Blog

Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Tìm hiểu thông tin về công ty TNHH

18/12/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty phổ biến ở nước ta hiện nay. Khái niệm và đặc điểm của loại hình này là gì, những ưu, nhược điểm của việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn ra sao, cùng theo dõi bài viết từ Vieclam123.vn nhé.

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

1.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

Công ty Trách nghiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Trên phương diện pháp luật công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các nghĩa vụ và quyền tương ứng với quyền sở hữu công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam, bên cạnh một số loại hình hợp pháp khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước.

Công ty TNHH tiếng Anh là Limited Liability Company viết tắt là LLC hay LTD. Khi muốn viết công ty trách nhiện hữu hạn tiếng Anh bạn chỉ cần thêm .LLC hoặc .LTD sau tên công ty, ví du: Công ty TNHH Thanh Xuân nếu viết tiếng Anh sẽ là: Thanh Xuân. LLC hay Thanh Xuân Co.,LTD (Co.,LTD là Company Limited)

1.2. Phân loại công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn được phân thành 2 loại cơ bản, bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên: là công ty do một tổ chức hay một cá nhân sở hữu. Tổ chức và cá nhân đó sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể theo kết cấu:

Với chủ sở hữu là tổ chức, thì cơ cấu tổ chức của công ty thường là:

Chủ tịch công ty (hoặc hội đồng thành viên)-> Giám đốc (Hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên)

Với chủ sở hữu là cá nhân thì cơ cấu tổ chức của công ty sẽ theo hình thức: 

Chủ tịch công ty -> Giám đốc hoặc tổng giám đốc.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên: chủ sở hữu là hai thành viên trở lên và không vượt quá 50 thành viên. Tất cả các chủ sở hữu cần phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật. 

Cơ cấu của công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên thường là: hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty. 

Các biến thể của công ty trách nhiệm tồn tại hiện nay bạn có thể tham khảo như:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên nghiệp: là công ty trách nhiệm hữu hạn ra đời nhằm cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng ví dụ như bác sĩ, bác sĩ chuyên chữa trị chấn thương, luật sư, kế toán, kiến trúc sư,...

  • Chuỗi công ty trách nhiệm hữu hạn: là việc một công ty trách nhiệm hữu hạn tách biệt tài sản của mình thành chuỗi riêng biệt. Ví dụ một công ty trách nhiệm hữu hạn mua nhiều mảnh bất động sản có thể đặt từng mảnh thành chuỗi riêng biệt để nếu có xảy ra vấn đề gì với một mảnh bất động sản thì không ảnh hưởng tới những mảnh khác. 

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn lợi nhuận thấp: là những doanh nghiệp ra đời với mục đích mang lại lợi ích cho xã hội chứ không phải mục đích tối đa hóa lợi nhuận. 

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn ẩn danh: là công ty trách nhiệm hữu hạn mà thông tin sở hữu không được nhà nước công khai. Thường thì sẽ có bên thứ ba chịu trách nhiệm là bên tổ chức và người đại diện đăng kí thành lập công ty. 

2. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn có những đặc điểm cơ bản sau đây:

2.1. Tư cách pháp nhân

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân, có tài sản độc lập, con dấu riêng, có thể tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không bị lệ thuộc vào từ cách của chủ sở hữu.

2.2. Trách nhiệm hữu hạn

Ngay từ tên của loại hình doanh nghiệp này “Công ty trách nhiệm hữu hạn” đã chỉ rõ trách nhiệm của chủ sở hữu là “hữu hạn”. Tức là các thành viên góp vốn để hình thành doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ hoặc các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi phù hợp với tỷ lệ vốn đã góp vào. 

2.3. Huy động vốn

Công ty trách nhiệm hữu hạn huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn, tín dụng, phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phiếu, không được phát hành nhiều loại chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ, hoặc dữ liệu điện tử như công ty cổ phần. 

2.4. Thành viên góp vốn

Thành viên góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn có thể cá nhân hoặc tổ chức. Số lượng có thể là 1, 2 hoặc nhiều thành viên nhưng phải đảm bảo số thành viên không quá 50. 

3. Ưu, nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn

3.1. Ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty phổ biến ở Việt Nam. Một số ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này là:

  • Phù hợp với mô hình kinh doanh vừa và nhỏ

  • Hạn chế rủi ro, do các chủ sở hữu chỉ cần chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi số vốn góp vào. 

  • Độ tin cậy giữa các chủ sở hữu với nhau cao, do đa phần là người quen biết cùng góp vốn làm ăn.

  • Việc chuyển nhượng vốn được kiểm soát chặt chẽ nên không dễ dàng trong việc thay đổi các thành viên sở hữu. 

  • Chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên được toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của công ty nên ít xảy ra mâu thuẫn, tranh giành. Vì vậy, quyết định có thể đưa ra nhanh chóng, mang tính quyết đoán hơn. 

3.2. Nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, việc sở hữu loại hình doanh nghiệp này cũng có những nhược điểm nhất định:

  • Khó huy động vốn: Công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ được phát hành trái phiếu, huy động vốn từ các thành viên,...không được phát hành cổ phiếu cũng như chứng khoán nên việc huy động vốn hết sức khó khăn

  • Sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật: khi muốn chuyển nhượng vốn cần phải tuân theo những quy định hết sức chặt chẽ của pháp luật. Vì vậy, khó để rút ra một khi đã tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn.

  • Số lượng thành viên trong loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn không quá 50 thành viên, việc này giúp doanh nghiệp dễ kiểm soát tuy nhiên cũng khiến doanh nghiệp khó mở rộng được quy mô.

  • Do mức độ trách nhiệm của các thành viên trong công ty là “hữu hạn” nên làm giảm uy tín của công ty với đối tác, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Hy vọng qua bài viết trên đây của Vieclam123, bạn đã hiểu rõ về đặc điểm cũng như ưu nhược điểm của “Công ty trách nhiệm hữu hạn”. Trước khi quyết định tổ chức kinh doanh theo loại hình nào, các bạn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng, phân tích các ưu nhược điểm để có thể đưa ra được quyết định sáng suốt nhất. Chúc các bạn thành công.

>> Tham khảo thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023