Blog

Tìm hiểu công chức là gì – quy định về công chức ai cũng cần biết

09/07/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Công chức là thuật ngữ được nêu ra trong văn bản pháp lý và được dùng thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên không phải tất cả đều có hiểu biết chính xác công chức là gì. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ thuật ngữ này.

1. Công chức là gì?

Công chức là người làm việc tại các cơ quan nhà nước. Họ được tuyển dụng, bổ nhiệm hay do bầu cử để vào làm việc việc tại một ngạch của công chức. Hoặc họ được giao thực hiện công vụ nhất định nào đó một cách thường xuyên. Công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước từ cấp xã trở lên.

Công chức là gì?

Công chức nằm trong diện biên chế, phải là công dân của Việt Nam. Quá trình làm việc của họ được hưởng lương trong ngân sách Nhà nước.

Theo wikipedia, công chức là chức danh được thiết lập trong bộ máy lực lượng hành chính tại nhiều quốc gia. Theo đó, người công chức của một quốc gia được quy định là công dân của quốc gia đó, được ở diện biên chế. Đồng thời phạm vi làm việc cũng ở trong cơ quan nhà nước. Nhưng một số quốc gia có quy định công chức của nước họ có thể làm việc ngoài cơ quan nhà nước.

Với những thông tin này, chúng ta đã hiểu bản chất công chức là gì một cách rõ ràng, ngắn gọn. Cũng từ đây, việc khai thác các thông tin quy định liên quan tới công chức càng dễ tiếp cận.

2. Phân loại công chức

Phân loại công chức

Công chức có rất nhiều kiểu, do có các cách phân loại khác nhau. Hiện nay người ta phân loại công chức dựa vào 3 cách.

Trước tiên là phân loại theo trình độ đào tạo, công chức được gọi theo loại từ A đến D, tức có 4 loại. Trong đó mỗi loại công chức được quy định riêng như sau.

- Loại A là những công chức có trình độ chuyên môn từ đại học

- Loại B là công chức có trình độ ở bậc cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp

- Loại C là những công chức đạt trình độ sơ cấp

- Loại D là người công chức dưới sơ cấp.

Theo ngạch chuyên môn sẽ chia công chức thành các ngành lớn của xã hội. Chẳng hạn như công chức của ngành hành chính, ngành tài chính, lưu trữ, tư pháp, thanh tra, công chức trong ngành hải quan, công chức nông nghiệp, xây dựng, thủy lợi, ... Pháp luật quy định công chức được phân trong tổng 18 ngành.

Ngoài ra, cách thứ ba là phân loại công chức theo vị trí công tác. Lúc này công chức gồm lãnh đạo và cấp chuyên môn.

3. Các quy định pháp luật liên quan tới Công chức

3.1. Quy chế công chức

Quy chế về công chức

Quy chế công chức do pháp luật ban hành, tại đó quy định rõ ràng về chức vụ đảm đương, điều kiện tuyển dụng, quá trình đào tạo, quyền lợi được hưởng, quy trình điều động, cơ chế khen thưởng và kỷ luật, các việc không được phép làm. Công chức sẽ chịu trách nhiệm thừa hành các công cụ, thi hành công việc của nhân viên cấp dưới. Các trách nhiệm này được xác lập trước pháp luật.

3.2. Điều kiện chuyển đổi viên chức sang chức vụ công chức

3.2.1. Quy định chuyển đổi theo pháp luật như thế nào?

Nội dung điểm a và b của khoản 1 tại điều 58 trong Luật Viên chức, ban hành năm 2010 thì:

- Viên chức làm việc trong thời gian từ đủ 60 tháng, loại trừ thời gian tập sự tại những đơn vị công lập; có trình độ, kinh nghiệm, đáp ứng ngay được yêu cầu việc làm sẽ được xét để trở thành công chức mà không cần phải thi tuyển.

- Viên chức được bổ nhiệm vào bộ máy quản lý, lãnh đạo tại đơn vị công lập đã được quy định là công chức theo pháp luật, khi bổ nhiệm ở ngạch công chức tương ứng thì cần có đầy đủ tiêu chuẩn mà ngạch được bổ nhiệm quy định.

- Điều động người cán bộ hay công chức làm viên chức tại đơn vị công lập nếu đáp ứng đầy đủ tiêu cuẩn theo quy định ở luật viên chức.

Viên chức được chuyển đổi thành công chức theo quy định như thế nào?

3.2.2. Điều kiện từ viên chức trở thành công chức

Thứ nhất, viên chức làm việc 5 năm ở trong đơn vị sự nghiệp công lập. Thứ hai, viên chức phải có trình độ và đủ kinh nghiệm để đảm đương tốt vị trí chức vụ công chức. Thứ ba, tại đơn vị sự nghiệp có nhu cầu tuyển dụng công chức, bản thân người viên chức phải có đủ điều kiện trở thành công chức thì sẽ được xét chuyển đúng với quy định.

3.3. Ai được gọi là công chức?

Quốc hội chính thức thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung trong Luật Cán bộ, công chức, có hiệu lực bắt đầu từ 01/07/2020. Theo đó sẽ có 8 nhóm đối tượng là công chức, bao gồm những người làm tại các đơn vị, cơ quan sau:

- Đảng Cộng sản Việt Nam

- Các Văn phòng cấp cao của Quốc hội, Chủ tích nước, Kiểm toán Nhà nước

- Bộ và các cơ quan ngang với bộ; các tổ chức được thành lập bởi Thủ tướng và Chính phủ

- Các cơ quan hành chính tại hai cấp huyện và tỉnh

- Cơ quan thuộc các tổ chức chính trị - xã hội tại huyện/tỉnh/trung ương

- Hệ thống Tòa án cùng với các Viện kiểm sát Nhân dân

- Cơ quan Quân đội

- Cơ quan Công an

Ai là công chức?

3.4. Điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định luật pháp để trở thành công chức

Tuyển dụng công chức theo quy định được thực hiện qua một hình thức duy nhất là thi tuyển. Trường hợp ngoại lệ công chức không cần phải tham gia thi tuyển đó là đối tượng cam kết làm việc ở các khu vực vùng sâu, vùng xa như miền núi, hải đảo, biên giới, ... trong thời gian đảm nhiệm chức vụ ít nhất là 5 năm.

Cùng với điều kiện trên, một người được tuyển dụng làm công chức phải đáp ứng những tiêu chuẩn dưới đây:

- Về độ tuổi: đủ từ 18 tuôi

- Về quốc tịch: phải mang một quốc tịch duy nhất và đó là quốc tịch Việt Nam

- Có đủ phẩm chất đạo đức, chính trị tốt

- Có lý lịch rõ ràng, có đơn dự tuyển, có các văn bằng và chứng chỉ trong hồ sơ dự tuyển phù hợp.

Khi được tuyển dụng, công chức chưa hành nghề ngay mà cần trải qua quá trình tập sự. Đây sẽ là khoảng thời gian vô cùng quý giá để công chức mới được làm quen với công việc, môi trường hoạt động, các nhiệm vụ cơ bản cần thực hiện tại vị trí bạn được tuyển vào. Thời gian tập sự của một công chức cũng được quy định rõ ở Nghị định 24, điều số 20, Nghị định ban hành năm 2020 như sau:

- Tập sự trong thời gian 12 tháng, nếu được tuyển sẽ trở thành công chức loại C

- Tập sự trong thời gian 6 tháng sẽ được tuyển trở thành công chức loại D

Điều kiện trở thành công chức

4. Cập nhật các thông tin quy định thay đổi về công chức

Từ 01/07/2020, các đối tượng công chức sẽ bị thu hẹp lại. Cụ thể, ngày 26/11/2019, Luật sửa đổi và bổ sung của Luật cán bộ, công chức đã được chính thức thông qua bởi Quốc hội. Trong đó có đưa đến nhiều nội dung có sự ảnh hưởng nhiều tới quy định đối tượng nào là công chức. Phạm vi đối tượng công chức đã được điều chỉnh lại.

Tại Điều 4, Khoản 3 trong luật mới, được sửa lại từ khoản 1, Điều 1 của Luật năm 2019 đưa ra nội dung sửa đổi như sau: cấp quản lý và lãnh đạo tại những đơn vị công lập không còn là công chức nữa. Nội dung này phù hợp chủ chương của Nghị quyết số 19 do Trung Ương ban hành. Đó là không thực hiện chế độ công chức tại các đơn vị công lập sự nghiệp. Nhưng những người cán bộ quản lý, lãnh đạo đang là công chức được bổ nhiệm từ trước thì vẫn tiếp tục thực hiện hoàn tất các chính sách, chế độ tới khi hết thời hạn của chức vụ.

Các thông tin trên đã giúp giải quyết vấn đề công chức là gì. Quan trọng hơn, bài viết đem tới những nội dung quy định về công chức để bạn đọc quan tâm có thể cập nhật chính xác và đầy đủ.

Đơn xin tuyển dụng công chức – vai trò quan trọng và cách trình bày

Đơn xin tuyển dụng công chức nên viết như thế nào giúp cho ứng viên sớm được các đơn vị sự nghiệp “tranh nhau” tuyển dụng? Những bí quyết hay nhất sẽ được chia sẻ ngay trong bài viết bên dưới. Nếu như bạn đang muốn ứng tuyển trở thành công chức tại một cơ quan thì click ngay vào bài viết dưới đây ngay thôi.

Đơn xin tuyển dụng công chức

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023