết kế là bản thảo nêu rõ những mong muốn, ý tưởng của khách hàng về sản phẩm thiết kế và yêu cầu nhà thiết kế làm theo các ý tưởng đó. Nhà thiết kế có trách nhiệm cần tìm hiểu rõ nội dung của bản tóm tắt.

1.2. Các yếu tố tạo nên một bản Design Brief hoàn chỉnh

1.2.1. Ngắn gọn và dễ hiểu

Tất nhiên, bản thiết kế của bạn phải ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích thì những người khác, nhất là nhà thiết kế có thể hiểu được yêu cầu của bạn. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu lập lên mục lục, thông tin cần đưa vào trong bản tóm tắt thiết kế thì mới có thể hoàn thành tốt nhất,.

Sau đó, bạn mới nên nêu rõ nhiệm vụ cụ thể và mục tiêu cho từng nội dung, bởi vậy Design Brief chính là yếu tố quan trọng tạo nên nội dung hoàn chỉnh.

Design Brief cần ngắn gọn và súc tích

Hiểu một cách đơn giản hơn, bạn cần trả lời được 3 câu hỏi liên quan trước khi bắt đầu lập bản thiết kế, đó là: Đối tượng mục tiêu là ai? Cần giải quyết vấn đề gì? Cần có giải pháp hay dịch vụ, sản phẩm nào để giải quyết vấn đề cốt lõi?

1.2.2. Mục tiêu cần giải thích rõ

Trong một bản Design Brief, đây chính là điều quan trọng nhất mà bạn cần giải thích rõ, hãy suy nghĩ kỹ càng về mục tiêu và chiến lược của mình. Bạn cần biết được bạn muốn thiết kế cái gì, mong muốn đạt được những gì, nêu rõ mục tiêu của bạn và các vấn đề bạn muốn giải quyết, đo lường sự thành công bằng gì…

Ví dụ: Bạn đang muốn thiết kế một cuốn sách điện tử, bạn có thể dựa vào số lượt tải xuống để đo lường sự thành công. Khi nêu rõ các chi tiết này, nhà thiết kế mới có thể giải quyết mong muốn của bạn thông qua mục tiêu bạn đưa ra.

1.2.3. Liệt kê bên liên quan

Để dự án thiết kế hoàn tất, cần có các bên liên quan tham gia, ví dụ như các chuyên gia, người nắm quyền quyết định… Bạn nên nêu rõ trong bản Design Brief rằng ai là người đang “nắm quyền” và trong trường hợp xảy ra vấn đề thì liên lạc với ai…

Nêu rõ các bên liên quan chính trong bản tóm tắt thiết kế

Bạn cần phải liệt kê hết các bên liên quan chính trong bản tóm tắt của mình để nhà thiết kế có thể biết được người cần liên lạc. Đây cũng là một trong các phần hoạt động của quy trình, đảm bảo trong Design Brief chúng được liệt kê trong từng phần tương ứng.

1.2.4. Xác định đối thủ cạnh tranh

Trong bản tóm tắt thiết kế, bạn cũng cần xác định rõ đối thủ cạnh tranh của mình, gồm những xu hướng, bối cảnh cạnh tranh hay điều kiện trên thị trường đang có ảnh hưởng đến lĩnh vực mà bạn hoạt động. Dự án của bạn cần nêu rõ đối thủ cùng ngành của bạn đang làm gì và bạn muốn thiết kế khác biệt như thế nào so với đối thủ.

Chẳng hạn, nếu bạn muốn thiết kế logo, vậy thì nên chọn màu sắc và biểu tượng nào để nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh? Đây cũng là những chi tiết giúp nhà thiết kế dễ dàng thực hiện đúng hướng mà bạn muốn, tạo ra một kế hoạch hoàn chỉnh ngay từ ban đầu.

1.2.5. Thời gian hợp lý

Thời gian hợp lý (Deadline) cũng cần nêu rõ ràng trong Design Brief, bởi thời gian chính là “xương sống” của dự án. Nếu bạn cảm thấy đưa ra một số ngày cụ thể khá khó để thực hiện thì bạn có thể áng chừng để đưa ra một mốc thời gian hợp lý, ví dụ 5 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng…

Đưa ra Deadline hợp lý

Hạng mục nào cũng cần chỉ rõ thời gian đúng hạn và ngày ký hợp đồng cụ thể, từ đó đội ngũ thiết kế, nhà thiết kế mới có thể  nhanh chóng hoàn thành đúng hạn, tránh trì hoãn gây ảnh hưởng tới các giai đoạn kế tiếp.

1.2.6. Ngân sách hợp lý, chủ động

Để có thể thực hiện Design Brief, ngân sách cũng là một yếu tố quan trọng, vì không có kinh phí thì không thể nào thực hiện được. Trong quá trình thiết kế, ngân sách có thể tăng lên so với dự kiện vì có thể xảy ra một số phát sinh không lường trước, vậy nên bạn cần chuẩn bị dư dả ra một chút so với dự kiến.

Bạn nên đưa phần ngân sách cho dự án vào thảo luận với phía đối tác, nếu bên đó vượt quá ngân sách của bạn thì bạn có thể đồng ý với những phân phối, kỳ vọng thực tế trước khi tiến hành thiết kế.

2. Các bước cơ bản để tạo nên bản Design Brief hiệu quả

Khi đã hiểu được Design Brief là gì, để truyền đạt các mục tiêu của minh cho nhà thiết kế, bạn cần giải quyết rõ ràng một số yếu tố cần thiết. Bao gồm:

2.1. Xác định dự án thiết kế

Trước tiên, bạn cần biết được dự án mà mình thiết kế có mục đích gì, dùng để in ấn hay sử dụng hình ảnh cho chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội? Kích thước, tỷ lệ hình ảnh là bao nhiêu và sử dụng hình ảnh ở địa điểm nào? Cần phải biết bản thân muốn gì thì Design Brief mới có thể đầy đủ nội dung.

Xác định rõ mục đích và dự án mà mình muốn thiết kế

Bạn đang cần một ứng dụng, một trang web, một danh thiết, Email Marketing hay một hình ảnh Social Media… thì cần xác định rõ. Tại thời điểm thiết kế, bản tóm tắt thiết kế cần được lưu trữ lại, do đó bạn cần bám sát việc cần làm và nêu rõ những mục tiêu cần thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng.

2.2. Lựa chọn nhà thiết kế phù hợp với dự án

Khi đã biết rõ những gì mà mình cần, đây là lúc bạn lựa chọn cho mình một Designer phù hợp. Bạn có thể tìm nhà thiết kế trên các kênh tuyển dụng và cân nhắc với ngân sách của mình, các trang kênh tuyển dụng ví dụ như vieclam123.vn hay các kênh mà bạn có thể tìm kiếm nhà thiết kế.

2.3. Bàn luận và thống nhất

Khi đã tìm được nhà thiết kế, bạn cần giao tiếp, thảo luận với nhà thiết kế, nên gặp mặt trực tiếp hoặc gọi video call hoặc có thể nhắn tin để thảo luận về các nội dung, khía cạnh trong dự án thiết kế. Cần hỏi rõ các vấn đề và nêu ra những điều bạn mong muốn để đảm bảo bản thiết kế hoàn hảo.

Hai bên cần thống nhất bản Design Brief

Chú ý rằng bản Design Brief cần phải nhận được sự thống nhất của cả hai bên, đầy đủ các thông tin cần thiết về dự án. Cần phải đảm bảo trước khi thực hiện thiết kế, bản tóm tắt cần được xem xét và thống nhất kỹ càng của các bên tham gia dự án.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được Design Brief là gì và một số thông tin khác. Một bản tóm tắt thiết kế là bước không thể thiếu trước khi tiến hành thiết kế, cần phải nêu rõ nội dung, mục tiêu, ngân sách và mong muốn của người thuê thiết kế trong bản này. Có như vậy, nhà thiết kế mới có thể biết được mong muốn, yêu cầu của khách hàng và hoàn thiện bản thiết kế theo mong muốn, hoàn hảo nhất có thể.

Các loại chiến lược bán hàng

Để bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần phải đưa ra các chiến lược để thu hút khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu về các loại chiến lược bán hàng nhé!

Các loại chiến lược bán hàng

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023