Sự bành trướng của khoa học kỹ thuật và sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng công nghệ ra đời, nhu cầu lưu trữ cơ sở dữ liệu khổng lồ trực tuyến đã tạo ra cơ hội hốt bạc cho những Cloud Engineer - chúa tể của ngành khoa học backup và bảo mật dữ liệu liệu trên nền tảng điện toán đám mây ra đời. Trong bài viết này của vieclam123.vn chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về định nghĩa Cloud engineer là gì? một cách tượng tận cũng như khám phá về những cơ hội mới của ngành này trong bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC
Nếu là Fan cuồng công nghệ và dự định lựa chọn lĩnh vực để ươm ủ sự nghiệp tương lai, vài năm trở lại đây, bên cạnh những thuật ngữ quen thuộc như kỹ thuật phần mềm, kỹ sư công nghệ thông tin, Data Analyst, chắc đâu đó, bạn đã nghe đến ngành kỹ thuật đám mây hay chủ thế của ngành này là Cloud engineer. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một cái nhìn đầy đủ nhất và hiểu một cách chính xác về Cloud engineer và ngành đào tạo những ông vua lưu trữ, bảo mật khổng lồ này. Hiểu một cách đơn giản, Cloud engineer chính là những kỹ sư điện toán đám mây.
Trong ngôi nhà lớn công nghệ thông tin, họ chính là những chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật đám mây, có nhiệm vụ chính là phân tích các cơ sở hạ tầng dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp và chuyển những chức năng, dữ liệu này sang môi trường lưu trữ đám mây trên Internet. Là những master trong lĩnh vực lưu trữ, backup dữ liệu lớn, Cloud engineer được xếp vào một trong những vị trí công việc được tìm kiếm hàng đầu bởi những Fan của công nghệ thông tin trước thềm đưa ra quyết định nghề nghiệp. Tuy có định nghĩa khá ngắn gọn, song thuật ngữ tiếng Anh “Cloud” trong tên gọi làm không ít những “kẻ ngoại đạo” hay những ai tìm hiểu về lựa chọn vị trí công việc này giật mình.
Cloud chính là là đám mây, song đây chỉ là hình ảnh ẩn dụ cho mô hình điện toán máy chủ ảo - mô hình điện toán sử dụng máy tính phát triển và dựa trên mạng Internet, trong đó Cloud (Đám mây) chính là cách gọi của mạng Internet để ám chỉ về độ phức tạp, chồng chéo của dữ liệu nằm bên trong những Cloud này. Trước khi thuật ngữ Cloud engineer ra đời, con chiên của lĩnh vực công nghệ đã từng bị chấn động bởi sự ra đời của “Cloud computing” - được xem là “cha đẻ” của vị trí cloud engineer.
Đây chính là ý tưởng táo bạo cho sự chuyển giao của mô hình lưu trữ dữ liệu từ các máy chủ truyền thống (Các máy tính gia đình văn phòng) sang máy chủ ảo (Đám mây). Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kỹ thuật đám mây, người sử dụng sẽ không phải chi trả các khoản tiền mua sắm máy phần mềm, máy tính để lưu trữ mà chỉ cần sử dụng dịch vụ lưu trữ ảo, lúc đấy các nguồn điện toán khổng lồ sẽ từ dữ liệu, file video doanh nghiệp,...sẽ được lưu trữ trực tiếp trên Internet mà không sợ bị đánh cắp.
Với khả năng thay thế hàng nghìn máy tính cơ, điện toán đám mây trở thành giải pháp lưu trữ cực kỳ hiệu quả được lựa chọn bởi các công ty công nghệ lớn nhỏ, đồng thời kiến tạo những cơ hội lớn cho vị trí Cloud engineer, yêu cầu ở các
Nhắc đến những cơ hội hấp dẫn của Cloud engineer, bên ngoài nhu cầu tuyển dụng của hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực IT trong kỷ nguyên công nghệ, mà còn bởi công dụng to lớn của chính sản phẩm họ tạo ra - máy chủ ảo. Dưới bàn tay, khối óc của Cloud engineer, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, dữ liệu được lưu trữ an toàn, bảo mật và không giới hạn dung lượng.
Sự hoạt động ổn định của đám mây luôn mang lại cảm giác an toàn cho người sử dụng. Sự thăng hoa của doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị cơ sở dữ liệu lớn càng làm cho sự lỗ hổng về thiếu hụt nhân lực ngành này trở nên lớn dần. Nhưng hơn thế, Cloud engineer còn là vị trí tuyển dụng hàng đầu của các ông trùm công nghệ tại Việt Nam và thế giới như FPT, Microsoft hay Google với mức lương cực kỳ hậu hĩnh.
Theo thống kế mới nhất của Glassdoor - chuyên trang về lương tại xứ sở cờ hoa, mức thù lao của Cloud engineer rơi vào khoảng trên 121.000/năm. Tại Việt Nam, lương của Cloud engineer nằm trong tốp đầu ngành có mức cao nhất sánh đôi cùng vị trí kỹ sư AI và nhà khoa học dữ liệu với mức khởi điểm ở vị trí Senior khoảng 12 -15 triệu đồng/tháng. Rõ ràng, với những cơ hội này bạn lại càng khó lòng bỏ lỡ. Vậy Cloud engineer có những nhiệm vụ gì? Bạn có tò mò trước khi bắt đầu sự nghiệp của mình. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới nội dung này nhé.
Để đảm ứng được công việc là chuyên gia trong các lĩnh vực lưu trữ và bảo mật, đồng thời là cộng sự thường xuyên của các Frastructure, đảm nhiệm các đầu việc planning, maintain, design Cloud Infrastructure yêu cầu ở các Cloud engineer những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những chia sẻ dưới đây để cùng tích lũy kiến thức cho mình.
Trong ngôi nhà lớn công nghệ thông tin, để có thể trở thành một kỹ sư đám mây, điều đầu tiên bạn cần trau dồi chính ngôn ngữ lập trình. Đó có thể là Python, Java hay một ngôn ngữ bậc cao nào đó đều được, nhưng ít nhất phải có một ngôn ngữ thành thạo để làm nền tảng. Ngôn ngữ này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình viết các liên kết kiểu như đấu API với các Cloud Service hay các Web services khác. Cùng với đó, bạn cũng phải là người nắm rõ về các thuật ngữ phổ biến trong bộ môn phát triển phần mềm điển hình như Agile, Scrum hay Source code version control,...
CI/CD, DevOps và Infrastructure as Code là 3 trong số rất nhiều công nghệ đám mây tự động mà bạn cần trau dồi cho mình trước khi dấn thân vào lựa chọn ngành Cloud Engieer. Với công nghệ đầu tiên, CI/CD giúp bạn tự động hóa các quá trình phát triển phần mềm cũng như quản lý các cơ sở hạ tầng của phần mềm và dữ liệu thông qua các tool. Trong khi đó DevOps cho phép các kỹ sư phần mềm và Cloud có thể phối hợp để tối ưu hóa quá trình chuyển gia sản phẩm cũng như thay đổi kiến trúc hệ thống. Đây là tư duy cực kỳ quan trọng với các kỹ sư đám mây. Thêm nữa, Infrastructure as Code hay còn gọi là cơ sở hạ tầng dưới dạng mã ám chỉ quá trình quản lý và cung cấp các trung tâm dữ liệu máy tính thông qua các tệp định nghĩa mà máy có thể đọc được. Công nghệ này giúp bạn duy trì sự đồng nhất giữa các môi trường điển hình như staging, canary, production. Đặc biệt, khi kết hợp với Cloud Computing sẽ giúp cho quá trình nâng cấp nền tảng cơ sở dữ liệu nhanh chóng hơn.
Các ứng dụng chạy trên cloud yêu cầu bạn sử dụng bạn nắm bắt được các kiến thức về Networking, Internet Protocols dễ dàng có thể kể đến như IP Address, CIDR, Firewall hay TCP/IP, HTTP/HTTPS, SSL hay các dịch vụ DNS, CDN. Hãy sử dụng kiến thức này để thiết kết networking duy trì sự ổn định của các ứng dụng chạy trên cloud nhé.
Về căn bản sự ra đời của vị trí cloud Engineer là nhằm mục đích hỗ trợ lưu trữ và backup dữ liệu an toàn do vậy, bạn cần có những hiểu biết nhất định về cơ sở dữ liệu lẫn nguồn dự trữ, kho lưu trữ trực tuyến lẫn lưu trữ truyền thống và nắm được sự ưu việt của hình thức thứ nhất. Để duy trì và vận hành được database, bạn cần đến một số kỹ năng nổi bật như RDBMS: MySQL / PostgreSQL. Với NoSQL thì có MongoDB, hoặc là Cassandra.Với phần Storage, bạn cũng cần đến một số am hiểu nhất định như Storage, Block Storage và Object Storage
Ngoài những thành tố quan trọng vừa kể trên đây, những ứng cử viên cho vị trí Cloud Engineer cũng cần trau dồi thêm những kiến thức đặc biệt về Cloud Computing Platform và Container, Container Orchestration để định hướng và có kế hoạch phát triển bản thân phù hợp.
Trên đây là những thông tin thú vị giúp bạn giải mã một cách đầy đủ tường tận Cloud engineer là gì, những cơ hội của vị trí này cũng như một số những kiến thức cần thiết để trở thành một Cloud engineer chuyên nghiệp. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ thực sự phù hợp với tất cả các bạn.
Bên cạnh giải mã định nghĩa Cloud engineer là gì, bạn cũng có thể tham khảo thêm những thông tin thú vị xoay quanh chuyên ngành công nghệ thông tin là gì ngay trong bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023