Là một lập trình viên, hiểu CMS là gì chính là một trong những yêu cầu hết sức cơ bản. Ngay khi vấn đề này được bàn tới mà bạn cảm thấy những kiến thức về CMS trong mình còn quá ít thì nhất định phải dành thời gian để củng cố, cập nhật mọi giá trị xoay quanh CMS. Với bài viết này, bạn sẽ hiểu về CMS một cách đầy đủ nhất. Cùng My khám phá nhé!
MỤC LỤC
CMS là từ viết tắt của cụm từ đầy đủ Content Management System. hiểu trên phương diện chuyên ngành thì nó là hệ thống quản lý nội dung, có vai trò của một nền tảng có thể mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng trong việc tạo nội dung, chỉnh sửa, xuất bản, báo cáo, phân phối, lưu trữ, … đối với nội dung ở trên nền tảng website. CMS sử dụng giao diện GUI giúp cho gia tăng sự thân thiện khi tương tác với người dùng.
Những trang web dùng ngôn ngữ lập trình CSS và HTML nhằm xây dựng trang. Đây là thành phần cốt lõi để xây dựng trang web. Trong đó ngôn ngữ HTML sẽ tạo cấu trúc cho trang còn CSS tạo bố cục cho âm thanh và hình ảnh.
Hoạt động trên nền tảng CMS rất tiện lợi, dù bạn không có kiến thức về code nhưng vẫn có thể thực hiện thiết kế cho trang web của mình một cách nghiệp dư nhờ giao diện WYSIWYG. Những gì có thể làm trong vai trò của một tay lập trình viên nghiệp dư không hiểu gì về code đó là bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh lại các nội dung trên trang web. Khi đó, dữ liệu được tạo ra cũng sẽ được CMS lưu lại ở bên trong hệ thống cơ sở dữ liệu. Tại đây, trang web được điều hướng hiển thị qua Template và được kiểm soát đầu ra bởi CSS.
Người dùng luôn dễ dàng quản lý nội dung bằng các hình thức khác nhau nhờ CMS, có thể quản lý thông qua trang tổng quan hoặc từ chính giao diện của những người sử dụng trong nội bộ. Điểm lợi thế đó đã khiến không ít người tỏ ra cảm tình với CMS nhưng chưa hết, người ra còn rất chuộng dùng nền tảng này còn xuất phát từ nguyên nhân nó có thể dễ dàng được cài đặt, dễ đến độ chỉ cần một cú nhấp chuột là cài xong. Cài đặt dễ ắt hứa hẹn cách sử dụng cũng dễ dàng. Đúng vậy, chính vì thế mới nói dù là marketer không chuyên, tay nghề kỹ thuật lập trình không có vẫn sẽ sử dụng được CMS hiệu quả nhờ có những điều hướng bài bản.
CMS ra đời nhằm vào mục đích đem lại sự tiện ích để người dùng có thể thao tác nhanh hơn, đem tới cơ hội tiết kiệm thời gian, chi phí. Về cơ bản, CMS có những chức năng ưu việt khiến người dùng vô cùng hài lòng. Cùng My tìm ra những chức năng đó cũng chính là mang về cho bản thân lý do vì sao nên sử dụng CMS.
Hệ thống mang tới cho bạn cơ hội được đưa mọi nội dung bạn muốn lên trên trang web thông qua đa dạng hình thức. Có thể nội dung ở dạng content, dạng ảnh hay dạng video. CMS sẽ giúp bạn lưu trữ những nội dung dữ liệu được đưa lên mãi mãi, nó chỉ mất đi khi bạn xóa bỏ hoặc trang web gặp sự cố không thể khôi phục được.
Chúng ta được phép điều chỉnh nội dung một cách thuận lợi khi phát hiện ra rằng nội dung đang có những lỗi sai hoặc chỉ đơn giản là bạn muốn thay đổi các thông tin. Lý do là vì hệ thống này có được chức năng edit, trong đó nổi bật nhất có lẽ là khả năng cho phép thay thế nội dung để cập nhật nội dung mới, loại bỏ nội dung lỗi thời.
Toàn bộ nội dung bạn đăng tải lên hệ thống website thông qua CMS đều có cơ hội tiếp cận được đông đảo người dùng khác nếu có thực hiện kết hợp với thao tác chia sẻ trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác hoặc đưa nội dung tới nhiều diễn đàn. Ở nền tảng CMS WordPress, dân lập trình chuyên nghiệp khuyên rằng nên cài thêm Plugin thì các nội dung sẽ được chia sẻ nhanh chóng, dễ hơn nữa.
Việc phân quyền và quản lý người dùng là một cách rất hay mà CMS làm được, qua đó nó hỗ trợ đắc lực như một nhà phát triển nhân lực vậy vì chúng ta có thể dễ dàng thêm bất cứ ai vào quá trình xây dựng nội dung trên website. Điểm hay ở đây nằm trong công tác quản lý, nó giống như hình thức “chia để trị”, vừa share quyền, vừa giới hạn được quyền quản trị khác, có nghĩa là bạn hoàn toàn chủ động trong việc cấp cho nhân sự được quyền thực hiện hành động, thao tác nào trên website. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng nắm bắt được các thành viên được thêm vào hệ thống đã và đang làm gì.
Như tìm hiểu CMS là gì ở trên, chúng ta có thể nhận diện rõ đây là một hệ thống đảm đương nhiệm vụ quản trị nội dung có tích hợp rất nhiều chức năng liên quan tới hoạt động quản lý của các doanh nghiệp. Vì thế, bất kể khi nào CMS cũng được khuyến khích cần phải được sử dụng ở trên website.
Hãy cùng My lý giải vì sao lại như vậy ở phần chia sẻ bên dưới.
CMS mang về cơ hội cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản phẩm ở tầm xa hơn, rộng hơn. Cơ chế thực hiện của nó để tạo ra lợi thế này đó chính là việc xây dựng đa dạng các hình thức tiếp thị khác nhau như content, marketing, gửi email, … trực tiếp từ trang web. Nhờ vật mà trang web vừa là một địa chỉ lại vừa là một kênh marketing. Hai vai trò trong một như vậy sẽ tăng lên hiệu quả thu hút khách hàng tiềm năng.
Nhờ khả năng tiếp cận rộng rãi thị trường từ đó cho hiệu quả tốt trong việc thu hút tập khách hàng tiềm năng cho nên content marketing đã trở thành một hình thức tiếp thị được ưa chuộng nhất hiện nay. CMS với vai trò là hệ thống quản lý nội dung, hoàn toàn lý tưởng để giúp cho doanh nghiệp thực hiện việc xây dựng nội dung dễ dàng, nhanh chóng, chỉ cần một vài thao tác cực kỳ đơn giản. Không những thế, hệ thống này còn giúp doanh nghiệp giữ lại các bản nháp về nội dung để có thể tận dụng chỉnh sửa cho các mục đích khác khi cần. Cùng với đó còn có chức năng tự động xuất bản, hạn chế truy cập, … làm cho sự kiểm soát chủ động hơn.
Trên cùng một giao diện, bạn có thể cùng điều chỉnh, sửa lại nội dung cùng với rất nhiều người. Trong khi các nền tảng khác hoàn toàn giới hạn chỉ cho phép một người thao tác chỉnh sửa nội dung và những người khác sẽ chẳng thể làm gì được thì CMS đã mở ra một hướng đi mới vô cùng tiện ích như thế. Nó đem đến một cách sử dụng vô cùng dễ chịu và linh hoạt. Quan trọng hơn là có thể duy trì hệ thống quản lý trong doanh nghiệp một cách nhất quán, đem lại sự tối ưu thời gian, nhân lực, chi phí.
Ngay tại giao diện của nền tảng quản lý nội dung CMS đã hiển thị rất nhiều thông tin của website như số lượng sản phẩm, số bài content được đăng, số lượng truy cập, lượt chia sẻ, … Đây là những thông số quan trọng để theo dõi và quản lý sự phát triển của một trang web. Thật tuyệt vời khi thông qua CMS chúng ta sẽ nhìn thấy chúng ngay lập tức và bất kể lúc nào nó cũng cập nhật các thông số.
Việc dùng phần mềm này sẽ giúp cho các doanh nghiệp không phải sử dụng nguồn lực coder. Vì thế mà nguồn chi phí trả cho nhân lực sẽ được tiết kiệm đáng kể. Không những là chi phí nhân sự mà ngay cả đội ngũ nhân sự được giảm bớt cũng đem tới cơ hội quản trị nhàn hơn và dễ dàng kiểm soát.
Một điều tuyệt vời nữa có ở CMS đó chính là sự thân thiện với mọi thiết bị di động. Chỉ cần thiết bị có thể truy cập vào Internet thì đều có thể dùng CMS. Như vậy, người dùng hoàn toàn có thể tìm nội dung dễ dàng hơn.
Từ khái niệm tìm hiểu CMS là gì và khám phá rất nhiều lợi ích của CMS cho thấy hệ thống này không chỉ có một yếu tố độc lập mà nó là hệ thống với nhiều loại CMS khác nhau, cùng chung sức để tạo nên sức mạnh to lớn chúng ta đã khám phá được ở trên. Vậy rốt cuộc CMS gồm những loại nào?
Hiện nay, CMS đang được biết đến với 3 loại chính là CMS tự code/dùng framework, CMS mã nguồn mở và CMS mất phí. Đi vào từng loại để tìm hiểu, chúng ta sẽ nắm rõ hơn nữa bản chất CMS là gì và biết cách lựa chọn loại thích hợp phục vụ cho các trường hợp thích hợp.
Dân chuyên ngành lập trình có thể gọi loại này với tên gọi là CMS Open Source. Nó là loại được dùng phổ biến hàng đầu. Đặc điểm nổi bật của CMS này đó chính là có đủ tính năng quan trọng giúp việc quản trị đa dạng hơn, bao quát hơn tới từng tag. từng trang, từng tài khoản, bải viết, cấu hình, … Không những vậy, nó còn giúp người dùng có thể cài thêm những tính năng cần thiết khác theo nhu cầu sử dụng.
Loại CMS này đặt ra cho người dùng thử thách đó là tự làm code để code lại tất cả. Bạn sẽ được tùy chọn một giao diện ưng ý, một thiết kế riêng. Tuy nhiên, khi phải code lại, bạn sẽ gặp khó khăn khi cài đặt.
Loại này yêu cầu người dùng trả phí để được mua bản quyền sử dụng. Mất tiền thì đồng nghĩa sự tiện ích, giá trị phục vụ sẽ cao hơn rất nhiều. Đúng vậy, bạn chẳng cần làm bất cứ điều gì vì đơn vị dịch vụ sẽ làm tất cả để xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra. Họ có thể nâng cấp hệ thống, sửa các lỗi phát sinh, … Nói chung, trong ba loại thì loại CMS mất phí có mức độ sử dụng ổn nhất và có nhiều tính năng tiện ích nhất.
Như vậy, qua chia sẻ này, bạn đã có được những hiểu biết cơ bản về khái niệm CMS là gì cùng nhiều thông tin xoay quanh CMS. Nếu có ý định lập website phục vụ cho các chiến lược marketing, kinh doanh thì nhất định đừng bỏ qua ứng dụng CMS để mục đích của bạn đạt được hiệu quả tốt nhất.
Unisex thường được dùng trong giới thời trang, quần áo để thể hiện một phong cách của giới trẻ. Nếu bạn cũng yêu thích phong cách này hoặc muốn theo đuổi nó, hãy tìm hiểu unisex là gì để biết được có điều gì thú vị từ phong cách này mang lại hay không qua bài viết bên dưới.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023