Blog

Đàn Cello là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về đàn Cello

05/10/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Với những người thường xuyên nghe nhạc giao hưởng thính phòng hay với những người yêu âm nhạc, chắc hẳn không còn xa lạ với cái tên đàn Cello. Tên của đàn Cello nghe rất “Tây” và là công cụ quan trọng trong các dàn nhạc giao hưởng. Thế nhưng, không phải ai cũng biết đàn Cello là gì, bởi loại đàn này không quá phổ biến như piano, guitar… Tuy vậy, đàn Cello có một nét rất riêng và mang đến tiết tấu hoàn hảo cho bản nhạc. Cùng tìm hiểu thông tin về đàn Cello qua bài viết sau đây nhé!

1. Đàn Cello là gì? Đặc điểm nổi bật của đàn Cello

1.1. Đàn Cello là gì?

Đàn Cello (đọc là Xen-lô) còn có tên gọi khác là Violoncelle (Vi-ô-lông-xen), hoặc tiếng Việt gọi là Trung hồ cầm, thuộc họ vĩ cầm (đàn violin). Tương tự như đàn vĩ cầm, để chơi Cello, người ta sử dụng một cây vĩ căng lông đuôi của con ngựa kéo ngang qua dây của đàn, từ đó dây đàn rung và vang lên các âm điệu như mong muốn.

Tìm hiểu về đàn Cello là gì

Bạn có biết rằng, tên Cello được viết tắt bởi từ của ý là Violoncello có nghĩa là cây “violon nhỏ”. Trong các cây đàn thuộc họ vĩ cầm, đàn Cello là nhạc cụ có âm vực thấp nhất. Cello cũng là cây đàn với dây to thứ hai trong dòng nhạc giao hưởng hiện đại và có âm Bass làm chủ thể.

Đàn Cello có kích thước khá lớn và cồng kềnh nên khá khó di chuyển, khi chơi loại đàn này, nhạc công sẽ ngồi trên ghế, đặt đàn giữa hai chân để cố định và tay kéo vĩ, tạo nên những âm thanh tuyệt vời. Với các dàn nhạc giao hưởng tiêu chuẩn, người chơi đàn Cello thường từ 8 đến 1 người.

1.2. Đàn Cello có những đặc điểm nổi bật nào?

1.2.1. Về thiết kế đàn Cello

Giống như một phiên bản của vĩ cầm phóng đại, đàn Cello có kích thước khá lớn. Khi chơi đàn Cello, thay vì để trên vai, vì có kích thước lớn nên đàn cần phải đặt xuống đất và sử dụng hai tay để kéo. Cấu tạo của thân đàn và cần đàn thường làm bằng gỗ.

Đàn Cello có kích thước khá to và cồng kềnh

Trong cây vĩ gồm có thân vĩ, đầu vĩ và ốc xoắn, con ốc để điều chỉnh lượng dây vĩ.

1.2.2. Âm nhạc của Cello

Ngày trước, nhạc Jazz là loại nhạc thường được sử dụng để chơi đàn Cello, tuy nhiên hiện nay đàn Cello đã được nhiều ban nhạc dùng để chơi các bản nhạc mới như Rock, Pop. Trong các dàn nhạc giao hưởng, đàn Cello xuất hiện nhiều nhất và âm nhạc của Cello thường viết khóa âm trầm, tuy vậy những phần âm cao hơn thường dùng cả hai âm là Treble và Tenor.

Cello thường dùng để chơi các phần nhạc có âm vực thấp nhất trong tác phẩm và phần bass của bản nhạc, ví dụ như trong ban nhạc đàn dây.

Người ta thường dùng đàn Cello chơi phần nhạc có âm vực thấp nhất

Vào những năm 1600 đến 1750, thời kỳ Baroque và vào năm 1725 đến 1818 giai đoạn cổ điển, đàn Cello thường được yêu cầu chơi phần bass trong bản nhạc, bởi âm trầm thấp do đàn Cello tạo nên vù vậy mà quãng 8 sẽ được tăng gấp đôi. Khi đó, đàn Cello được kết hợp với một nhạc cụ bộ khá (lute) hoặc một nhạc cụ phím (Harpsichord hoặc đàn Organ ống).

2. Ai có thể học đàn Cello? Lợi ích khi học đàn Cello là gì?

Sau khi đã hiểu rõ đàn Cello là gì, nếu bạn cảm thấy thích thú với thể loại đàn này thì có thể học chơi đàn Cello. Tuy nhiên, vì đàn Cello có kích thước quá khổ nên không quá phù hợp với các em bé nhỏ tuổi có tầm tay ngắn, các em sẽ mang theo khá nặng và cồng kềnh. Nếu thực sự yêu thích đàn Cello, bạn có thể cho bé mở màn làm quen với loại đàn này vào lúc bé 10 tuổi.

Đàn Cello không mang tính phổ cập vì là loại nhạc cụ không thích hợp di chuyển và vận động, mang vác, do đó thường chỉ được chơi trên sân khấu hoặc khán phòng, thế nhưng đây là cây đàn không thể thiếu trong những dàn nhạc thượng cổ.

Đàn Cello khó di chuyển nên phù hợp với bạn trên 10 tuổi

Giống như các loại đàn khác, khi học đàn Cello, trẻ có thể phát triển trí thông minh và khả năng cảm thụ âm nhạc, rèn luyện sự kiên nhẫn khi học tập và tinh thần hoạt động tập thể.

Dù là trẻ nhỏ hay người lớn, khi học thành thạo một nhạc cụ nào đó là điều không hề dễ dàng, thế nhưng trẻ nhỏ có sự tập trung, tò mò và một phần đốc thúc từ người lớn. Khi lớn lên, việc thông thạo một nhạc cụ rất có lợi đối với học tập, công việc và các hoạt động khác trong xã hội, do đó bạn hoàn toàn có thể cho trẻ học đàn Cello hay một nhạc cụ nào đó.

3. Một số lỗi sai cơ bản mà người học Cello thường gặp phải

Đàn Cello không quá phổ biến tại Việt Nam, do đó khi bắt đầu, người học khá khó cải thiện lỗi sai và luyện tập. Dưới đây là một số lỗi cơ bản mà người chơi đàn Cello thường gặp phải:

- Lỗi gồng vai: Khi mới tập chơi đàn Cello, người học thường chưa biết cách ngồi đúng tư thế và chưa thực sự cảm thấy thoải mái. Đặc biệt vai thường bị gồng khi học đến những bài học kéo dây buông, khiến người không thả lỏng, cả cơ thể ngồi kéo đàn thường cứng đơ và cảm thấy khá khó.

Lỗi sai phổ biến khi học chơi đàn Cello

Khi học đàn Cello, bạn nên lựa chọn tư thế thoải mái nhất, người thả lỏng, không nên gồng người hay dùng nhiều lực để ghì, cầm chặt vĩ. Bạn cũng nên tạo khoảng nghỉ giữa buổi tập luyện, không nên tập liên tục để cơ thể thả lỏng và thư giãn.

- Lỗi cầm vĩ sai: Đôi khi, người chơi đàn Cello sẽ cảm thấy khó khăn khi cầm vĩ vì gồng vai quá sức. Chẳng hạn như người học thường đưa toàn bộ cánh tay về phía sau khi kéo từ gốc acse ra ngọn, khiến vai nâng cao lên nên bạn sẽ không thể kéo vĩ hết chiều dài. Để tránh lỗi này, bạn nên hạ vai, thả lỏng và kéo vĩ thật chậm rãi, mở cánh tay và hướng ra phía trước khi kéo vĩ dần ra đến ngọn. Ngoài ra, để âm thanh phát ra thật chuẩn, bạn nên lưu ý giữ vĩ vuông góc với cần đàn.

- Lỗi gãy ngón cái (ở cả hai tay): Khi cầm vĩ ngón tay cái có thể bóp quá chặt hoặc đặt trên tay bấm (cần đàn), dù sinh viên học chuyên nghiệp hay người chơi Cello có thể gặp phải những lỗi này. Khi bạn dùng lựa quá mạnh ở ngón cái để cầm vĩ, bạn sẽ khó có thể kiểm soát được vĩ, khiến cho thực hiện kỹ thuật khó và âm thanh phát ra không được đẹp.

Thả lòng cơ thể và không bấm ngón cái quá chặt

Người chơi cũng gặp tình trạng khó chuyển thế nếu bấm ngón cái quá chặt ở tay bấm khi chơi đàn. Để chơi đàn tốt nhất, bạn nên thả lỏng cơ thể hoàn toàn và để ngón cái luôn giữ cong tự nhiên, không cần quà gồng cơ thể.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được đàn Cello là gì và những thông tin khác về đàn Cello. Đàn Cello thường được chơi ở thính phòng hay tại các dàn nhạc giao hưởng, thường dùng để chơi âm trầm. Nếu bạn yêu thích học đàn Cello, bạn có thể đăng ký tại các trung tâm uy tín và chuyên nghiệp. Khi chơi đàn, bạn có thể gặp phải một số lỗi sai nhất định. Bạn hãy cố gắng khắc phục các lỗi sai đó, giữ cơ thể thả lỏng, đầu óc thoải mái, kiên trì luyện tập ắt sẽ thành công.

Độc huyền cầm là đàn gì?

Với người dân Việt Nam, độc huyền cầm hay còn gọi là đàn bầu, là một loại đàn mang nét hồn túy của dân tộc và thường được sử dụng trong các dòng nhạc cổ truyền. Vậy độc huyền cầm là đàn gì? Truy cập ngay bài viết bên dưới để tìm hiểu về đàn độc huyền cầm và đặc điểm của loại đàn này nhé!

Độc huyền cầm là đàn gì?

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023