Ngày nay, các doanh nghiệp cần phải dựa vào dữ liệu để có thể phát triển ra những sản phẩm mới bằng cách đưa ra những chiến lược kinh doanh quan trọng, sau đó thâm nhập thị trường và chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Cũng bởi vậy, nhu cầu tìm kiếm chuyên viên phân tích dữ liệu hay Data Analyst ngày càng cao. Vậy Data Analyst là gì? Họ làm những công việc gì? Cùng tìm hiểu thông tin về vị trí Data Analyst qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Data Analyst còn được gọi là chuyên viên phân tích dữ liệu, là người phân tích, thu thập và xử lý các thông tin, sau đó chọn ra những thông tin phù hợp để đánh giá, báo cáo các vấn đề trong công ty, doanh nghiệp.
Trên thực tế, hầu hết các lĩnh vực đều cần tới vị trí Data Analyst, vì internet ngày càng phát triển, để có thể tìm kiếm khách hàng, hiểu được nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và thị trường tiêu thụ thì doanh nghiệp đều chú trọng tới việc phân tích các dữ liệu.
Cũng vì vậy, doanh nghiệp thường tìm kiếm các ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc trong Data Analyst và nhạy bén với những biến đổi bên trong thị trường. Các ngành cần tới vị trí Data Analyst như: Phát triển mạng xã hội, ngân hàng, tư vấn tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, phát triển phần mềm chuyên dụng, viễn thông, startup về công nghệ, điều chế, ý dược, hóa mỹ phẩm, hóa học, các ngành lắp ráp, sản xuất, viện nghiên cứu và các trường Cao đẳng, học viện, Đại học.
Khi đã hiểu rõ Data Analyst là gì, chúng ta cùng tìm hiểu bản mô tả công việc của vị trí Data Analyst nhé!
Công việc đầu tiên mà một Data Analyst cần thực hiện đó là thu thập dữ liệu từ các mẫu khảo sát, mạng xã hội hay ý kiến khách hàng… để nghiên cứu. Các dữ liệu có thể tồn tại ở dạng chữ hoặc số, dựa theo yêu cầu của dự án cần số liệu dạng nào, bạn cần thu thập đúng số liệu trong dự án đó.
Sau khi thu thập, dữ liệu sẽ chưa được sử dụng ngày mà cần loại bỏ, chắt lọc để có thể tạo thành bộ dữ liệu chuẩn. Sau đó, các chuyên viên phân tích cần phân tích dữ liệu thô bằng việc sử dụng những công cụ thống kê như SQL, SPSS, STATA, từ đó sẽ đưa ra những con số cho các câu hỏi.
Tiếp đến, Data Analyst cần phải sử dụng kỹ năng visualize và tư duy để chuyển các dữ liệu từ số thành hình ảnh, biểu đồ trực quan và để năng năng suất làm báo cáo có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như Tableau (Bi Tool). Bên cạnh đó, chuyên viên phân tích cần tìm ra những phát hiện quan trọng để báo cáo cho phòng ban và cấp trên.
Nhân viên Data Analyst cần báo cáo lại cho doanh nghiệp sau khi hoàn thành báo cáo, từ đó ban lãnh đạo trong doanh nghiệp có thể nhìn nhận vấn đề và thực trạng rõ ràng, giúp doanh nghiệp có những hướng đi đúng đắn.
Doanh nghiệp có thể yêu cầu vị trí này bổ sung hay chỉnh sửa báo cáo nếu chưa đủ cơ sở để ra kết luận hay báo cáo chưa đạt chuẩn.
Khi đã hiểu rõ Data Analyst là gì và công việc của vị trí này, để trở thành Data Analyst giỏi, bạn cần có các kỹ năng sau:
Với công việc chuyên viên phân tích dữ liệu, tuy không yêu cầu bạn quá giỏi về lập trình, thế nhưng bạn cần phải có kỹ năng lập trình cơ bản về Python, SQL, Oracle. Ngoài ra, bạn cần nắm được ý nghĩa, khái niệm đằng sau các công thức tính toán.
Đặc biệt, để có thể trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích dữ liệu của mình dễ hiểu, trực quan và dễ so sánh, bạn cần luôn học cách thiết kế báo cáo. Để nâng cao kỹ năng này, bạn có thể học hỏi thêm về các công cụ thiết kế báo cáo.
Nếu không có khả năng tập trung cao độ, thì bạn chắc chắn sẽ bị mất tập trung và phân tâm, do đó bạn cần phải rèn luyện kỹ năng này. Bởi công việc Data Analyst đòi hỏi bạn cần tập trung cao độ để có thể lọc, phân tích dữ liệu chính xác và không có sai sót, cuối cùng tạo nên bộ dữ liệu hiệu quả tối ưu.
Bên cạnh đó, kỹ năng phân tích logic cũng đặc biệt quan trọng, bạn cần phân tích, tìm được ý nghĩa, insight ẩn sau những con số và dữ liệu khô khan. Có như vậy, doanh nghiệp mới nhìn nhận được những vấn đề cần giải quyết và đưa ra quyết định cuối cùng.
Khi giải thích những kết quả nghiên cứu cho mọi người, không phải bộ phận nào cũng hiểu được, do đó bạn cần biết cách giao tiếp, thuyết trình dễ hiểu nhất có thể để mọi người đều hiểu được báo cáo của bạn nói về vấn đề gì.
Đồng thời, lượng công việc của Data Analyst rất lớn, cần trải qua nhiều giai đoạn, do đó bạn cần biết cách quản lý, sắp xếp thời gian và công việc để sao cho kịp hoàn thành tiến độ.
Để tránh việc làm việc với máy tính và số liệu trong thời gian dài khiến bạn nhàm chán, bạn cần tập cách “yêu” lấy chúng để công việc trở nên dễ dàng hơn. Khi đó, mỗi ngày làm việc bạn đều phấn chấn và vui vẻ, hoàn thành công việc tốt nhất.
Đối với các đề tài nghiên cứu, bạn cần có kỹ năng quan sát, cụ thể là quan sát các đối tượng mà bạn nghiên cứu để biết được thói quen, hành vi của họ, qua đó dễ dàng phân tích các số liệu và kết luận trong báo cáo.
Tuy nghề nào cũng cần cẩn thận, nhưng công nghệ thông tin đặt tính cẩn trọng lên trên hết và kỹ năng này cực kỳ quan trọng. Bởi nếu chẳng may đoạn mã có một sai sót nhỏ có thể khiến ứng dụng, phần mềm bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn cần chú ý quan sát những chi tiết nhỏ nhất, phát hiện ra các chi tiết quan trọng trong dữ liệu.
Ngoài ra, khi làm việc với dữ liệu, bạn cần đặt tính bảo mật lên hàng đầu, có trách nhiệm bảo mật thông tin trong doanh nghiệp, những đối tượng ngoài công ty không được tự tiện chia sẻ.
Data Engineer DE hay kỹ sư về dữ liệu là một vị trí thực hiện các công việc về xây dựng hệ thống lưu trữ, xử lý dữ liệu và xuất dữ liệu. Đối với vị trí này bạn cần có kỹ năng xử lý và thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, chuyển đổi dữ liệu trong kho dữ liệu trung tâm nên cần có kỹ thuật xử lý và có thể đưa vào sử dụng. So với Data Analyst, vị trí này yêu cầu kỹ thuật sử dụng công nghệ cao hơn và lương sẽ cao hơn.
Chief Data Officer là người bao quát toàn bộ dữ liệu trong doanh nghiệp, bởi vậy đây là vị trí khá quan trọng. Để có thể trở thành Chief Data Officer, bạn cần gắn bó lâu dài với công ty và có khả năng quán xuyến mọi việc về dữ liệu.
Data Scientist - DS hay chuyên gia về khoa học dữ liệu là người phục vụ cho mục đích nghiên cứu dữ liệu bằng cách thu thập các dữ liệu cần thiết để thiết kế thuật toán, chẳng hạn như mục tiêu nghiên cứu dự đoán giá, dự đoán xu hướng của thị trường…
Trong doanh nghiệp, vị trí này có ảnh hưởng rất lớn, cần có nhiều kiến thức chuyên môn và bằng Thạc sĩ trở lên, do đó để đứng vào vị trí này, bạn cần cố gắng trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được Data Analyst là gì và những thông tin thú vị xoay quanh vị trí này. Trong doanh nghiệp, đây là một vị trí quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể thu thập, phân tích dữ liệu và dự đoán được xu thế của thị trường. Để trở thành Data Analyst, bạn cần trau dồi những kiến thức và kỹ năng chuyên môn, khi đó mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó và thăng tiến trong công việc.
Bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí Data Analyst, vậy thì bạn cần chuẩn bị sẵn sàng các câu hỏi để buổi phỏng vấn được suôn sẻ, thuận lợi. Truy cập bài viết bên dưới để biết được trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Data Analyst nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023