Blog

Đất trồng là gì? Làm rõ vai trò, nhiệm vụ và phân loại đất trồng

18/06/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngoài các loại nông sản thì đất trồng chính là một người bạn vô cùng thân thiết của người nông dân. Ấy vậy mà có không ít người chưa thực sự hiểu rõ khái niệm đất trồng cũng như đặc điểm, tính chất hay phân loại đất như thế nào. Vậy ở bài viết sau đây, vieclam123.vn sẽ cung cấp tới bạn định nghĩa chính xác đất trồng là gì cùng với loạt kiến thức xoay quanh thuật ngữ này. Đừng bỏ qua bạn nhé.

1. Giải đáp khái niệm đất trồng là gì?

Mặc dù có thời gian gắn bó lâu đời thế nhưng tin chắc không có nhiều người nông dân định nghĩa chính xác về khái niệm đất trồng là gì? Bởi lẽ họ vốn quan tâm tới quá trình sản xuất và làm sao để đạt được kết quả tốt hơn là tìm hiểu về những khái niệm “viển vông”.

Vậy thực sự đất trồng là gì?

Đất trồng được hiểu là lớp bề mặt của vỏ Trái Đất, nó tơi xốp và là môi trường thuận lợi để thực vật sinh sống. Nói cách khác, đất trồng chính là sản phẩm của quá trình biến đổi đá dưới những tác động từ khí hậu, con người hay sinh vật,...

Đất trồng là gì?

2. Nêu vai trò và nhiệm vụ cơ bản của đất trồng

Khi nắm rõ khái niệm đất trồng là gì, vậy bạn có tò mò muốn biết xem vai trò và nhiệm vụ của đất trồng cụ thể như thế nào? Đừng rời mắt khỏi màn hình và cùng tôi đọc những nội dung tiếp theo nhé.

Về vai trò, đất trồng không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người mà nó còn cung cấp thức ăn cho gia súc. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp đồng thời là yếu tố không thể thiếu giúp bà con nông dân sản xuất ra nông sản để xuất khẩu.

Về nhiệm vụ, đất trồng đảm nhận vai trò đảm bảo đầy đủ lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước. Đồng thời góp phần làm tăng trưởng kinh tế và tạo sản phẩm xuất khẩu đi các quốc gia khác.

Nêu vai trò và nhiệm vụ cơ bản của đất trồng

3. Làm rõ thành phần và tính chất đặc trưng của đất trồng

3.1. Thành phần của đất trồng

Đất trồng được cấu tạo từ 3 thành phần chính bao gồm:

- Phần khí: Phần này giữ nhiệm vụ cung cấp Oxy cho cây trồng, tuy nhiên tỷ lệ Oxy trong đất thấp hơn với lượng Oxi trong khí quyển.

- Phần rắn: Đất trồng cũng được cấu tạo bởi phần rắn, đây là phần cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Các chất này bao gồm Kali, Nito, Photpho, Khoáng chất và một số chất hữu cơ đơn giản khác.

- Phần lỏng: Chịu trách nhiệm cung cấp nước đồng thời hoà tan các chất dinh dưỡng để nuôi sống cây trồng.

Làm rõ thành phần và tính chất đặc trưng của đất trồng

3.2. Tính chất của đất trồng

Về cơ bản, các thành phần của đất trồng đều có chung tính chất đó là tạo môi trường thuận lợi trong việc cung cấp Oxy, nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, giúp chúng có thể sống sót, đứng vững và phát triển.

4. Phân loại đất trồng và những đặc điểm cụ thể

Khi nói về đất trồng, người ta thường chỉ tính đến những loại đất có thể trồng cây. Trong đó có 3 loại đất trồng được người nông dân ưa chuộng và sử dụng để trồng cây phổ biến nhất bao gồm:

4.1. Đất trồng là đất thịt

Khi nhắc đến loại đất phổ biến để trồng cây, chắc chắn không thể bỏ qua đất thịt. Đây chính là một trong những loại đất nhiều chất dinh dưỡng và phù hợp với nhiều loại cây trồng nhất.

Trong thành phần của đất thịt có chứa 25 - 50% cát, 10 - 30% sét còn lại 30 - 50% là mùn. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng bởi nó có tính trung gian giữa đất cát và đất sét.

Đất trồng là đất thịt

4.1.1. Những ưu điểm của đất thịt

Đất thịt là loại đất phổ biến được sử dụng để trồng nhiều loại cây khác nhau, vậy theo bạn nó đang sở hữu những ưu điểm gì?

Thứ nhất, trong đất thịt có chế độ thấm nước tốt, cả nhiệt độ và không khí trong đất đều khá thuận lợi đối với quá trình lý hoá diễn ra.

Thứ hai, với đất thịt người nông dân có thể giảm thiểu sức lao động bởi nó khá dễ làm.

Thứ ba, đất thịt khá mềm, sờ vào có cảm giác hơi sạn và nhờn dính khi ẩm. Tuy nhiên khi bạn nén đất lại thành khối thì nó lại không bị vỡ vụn ra nhưng đất cát.

4.1.2. Những nhược điểm của đất thịt

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng đất thịt cũng không thể tránh khỏi những điểm hạn chế, cụ thể như sau:

- Đất thịt rất dễ vỡ vụn khi không được cung cấp đầy đủ nước

- Vào mùa mưa, loại đất này rất dễ bị úng nước và gây ra tình trạng thối cây

4.1.3. Đất thịt hợp với loại cây trồng nào?

Do những đặc điểm, tính chất mà chúng ta vừa phân tích ở trên, nhận thấy đất trồng khá thích hợp với một số loại cây trồng như sau:

- Cây gia vị: Các loại như rau thơm, cây chanh, ớt,...

- Các loại rau sạch: Đất thịt chính là môi trường lý tưởng để các loại rau sạch phát triển và sinh trưởng. Khi được trồng vào loại đất này, hệ rễ của chúng sẽ dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống thân rau.

- Một số loại cây trồng khác như cây dược liệu, cây ăn quả, cây cảnh bonsai hay cây hoa cảnh,...

4.2. Đất trồng là đất cát

Có thể khi nhìn hoặc sờ vào thì bạn sẽ nhanh chóng nhận diện và chỉ đúng tên loại đất này nhưng bạn lại chưa nắm rõ các thành phần cấu tạo nên nó. Nếu vậy đừng bỏ qua phần thông tin này bởi vì nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của đất cát.

Đất cát được xem là một trong những loại đất thô, trong đó chứa các hạt cát rời rạc với kích thước từ 0.05mm - 2mm. Khi sờ vào có cảm giác sạn và có tới 80 - 100% là cát, 0 - 10% mùn và chỉ từ 0 - 10% là sét.

Đất trồng là đất cát

4.2.1. Những ưu điểm của đất cát

Hiện tại, rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ loại đất cát này có những ưu điểm nào, liệu nó có thích hợp để trồng cây hay không. Cùng tìm hiểu ngay những loại cây trồng phù hợp với đất cát nhé.

Những ưu điểm của đất cát bạn có thể tham khảo đó là:

- Đất cát có khả năng thấm và thoát nước nhanh chóng, bởi trong cấu tạo có các kẽ hở lớn.

- Đất cát khá thoáng khí cho nên các loại vi sinh vật háo khí được hoạt động một cách mạnh mẽ.

- Đất thịt có tính chất tơi xốp nên tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân trong quá trình cày bừa, cuốc xới.

4.2.2. Nhược điểm của đất cát

Ngoài những ưu điểm vượt trội nêu trên thì đất cát cũng có những hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:

- Khi không được cung cấp đủ nước hay độ ẩm, đất cát sẽ có độ rời rạc nhất định nhưng khi ướt thì nó lại bị dính và rất bí.

- Ở môi trường đất cát, cỏ phát triển mạnh hơn, đồng thời các loại vi sinh vật cũng kém phát triển điều này gây bất lợi cho cây trồng.

- Trong đất cát, các chất hữu cơ có tốc độ phân giải nhanh cho nên tỷ lệ mùn rất nghèo nàn.

- Đất cát có khả năng giữ nước và phân bón rất kém, cho nên nếu trồng cây trên loại đất này thì người nông dân cần phải tưới nước nhiều hơn để cây không bị thiếu độ ẩm.

4.2.3. Những loại cây trồng nào thích hợp với đất cát?

Mặc dù có những nhược điểm song vẫn có những loại cây trồng thích hợp với loại đất này. Đó là những loại cây nào bạn có biết không?

Thứ nhất, một số loại cây có củ như khoai lang, vừng, khoai tây bởi vì với tính chất của loại đất này sẽ giúp củ mọc to hơn, đồng thời khi thu hoạch cũng khá dễ dàng.

Thứ hai, các loại rau xanh như nha đam, măng tây và một số loại cây sống ở vùng đất thấp.

Thứ ba, cây dương liễu cũng khá thích hợp với đất cát bởi vì loại cây này có khả năng che nắng, che gió từ đó giữ được độ ẩm cho đất và phát triển bình thường ngay cả khi thời tiết khô hạn.

Thứ tư, đất cát phù hợp với cây ăn quả, cụ thể như điều, táo, chanh, cam, dừa, nho, na,...

Khi trồng cây trên đất cát, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

- Đào hố thật sâu và rộng, đồng thời nên trộn thêm một ít đất thịt để đảm bảo độ bám phù hợp giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

- Sử dụng kết hợp với các loại tro, vỏ trấu, xơ dừa hay một số loại phân của gia súc để gia tăng chất dinh dưỡng cho đất cũng như cây trồng.

- Tưới nước thường xuyên và kiểm tra cây trồng, nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh cần xử lý sớm.

4.3. Đất trồng là đất sét

Đất sét là loại đất trồng có đặc tính dẻo và dính khi ướt nhưng ở môi trường khô hạn thì nó lại khá cứng. Thành phần của đất sét bao gồm 0 - 45% cát, từ 0 -45% là mùn còn là 50 - 100% là sét.

Đất trồng là đất sét

4.3.1. Những ưu điểm của đất sét

Đất sét được biết đến là một trong 3 loại đất trồng phổ biến, vậy bạn có biết loại đất này có những ưu điểm gì không? Cùng khám phá ngay nhé:

- Thứ nhất, đất sét có khả năng giữ nước cực tốt, nhiệt độ khá ổn định.

- Thứ hai, chất hữu cơ trong đất sét được phân giải chậm cho nên chúng có thể tích trữ trong thời gian dài.

- Thứ ba, trong đất sét có chứa nhiều keo cho nên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng khá tốt.

- Thứ tư, tỷ lệ mùn trong đất sét cao hơn đất cát, vì thế mà khi nó được kết hợp với đất thì sẽ tạo nên một phức hợp bền vững.

- Thứ năm, đất sét giàu chất dinh dưỡng nhưng nếu bị kết dính quá chặt thì cây trồng khó hấp thu.

4.3.2. Nhược điểm của đất sét

Có 4 nhược điểm nổi bật ở đất sét mà bạn cần biết như sau:

- Đất sét có khả năng trữ nước khá tốt, vì thế nên cây trồng dễ rơi vào tình trạng ngập úng vào mùa mưa.

- Trong đất sét, độ thoáng khí rất thấp, điều này khiến các loại vi sinh vật rất khó tồn tại và phát triển. Đồng thời cũng gây ra khó khăn trong quá trình tuần hoàn trong đất.

- Đất sét là môi trường nghèo chất hữu cơ, vì thế nên chúng có cấu trúc khá cứng và chặt. Người nông dân sẽ phải tốn nhiều công sức khi tiến hành cày xới hay cuốc bẫm.

- Khi gặp thời tiết khô hạn, đất sét sẽ dễ bị nứt nẻ, điều này khiến cho rễ cây trong đất bị rẽ theo.

4.3.3. Những cây trồng thích hợp với đất sét

Đất sét do có cấu tạo trữ nước lâu cho nên rất thích hợp với những loại cây trồng lấy quả hay củ. Còn lại chủ yếu người ta sử dụng trong các ngành công nghiệp như chế tạo gạch, gốm sứ,...

Khái niệm đất trồng là gì bạn đã nắm rõ, hy vọng những chia sẻ trên đây bạn sẽ nắm bắt đặc điểm cũng như tính chất của từng loại đất, từ đó lựa chọn cho mình loại đất với cây trồng phù hợp để thu về năng suất cao.

Thâm canh là gì?

Bạn có biết thâm canh là gì? Những mô hình thâm canh nào đang được phổ biến tại Việt Nam? Làm rõ vấn đề với bài viết sau đây nhé.

Thâm canh là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023