Đạo đức là một phạm trù rất rộng được sử dụng để nói lên tính cách của con người cũng như chuẩn mực của một xã hội. Vậy, chính xác thì đạo đức là gì? Đạo đức được cấu thành bởi những yếu tố nào và có vai trò gì đối với sự phát triển của con người, của xã hội? Hãy cùng bài viết dưới đây làm rõ về đạo đức để hiểu chính xác hơn về chuẩn mực chung của xã hội hiện nay.
MỤC LỤC
Đạo đức là gì? Chúng ta vẫn thường sử dụng từ “đạo đức” để đánh giá một con người, một xã hội, nhưng liệu, bạn đã định nghĩa một cách chính xác về đạo đức hay chưa?
Theo Wikipedia thì đạo đức được định nghĩa như sau:
“Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng được tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.”
Dựa vào khái niệm về đạo đức nêu trên, chúng ta có thể hiểu đạo đức ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.
Theo nghĩa hẹp thì đạo đức chính là nét đẹp trong phong cách sống của một con người với những phẩm chất thanh cao trong cách ứng xử và tư duy, được rèn luyện dựa theo việc học tập các bậc tiền nhân.
Theo nghĩa rộng hơn, đạo đức chính là các quy tắc ứng xử của một cộng đồng được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa phong tục địa phương và quan niệm đạo đức xưa và nay. Từ đó, hình thành nên truyền thống văn hóa của địa phương và được lưu truyền qua các thế hệ sinh sống tại địa phương đó.
Còn theo nghĩa rộng, đạo đức chính là chuẩn mực của xã hội với việc hình thành nên các chuẩn mực đạo đức và áp dụng cho toàn bộ xã hội của một quốc gia. Những chuẩn mực này được tạo thành để xã hội ổn định hơn và có thể phát triển được những giá trị cao đẹp hơn từ các cá nhân trong xã hội đó.
Chuẩn mực đạo đức chính là hệ thống các quy tắc, yêu cầu hay đòi hỏi của xã hội với mỗi cá nhân nhằm xác định được những điều được phép, không được phép, cái có thể, không thể trong các hành vi xã hội mà con người thể hiện, tương tác với người xung quanh. Từ đó, đề ra được mức giới hạn, phạm vi mà con người có thể hành động để đảm bảo xã hội được ổn định, duy trì được sự trật tự, kỷ cương chung.
Những ví dụ cơ bản về chuẩn mực đạo đức như kính trên nhường dưới, ăn nói nhã nhặn, trang phục lịch sự,... Những điều này được chính con người đề ra và yêu cầu mỗi cá nhân hay nhóm xã hội nhất định phải tuân thủ. Và chính những điều này sẽ có vai trò trong việc điều chỉnh, định hướng hành động, tư duy của mỗi một cá nhân hay nhóm xã hội. Do đó mà chuẩn mực đạo đức có mặt ở bất cứ lĩnh vực nào trong đời sống của con người.
Thực tế thì các chuẩn mực đạo đức không có ban hành thành một văn bản chính thức nào, thế nhưng, những điều này luôn có sự định hướng hành động của cá nhân vô cùng rõ ràng. Mỗi người trước khi thực hiện các hành vi xã hội của mình đều sẽ cần phải suy nghĩ xem điều này có đúng không? có phù hợp hay chưa? liệu có bị phê phán không?,... Chính vì thế mà chuẩn mực đạo đức trở thành một phương tiện để kiểm tra, đánh giá xã hội, bắt đầu từ các cá nhân.
Tuy nhiên, các chuẩn mực này sẽ có sự thay đổi dựa trên từng giai đoạn thời gian lịch sử khác nhau. Có thể ở thời điểm này, những hành động này được coi là đạo đức, tuy nhiên, theo thời gian, hành động đó trở thành hủ tục, cần được loại trừ để phù hợp với thời đại mới, nhận thức mới. Do đó mà các chuẩn mực đạo đức cũng sẽ có sự loại trừ và thay thế khi xã hội phát triển, giai đoạn lịch sử thay đổi. Đây chính là sự vận động phát triển mang tính tất yếu không chỉ của xã hội mà còn của cả vấn đề đạo đức nói chung.
Đạo đức được cấu thành bởi những yếu tố nào? Nắm bắt được cấu trúc này sẽ giúp bạn hiểu đạo đức một cách đơn giản và dễ dàng hơn.
Ý thức đạo đức là một trong hai yếu tố cấu thành nên đạo đức. Trước khi hành động cuối cùng được đưa ra để đánh giá về việc đúng đạo đức hay không thì ý thức hay sự nhận thức sẽ là yếu tố đầu tiên hoạt động.
Điều này có nghĩa là mỗi một sự việc xảy đến với cá nhân thì việc đầu tiên đó chính là nhận thức vấn đề xảy ra và suy nghĩ về cách hành xử tiếp theo sau đó. Trong quá trình này, các quy tắc, chuẩn mực đạo đức sẽ xuất hiện để có sự so sánh, đối chiếu xem làm như vậy đã phù hợp hay chưa. Ở đây, ý thức đạo đức chính là chỉ nhận thức đạo đức của con người. Nhờ vào yếu tố này mà các hành động đạo đức được thực hiện sau đó sẽ trở nên hoàn thiện và trọn vẹn hơn.
Hành vi chính là các hành động được con người thực hiện ra bên ngoài. Chính vì vậy mà sẽ có hành vi được xem là chuẩn đạo đức và có hành vi là không. Tuy nhiên, sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể với nguyên nhân cụ thể để đánh giá một hành động là chuẩn đạo đức hay vi phạm đạo đức. Khó để có thể đánh giá một cách tức thì về hành động nào đó được thực hiện có phù hợp với các chuẩn mực đạo đức hay không, bởi như vậy sẽ khá phiến diện và chưa thực sự đảm bảo tính khách quan, công bằng.
Đạo đức có chức năng cơ bản chính là việc điều chỉnh các hành vi của con người sao cho phù hợp nhất với các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Điều này được thực hiện dựa trên lương tâm của mỗi cá nhân, dư luận của xã hội, quá trình giáo dục và các phong tục tập quán truyền thống.
Thông qua đạo đức, các cá nhân sẽ hiểu rõ được vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với chính bản thân, gia đình và xã hội trong việc tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực đạo đức chung. Vì thế mà đạo đức là khuôn mẫu trong việc xây dựng và hình thành một lối sống chuẩn từ nhận thức cho tới hành vi của cá nhân và xã hội.
Đạo đức có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nhờ có đạo đức, con người biết gắn kết lợi ích của cá nhân và lợi ích cộng đồng. Từ đó, tạo nên sự phát triển mang tính ổn định, bền vững hơn cũng như đảm bảo cho sự tồn tại của mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội nói chung.
Dựa trên thực tế hiện nay, kinh tế được xem là yếu tố tiên quyết và có vai trò chủ yếu để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, nếu như tuyệt đối hóa một yếu tố thì sẽ khiến cho cái chủ yếu này trở thành duy nhất và sự duy nhất này nếu không kiểm soát sẽ dẫn đến những hành động sai lầm. Và đạo đức chính là yếu tố kìm hãm cái chủ yếu đó.
Trong quá trình phát triển kinh tế, con người cũng cần có những chuẩn mực đạo đức phải áp dụng để công việc kinh doanh được công bằng hơn, tạo sự phát triển mang tính bình đẳng hơn, thúc đẩy được động lực phát triển kinh tế của mỗi cá nhân, tạo nên cơ sở phát triển của xã hội.
Không những vậy, đạo đức chính là yếu tố bao hàm các quy tắc, chuẩn mực với những giá trị đúng đắn. Vì thế mà trong một xã hội có quá nhiều bất công, quá nhiều áp bức thì đạo đức là động lực để đấu tranh, để con người vươn lên giành lại sự công bằng cho chính mình, để thực hiện được khát vọng và ước mơ. Đây cũng được xem là động lực, mục tiêu phát triển chung của toàn xã hội.
Đặc biệt, vai trò của đạo đức còn được thể hiện thông qua chức năng của đạo đức, nhất là chức năng giáo dục, chức năng điều chỉnh về nhận thức và hành vi. Vì vậy mà đạo đức là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội.
Về bản chất thì đạo đức và pháp luật khá giống nhau khi đều là những quy tắc, chuẩn mực chung của cộng đồng và giúp con người có thể tự điều chỉnh được hành vi của mình sao cho phù hợp nhất với lợi ích của cộng đồng.
Tuy nhiên, vẫn sẽ có những điểm khác biệt cụ thể giữa đạo đức và pháp luật.
- Đạo đức không hề mang tính cưỡng bức mà dựa trên sự tự nguyện của mỗi cá nhân. Trong khi đó, pháp luật là quy định chung mà cá nhân phải tuân thủ một cách nghiêm túc và nội dung được ghi chép thành văn bản pháp quy.
- Đạo đức có mức độ ảnh hưởng rộng hơn so với pháp luật. Tức là sự có mặt của đạo đức là hầu hết các lĩnh vực xung quanh con người, còn pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan tới chế độ của nhà nước, của xã hội.
- Những điều mà pháp luật phản ánh thường chỉ là những mẫu số nhỏ tồn tại trong xã hội, còn đạo đức là những điều tồn tại trên cả luật với các vấn đề về nhận thức, tư duy, hành động ở mọi khía cạnh.
Trên đây là thông tin chung tổng hợp về đạo đức. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu chính xác về đạo đức là gì cũng như chức năng và vai trò của đạo đức đối với cá nhân con người và xã hội hiện nay.
Fomo là gì? Hội chứng sợ bỏ lỡ này có gì đặc biệt và nguyên nhân ra sao? Làm gì để tránh được hội chứng tâm lý fomo? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023