Blog

Bạn đã biết gì về phương pháp giáo dục dạy học theo dự án chưa?

26/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Dạy học theo dự án là phương pháp được nhiều thầy cô ứng dụng vào công tác giảng dạy nhiều nhất, đặc biệt trong các trường Đại học, Cao đẳng. Bạn đã thực sự hiểu hết về nó? Hãy cùng tìm hiểu nhé qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé. 

1. Bạn hiểu thế nào về dạy học theo dự án?

1.1. Dạy học theo dự án là gì?

Hiểu một cách đơn giản, với hình thức dạy học theo dự án, người học sẽ phải thực hiện công việc, nhiệm vụ học tập cụ thể mà thầy cô giao cho. Thông thường, nhiệm vụ này sẽ là áp dụng những kiến thức lý thuyết cũng như thực hành đã được học để tạo ra những sản phẩm hiệu quả.

Dạy học theo dự án bắt buộc người học phải có tinh thần trách nhiệm cũng như sự tự lực cao trong học tập, tự lên được cho mình những kế hoạch, mục tiêu, thực hiện kiểm tra, rà soát để hoàn thành dự án theo đúng yêu cầu. Khi học theo dự án, sinh viên thường sẽ cải thiện được rất nhiều kỹ năng teamwork, làm việc nhóm. 

1.2.Những nét đặc trưng chủ yếu của việc dạy học theo dự án

Dạy học theo dự án có những đặc điểm cụ thể nổi bật như sau: 

  • Người học là trung tâm của quá trình giảng dạy: là người thực hiện mọi hành động trong dự án bao gồm lên kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, rà soát, và giới thiệu sản phẩm đến tất cả mọi người.Thầy cô chỉ đóng vai trò hỗ trợ, giúp đỡ nếu như sinh viên có khúc mắc. 

  • Dự án có những mục tiêu học tập chuẩn mực: mỗi dự án đều phải hướng đến một mục tiêu nhất định nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, kiến thức thực tiễn cho sinh viên. 

  • Dự án dạy học sẽ định hướng theo câu hỏi được lên trước một chương trình

  • Dự án phải có tính thực tế, có thể áp dụng trong cuộc sống đời thường

  • Người học phải thể hiện được sự hiểu biết về sản phẩm, quá trình thực hiện, có thể thuyết trình trước mọi người về những tính năng, công dụng của sản phẩm. 

  • Đối tượng tham gia dự án: Những bạn học sinh ưu tú, thông minh, khả năng tư duy thì mới có thể tiếp thu được kiến thức và thực hiện dự án.

1.3. Ưu và nhược điểm của dạy học theo dự án

Về ưu điểm, dạy học theo dự án có thể mang đến những lợi ích sau:

- Học sinh có hứng thú say mê với việc thực hành

- Phát triển được sự tư duy cũng như nhận thức

- Là người có trách nhiệm trong công việc hơn vì học sinh sẽ phải làm việc nhóm và thực hiện một phần công việc trong đó.

- Rèn luyện được sự bền bỉ kiên trì trong công việc

- Phát triển được khả năng sáng tạo cũng như ham học hỏi mọi thứ

- Có được kỹ năng giải quyết vấn đề phức hợp để sau này giúp ích được cho công việc sau này.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm nhất định như:

- Tốn nhiều thời gian và công sức nếu như học sinh không đi đúng hướng vấn đề

- Phương pháp dạy học theo dự án sẽ không phù hợp với những vấn đề trừu tượng vì như vậy học sinh khó liên tưởng cũng như khó thực hiện được dự án.

- Dạy học theo dự án đòi hỏi nhiều phương tiện cũng như công nghệ và tài chính để phục vụ nó.

2. Vai trò của các đối tượng tham gia

2.1. Vai trò của học sinh trong dự án

Học sinh là nhân tố quyết định, là chủ thể trung tâm của mọi vấn đề, là người đưa ra hướng giải quyết, những câu trả lời cho vấn đề. Thế nên học sinh sẽ phải chuẩn bị mọi thứ từ công tác lên kế hoạch, xác định mục tiêu cũng như phải tự tiến hành thực hiện, giải quyết dự án.

Một số công việc cụ thể mà học sinh sẽ phải đảm nhận trong dự án như:

  • Cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí đánh giá, chuẩn bị cho dự án

  • Làm việc nhóm chính để tìm được câu trả lời cho vấn đề nhanh nhất.

  • Xây dựng kế hoạch dự án: lựa chọn và nghiên cứu những nguồn dữ liệu để thu thập những dữ liệu có lợi và có tính chất phục vụ được cho quá trình công tác nghiên cứu vấn đề dự án dạy học. 

  • Tạo ra sản phẩm cho dự án. 

  • Đánh giá sản phẩm của dự án

  • Rút ra những gì đã học hỏi được

2.2. Vai trò của giáo viên

Giáo viên sẽ không đóng vai trò trung tâm mà chỉ đóng vai trò phụ trợ, mang tính chất giúp đỡ và hướng dẫn thêm cho học sinh, là những người tham vấn, đưa ra những lời khuyên bổ ích cho học sinh để đi đúng hướng dự án. 

Công việc cụ thể của giáo viên khi dạy học theo dự án đó là:

  • Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

  • Thiết kế dự án, thiết kế nhiệm vụ cho học sinh

  • Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ học sinh và giáo viên trong quá trình làm dự án

  • Theo dõi, hướng dẫn học sinh trong quá trình thực hiện dự án

  • Liên hệ cơ sở, khách mời hỗ trợ học sinh hoàn thành dự án

  • Chuẩn bị điều kiện, cơ sở vật chất để học sinh hoàn thành dự án 

  • Thông qua sản phẩm cuối cùng của các nhóm học sinh

  • Đánh giá sản phẩm của học sinh cuối dự án

  • Chuẩn bị cơ sở vật cho buổi báo cáo dự án

Bên cạnh vai trò của giáo viên và học sinh là hai chủ thể chính tham gia thì chúng ta cũng không thể bỏ qua sự hỗ trợ hết sức “đắc lực” của công nghệ. Công nghệ kỹ thuật chính là phần quan trọng trong hầu hết các dự án hiện nay, giúp học sinh có thể thuận lợi, suôn sẻ tạo ra các sản phẩm của mình. 

Như vậy, trên đây là bài viết của Vieclam123.vn về phương pháp “Dạy học theo dự án”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm:

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022