Blog

Tự kỷ là bệnh gì? Bố mẹ cần dạy trẻ bị tự kỷ như thế nào?

21/06/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bệnh tự kỷ là gì mà khiến cho ai nhắc đến cũng cảm thấy lo lắng và sợ hãi đến vậy? Hãy cùng Vieclam123.vn cùng tìm hiểu bệnh tự kỷ là gì và dấu hiệu trẻ bị tự kỷ.

1. Tự kỷ là gì?

Ta có thể hiểu tự kỷ là gì? Tự kỷ tên tiếng anh nghĩa là autism, là chứng bệnh rối loạn ở trẻ em. Trẻ em thường mắc chứng bệnh này từ ba năm đầu đời. Bé bị ảnh hưởng nhiều mặt như giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thể hiện tình cảm, cảm xúc. Ở mỗi cá thể lại có những biểu hiện và cách thể hiện khác nhau của bệnh.

Căn bệnh vẫn chưa có cách chữa khỏi, mặc dù không thể chữa khỏi bệnh, nhưng bố mẹ phát hiện càng sớm, để có biện pháp hữu ích giúp bé phát triển những chức năng còn lại tốt hơn và nâng cao được chúng.

Các bé mắc dấu hiệu trẻ bị tự kỷ vẫn phát triển cơ thể, thể chất bình thường, duy chỉ có ba mặt: giao tiếp, thể hiện tình cảm, phi hành động, là không thể phát triển như những đứa trẻ bình thường được.

2. Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ?

Căn bệnh tự kỷ ngày nay đang diễn biến ngày càng tăng và phức tạp hơn. Bố mẹ liệu có thể nhìn những dấu hiệu nào để phát hiện ra bệnh tự kỷ ở con? Dưới đây Vieclam123.vn sẽ giúp bạn chỉ ra những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ thường gặp:

  • Bé ít cười, không thích nói chuyện, hoặc nhiều bé bị bệnh tự kỷ sớm, còn không thể nói chuyện như những đứa trẻ khác
  • Không quan tâm tới mọi người, bạn bè xung quanh đang chơi trò chơi gì, và cũng không muốn chơi cùng họ.
  • Khi bố mẹ hay người lớn, quan tâm, thể hiện tình cảm, thì con không có biểu hiện gì hoặc biểu hiện bất thường
  • Không gây chú ý với người khác
  • Thích chơi đồ chơi, hành động một mình, không thích gần gũi, tiếp xúc với ai
  • Không biết sử dụng những hành động yêu thương và cơ bản như : Vẫy tay, chào, cười, nói, tạm biệt...
  • Bé chậm nói cũng không hay bi bô à ơi như những đứa trẻ khác
  • Không dùng ngôn ngữ giao tiếp để nói chuyện hay thể hiện nhu cầu của bản thân
  • Khi bé nói, thường nói những lời vô nghĩa, hay nhại lại lời bố mẹ, nói chuyện không có ngữ nghĩa
  • Nói chuyện khó khăn, không biết mở đầu hay kết thúc câu chuyện ở đâu.
  • Trẻ không biết chơi trò chơi giả vở, vui đùa như chơi đồ hàng, chơi búp bê như những đứa trẻ thông thường.
  • Giọng nói khi giao tiếp của bé khác thường
  • Không có phản ứng gì với ánh sáng và âm thanh.
  • Bé hay tự làm đau mình, đôi khi nóng tính còn đập đồ hay quát to với người khác
  • Bé có hành động sắp xếp lại đồ đạc lặp lại nhiều lần
  • Bé có phản ứng thái quá với những âm thanh hay ánh sáng bất ngờ, bé cũng có thể bị hoảng sợ và cảm thấy bất an khi gặp những sự việc đó.

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ

3.1. Di truyền

Di truyền cũng chính là yếu tố khiến cho bé bị mắc bệnh từ bố mẹ trong gia đình với con cái. Có thể bố mẹ bé trong hai người ai đã từng mắc chứng bệnh tự kỷ sẽ truyền sang đời con cái.

3.2. Liên quan đến người mẹ

  • Trong quá trình mang thai, người mẹ rất dễ bị mắc nhiều bệnh ảnh hưởng đến quá trình mang thai bé, ví dụ như cúm, sởi... khiến cho em bé sinh ra có nguy cơ bị dị dạng bẩm sinh rất cao. Tốt nhất, chúng ta nên phòng tránh các bệnh dễ mắc phải khi đang ở trong giai đoạn mang thai, vì ít nhiều những bệnh này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
  • Căn bệnh đái tháo đường: Có rất nhiều nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu, đã chỉ ra rằng người mẹ mà mắc bệnh đái tháo đường, thì con cái sẽ có nguy cơ mắc các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ gấp hai lần so với những trẻ khác.
  • Trong thời gian mang thai, các mẹ không làm theo chỉ dẫn, hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc. Ví dụ như những thuốc liên quan đến dạ dày, thuốc an thần, thuốc trị viêm khớp... cũng dẫn đến việc ảnh hưởng đến bé, mối nguy khiến bé mắc phải bệnh tự kỷ.
  • Trong thời kỳ thai nghén từ tuần thứ tám đến tuần thứ mười hai, các mẹ thiếu tyroxin khiến cho thai nhi cũng có khả năng mắc bệnh.
  • Môi trường tiếp xúc: Bà mẹ hay phải tiếp xúc với những chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột... đây là những chất độc ảnh hưởng cực mạnh đến não bộ của thai nhi, nên các mẹ tránh những môi trường độc hại này ra nhé, không nên làm công việc nặng nề như phun thuốc sâu, vì bé có khả năng mắc các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ từ đây.
  • Bà bầu bị stress, căng thẳng, áp lực trong công việc hay cuộc sống, khiến thai nhi cũng không được phát triển bình thường như những bé khác. Các mẹ nên tránh làm việc dưới cường độ cao, nên làm những công việc nhẹ nhàng, lành mạnh trong môi trường thân thiện và an toàn nhé.

3.3. Môi trường sống

Khi bé sinh ra trong môi trường không thuận lợi: Nguy cơ bé bị mắc chứng bệnh autism tự kỷ cao nhất, đó chính là môi trường sống xung quanh bé. Ví dụ bố mẹ cãi nhau và bất đồng xảy ra đánh lộn, hay bố mẹ đi làm quá bận rộn, không có thời gian chăm sóc, nói chuyện với con cái, bố mẹ đánh con quá nhiều...

Những điều này trực tiếp ảnh hưởng đến cả cơ thể, cũng như não bộ của bé. Nó làm bé xa lánh, không muốn nói chuyện hay tiếp xúc với ai, ngày càng hình thành sự sợ hãi và lo lắng khi gần gũi với người khác.

4. Bệnh tự kỷ ảnh hưởng gì đến trẻ

  • Ảnh hưởng đến não bộ:

Trước kia, người ta đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, căn bệnh tự kỷ không hề ảnh hưởng đến các chức năng khác trong cơ thể của trẻ. Bé chỉ cảm thấy khó khăn với việc nói chuyện, giao tiếp, thể hiện cảm xúc, tình cảm và quan hệ nhân sinh khác với những đứa trẻ khác thôi.

Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây, chỉ ra rằng, bệnh tự kỷ có ảnh hưởng đến não bộ có bé phần nào, vì đây mới chính là nguyên nhân, lý do dẫn đến bé chậm hiểu, chậm nói, và không có mong muốn thể hiện tình cảm.

  • Quá trình nói chuyện

Nếu như bạn đã đã từng tiếp xúc với những đứa trẻ tự kỷ, bạn sẽ thấy chúng rất “lì’’, thậm chí bạn có cố dụ chúng nói chuyện cũng là một chuyện vô cùng khó khăn. Bé rất ngại nói chuyện, giao tiếp với những người thân như bố mẹ, ông bà, chứ đừng nói đến người lạ.

Bé cũng không thể nói nhiều hay hoạt bát như những bạn khác. Bình thường trẻ em hơn 1 tuổi, đã bắt đầu học nói và bi bô ê a rồi, còn đối với những bé mắc bệnh tự kỷ không thể nói chuyện được hoặc chỉ ậm ừ được 1 hay 2 chữ.

Có nhiều bé đến lớn lên đến 10 tuổi, vẫn không biết nói, không muốn cười. Bố mẹ phải là người có sự kiên trì và yêu thương quan tâm bé để có những biện pháp khắc phục và cải thiện tình hình cho bé. Mặc dù căn bệnh vẫn chưa có dấu hiệu được chữa khỏi.

5. Bố mẹ nên làm gì đối với dấu hiệu trẻ bị tự kỷ?

  • Cho con tham gia những hoạt động vui chơi nhiều: Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm bé hơn nữa, dù có bận rộn như thế nào. Phụ huynh tích cực cho con tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí với các trẻ khác, để giúp các em có thể ngày càng hòa đồng với các bạn hơn.
  • Khuyến khích con thể hiện nhu cầu: Hầu hết các em nhỏ bị tự kỷ, thường không nói chuyện hay thể hiện nhu cầu với bố mẹ chúng. Nếu như để lâu, đó sẽ trở thành thói quen của bé. Điều bạn cần làm là hãy động viên tinh thần bé nói và thực hiện hành động

Ví dụ: Bé muốn ăn một trái xoài trong tủ lạnh, nhưng bé chỉ đứng chỉ trỏ tay chỉ vào tủ ý muốn nói con muốn ăn, bạn không nên làm theo lời bé ngay lập tức, hãy khuyên bé con muốn ăn, hãy tự đi lấy đồ cho mình.Công việc này bạn phải thật kiên nhẫn, và kiên trì thực hiện từng ngày, chứ không phải khi thấy bé không hành động, bạn từ bỏ và làm theo ý muốn bé ngay.

  • Giúp bé thể hiện tình cảm: Đối với những đứa trẻ mắc các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ, việc nói chuyện trở thành khó khăn với chúng, bạn có thể thông qua nhiều phương tiện khác nhau để giúp bé truyền đạt tình cảm cho người khác dễ hiểu.

 

Ví dụ bé thích vẽ tranh, bạn hãy dành thời gian cùng ngồi vẽ với bé và khích lệ bé vẽ tình yêu thương như thế nào, bé thích những họa tiết nào? Hoặc bé thích làm hành động cử chỉ thông qua chân tay, bạn cũng nên tìm hiểu xem bé muốn truyền tải ý nghĩa gì thông qua hành động đó, để bạn có thể tìm hiểu và nói chuyện thân thiện với bé nhiều hơn.

  • Thuê gia sư: Có rất nhiều bố mẹ tại Việt Nam, hay các quốc gia khác đều áp dụng, đó là việc thuê thầy cô gia sư, có những kỹ năng nói chuyện hay dạy bài, đọc truyện, cho trẻ tự kỷ nghe.
  • Mỗi buổi dạy, không cần quá nhiều, chỉ cần dạy bé dần dần như ê a, tập đọc, hay dạy bé vẽ, dạy bé biết thể hiện tình cảm với người thân như ôm, hôn, vẫy tay,tạm biệt...Bạn có thể tìm trang web Vieclam123.vn của chúng tôi, có cung cấp các thông tin về gia sư tại nhà cho những bé tự kỷ, kinh nghiệm cũng như địa điểm có thể gia sư.
  • Nói chuyện với con nhiều hơn: Có rất nhiều đứa trẻ mắc căn bệnh tự kỷ, thời gian trước đó đã phải chịu những cú sốc tinh thần, hay môi trường bạo lực từ bố mẹ.

Việc bạn cần làm ngay lúc này là, giúp con không còn sợ hãi, lo lắng, và không còn muốn ở một mình nữa. Bạn hãy dành nhiều thời gian mỗi ngày cho con hơn, để nói chuyện, chia sẻ, thể hiện tình cảm yêu thương ôm hôn con. Chính điều này giúp bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương từ bố mẹ, và muốn yêu thương, quan tâm mọi người ngược lại đấy.

Hy vọng bài viết dưới đây, giúp cho những ông bố bà mẹ, có thể tìm ra các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ và khắc phục được tình trạng con bị mắc bệnh tự kỷ. Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để quan tâm và yêu thương con hơn nữa bạn nhé.

>> Bài viết liên quan:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022