Blog

Client là gì? Mối lương duyên khó rời giữa client và agency ra sao?

13/06/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nếu là một marketer hoặc có định hướng theo đuổi marketing cho mình thì bạn sẽ chắc chắn không thể không biết tới client và agency. So với agency thì client có phần khó hiểu và dễ khiến người khác hiểu lầm hơn cả. Hơn hết, để có thể là vừa lòng các client thì agency cũng phải cố hết công hết sức để thỏa mãn các điều kiện được đưa ra. Vậy, chính xác thì client là gì? Mối quan hệ giữa client và agency hiện nay như thế nào? Để giải đáp được những thắc mắc trên thì hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé!

1. Thông tin tổng quan về client bạn cần biết

1.1. Hiểu chính xác về client là gì?

Nếu có niềm đam mê với marketing thì chắc chắn bạn sẽ phải hiểu rõ được bản chất của client và agency là gì. Vậy, client được định nghĩa như thế nào?

Một cách dịch đơn giản thì client được hiểu là khách hàng và khách hàng được nói tới ở đây chính là của agency. Hay, nói chính xác thì client là thuật ngữ chỉ khách hàng của agency, những công ty chuyên cung cấp dịch vụ marketing cho các doanh nghiệp khác khi có nhu cầu. Vì thế mà client được hình dung là khách hàng doanh nghiệp của các công ty agency.

Client là gì

Những doanh nghiệp client này sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho thị trường và để thực hiện chiến dịch marketing thì họ sẽ thuê các công ty agency và đưa ra các yêu cầu cũng như tiến hành đánh giá, kiểm soát tiến độ của agency trong công việc. Và agency nếu như nhận job đó thì sẽ phải đảm bảo thực hiện được những yêu cầu và làm hài lòng client.

Một số client nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến như P&G, Unilever, Coca Cola hay Pepsico,... Những doanh nghiệp này có bộ phận marketing và có các marketer, thế nhưng, với những chiến lược, dự án truyền thông lớn thì số lượng như vậy sẽ là không đủ để đảm bảo thực hiện hiệu quả. Do vậy mà marketer của client sẽ tìm đến agency để hợp tác và thực hiện các dự án đó. 

1.2. Client là gì trong các lĩnh vực khác

Bên cạnh marketing thì client còn được sử dụng trong các lĩnh vực khác như máy tính, game,... Vậy client là gì trong các lĩnh vực này?

1.2.1. Client trong khoa học máy tính

Trong lĩnh vực này, client cũng được hiểu là khách. Tuy nhiên, khách ở đây là so với máy chủ - server. Những thiết bị được coi là client có thể là phần cứng, phần mềm hoặc chính là người dùng. 

Mô hình client - server ngày càng phổ biến hơn khi giúp quá trình truyền tải thông tin, tín hiệu từ các thiết bị với nhau được thuận tiện và dễ dàng hơn, quản lý công việc từ xa cũng đơn giản hơn. Qua đó giảm tải được sức nặng dành cho máy chủ trong việc truy xuất dữ liệu cũng như cung cấp thông tin cần tìm kiếm. 

Client trong lĩnh vực khác

Sở hữu khá nhiều lợi ích, tuy nhiên, client - server cũng có hạn chế khi cần bảo trì một cách thường xuyên. Mặc dù vậy thì đây vẫn là một mô hình mang tính ưu việt cao. 

1.2.2. Client là gì trong game

Client trong game có sự khác biệt hơn so với 2 định nghĩa về client được nêu ra ở trên. Trong game, client chính là giao diện, âm thanh và đồ họa của game. Những tệp dữ liệu được sử dụng để chạy game chính là client.

Game client sẽ là một mạng lưới được tạo ra để kết nối các người chơi cá nhân với nhau. Mạng lưới này sẽ thực hiện nhiệm vụ là thu thập thông tin về điểm số, thứ hạng,... để truyền về máy chủ và tạo nên một bảng thông tin tổng hợp. Đây là mô hình rất dễ gặp trong các giải đấu game ở các quy mô khác nhau.

1.3. Phân biệt chính xác về client và agency

Đọc đến đây có lẽ bạn cũng đã hiểu được nôm na client là gì. Thế nhưng, nếu như vẫn băn khoăn về client và agency thì những thông tin tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu một cách rõ nét hơn.

Agency là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ marketing, tức là họ sẽ thực hiện các chiến dịch marketing cho những doanh nghiệp có nhu cầu. Và các marketer trong agency sẽ thực hiện các chiến dịch marketing đó cho client. Chính vì thế mà agency sẽ cần hiểu rõ về khách hàng cũng như doanh nghiệp tìm đến mình để đưa ra các giải pháp, chiến lược marketing phù hợp nhất.

Ngược lại với agency, client tập trung nhiều cho vấn đề kinh doanh. Tức là họ thiên về mặt lý trí nhiều hơn, phải tìm ra hướng kinh doanh, sản xuất sao cho phù hợp, đưa ra sản phẩm mang đến lợi nhuận cao,... Còn agency sẽ tìm cách để đưa các sản phẩm, dịch vụ đó đến gần hơn với thị trường, khách hàng mục tiêu mà client mong muốn.

Client và agency

Agency có thể làm việc với nhiều người, nhiều đối tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, miễn là họ thấy phù hợp. Công việc chính của họ là làm tốt chiến dịch marketing đúng theo ý muốn mà client đưa ra. Còn client sẽ chỉ làm việc cho 1 người hay một công ty nhưng khối lượng và số lượng công việc lại nhiều hơn. Quy tắc mà client cần tuân thủ cũng chặt chẽ hơn so với agency mang tính cởi mở khá nhiều.

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, agency sẽ cần phải làm thỏa mãn, hài lòng cũng như được client chấp thuận. Chính vì thế mà toàn bộ quy trình thực hiện truyền thông của agency sẽ phụ thuộc khá nhiều vào client.

2. Những điều mà client không nói nhưng muốn agency hiểu?

Trong marketing, client và agency có lẽ là mối lương duyên khó đứt nhất khi hai yếu tố này cần có sự nương tựa lẫn nhau để phát triển. Vậy, client mong muốn gì ở agency và làm thế nào để mối quan hệ giữa client và agency trở nên hòa thuận, tốt đẹp hơn?

2.1. Điều client muốn ở agency trong quá trình hợp tác

2.1.1. Sự thấu hiểu

Điều đầu tiên mà client mong muốn ở agency chính là sự thấu hiểu. Như một cô nàng đỏng đảnh, client mong muốn agency chủ động trọng việc tìm hiểu về doanh nghiệp để biết được họ cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì, hoạt động kinh doanh ra làm sao và mục tiêu cần đạt được cho chiến dịch marketing sắp tới là gì,... Chỉ khi có sự thấu hiểu sâu sắc nhất thì agency mới có thể đưa ra được những chiến lược marketing phù hợp, ấn tượng nhất và làm thỏa mãn được client. 

Hiểu đơn giản thì khi có một người nào đó làm thay công việc của bạn thì bạn chắc chắn sẽ muốn người đó hiểu được điều mình đang làm là gì, nó hướng tới điều gì và cần đạt được hiệu quả ra sao. Với client khi hợp tác với agency cũng vậy, họ muốn agency hiểu về thương hiệu và yêu thương hiệu như cách mà client vẫn chăm chút vậy.

Điều client mong muốn ở agency

2.1.2. Sự rõ ràng đến từ những con số

Client phải bỏ chi phí ra để thuê agency thực hiện những chiến lược marketing mà họ không thể tự mình thực hiện. Do vậy mà họ muốn thấy được kết quả một cách rõ ràng và chính xác nhất, đó chính là những số liệu thống kê, chứng minh được agency đang thực hiện công việc hiệu quả. Và thông qua báo cáo số liệu đó, client sẽ biết được chiến lược đang đi theo hướng tích cực hay tiêu cực và đạt hiệu quả ở mức độ nào. 

Client phải chịu áp lực về mặt kinh doanh khá cao. Vì thế mà khá dễ hiểu khi họ đòi hỏi một sự chắc chắn cho những hoạt động mà họ thực hiện và đó là lý do mà agency phải chứng minh được năng lực của mình bằng số liệu, con số chuẩn xác nhất.

2.1.3. Sự nhanh nhẹn, linh hoạt

Client sẽ có sự thay đổi các brief khi muốn và khi client thay đổi thì agency sẽ cần nhanh chóng nắm bắt để có những sự điều chỉnh phù hợp để đáp ứng yêu cầu mà client đưa ra. Điều này cũng sẽ phần nào phản ánh về sự chuyên nghiệp của agency trong quá trình hợp tác với client, nhất là khi “khách hàng là thượng đế” vẫn phản ánh được tính đúng đắn ở góc cạnh nhất định.

2.1.4. Sự dự báo ngân sách một cách chính xác

Vấn đề ngân sách luôn là một vấn đề khá nhạy cảm khi chi phí quảng cáo luôn có thể biến động, phình to bất cứ lúc nào. Vì thế mà để tránh phật lòng client hay tạo ra khúc mắc giữa hai bên thì sự dự báo ngân sách cần được lên theo đúng tình hình thực tế và có những cuộc trao đổi thẳng thắn để cả 2 bên có thể rõ ràng và thoải mái với nhau hơn về chuyện tiền nong.

Dự báo ngân sách chính xác

2.1.5. Cung cấp giải pháp

Client tìm đến agency để thuê họ thực hiện chiến dịch marketing, vì thế mà client mong muốn agency mang đến cho họ những giải pháp phù hợp và tạo hiệu quả một cách tốt nhất. Những áp lực mà client phải chịu sẽ được chuyển lên cho agency và đòi hỏi họ đưa ra được những giải pháp tích cực và tối ưu nhất.

2.2. Điều gì giúp client và agency trở nên tốt đẹp hơn?

Để mối quan hệ hợp tác giữa client và agency trở nên tốt đẹp hơn thì sẽ cần tới các yếu tố sau đây:

2.2.1. Sự trung thực và minh bạch

nền tảng cho một mối quan hệ lâu dài đó chính là sự trung thực và minh bạch. Khi cả 2 có sự thẳng thắn để trao đổi một cách rõ ràng nhất về mục tiêu, yêu cầu của nhau thì sẽ là cách để 2 bên có thể hiểu nhau hơn. Và sự minh bạch trong từng vấn đề sẽ là cơ sở để tạo dựng niềm tin giữa hai bên một cách bền chặt hơn.

2.2.2. Giao tiếp nhiều hơn

Việc trao đổi và giao tiếp với nhau nhiều hơn sẽ là cách để 2 bên có thể thấu hiểu lẫn nhau. Hiểu được công việc của nhau, hiểu được tình cảnh, áp lực của nhau. Chính sự thấu hiểu này sẽ là cơ sở để client và agency dễ dàng hơn trong quá trình trao đổi, hợp tác trong các dự án sau đó.

Yếu tố giúp client và agency hòa hợp

2.2.3. Có sự phản hồi lẫn nhau trong công việc

Client và agency được hiểu là mối quan hệ hợp tác vì thế mà trong công việc, 2 bên cần có sự phản hồi qua lại để giúp cho hiệu quả cũng như tiến độ công việc được đảm bảo một cách tốt nhất. Điều này sẽ tránh được sự chậm trễ trong công việc hay phát sinh những việc ngoài ý muốn chỉ vì bên kia phản hồi chậm,...

2.2.4. Quá trình phê duyệt, bàn giao rõ ràng

Agency khi thực hiện công việc cần có sự chấp thuận của client trong nhiều trường hợp. Do đó mà cả 2 cần có sự thống nhất về quy trình phê duyệt, bàn giao. Điều này sẽ giúp quá trình hợp tác được rõ ràng, cụ thể và suôn sẻ hơn.

3. Những tố chất và vị trí mà bạn có thể làm trong client

3.1. Tố chất cần có khi làm việc cho client

Trở thành marketer trong client, không đơn giản là bán ẽ chỉ tay 5 ngón cho agency, ngược lại, bạn sẽ cần phải có rất nhiều yếu tố khác để sinh tồn trong môi trường áp lực này.

Tố chất làm việc trong client

- Kiến thức chuyên môn

Đây chính là điều kiện cần phải có khi làm việc trong client. Bởi nếu không có kiến thức chuyên môn tốt thì bạn sẽ khó để thực hiện tốt công việc của mình. Nhất là khi tại client, bạn có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau, vì thế mà kiến thức sẽ là điều giúp bạn giải quyết vấn đề tốt hơn.

- Hiểu về doanh nghiệp

Một điều đơn giản nhưng chưa chắc ai cũng làm được. Bạn làm việc trong client - một công ty duy nhất, vì thế mà hiểu công ty là yêu cầu tối thiểu. Sự thấu hiểu giúp bạn hòa nhập tốt hơn, định hướng mục tiêu rõ ràng hơn và truyền đạt điều này tới agency một cách chính xác hơn.

- Sáng tạo

Dù thế nào thì với bản chất là một marketer bạn vẫn cần có sự sáng tạo cho mình. Dù làm việc tại client nhưng điều này sẽ giúp bạn mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn khi có ý tưởng độc đáo nhưng phù hợp.

- Kỹ năng lãnh đạo

Việc hợp tác với agency và có vẻ là người trên cơ nên bạn sẽ cần có cho mình kỹ năng lãnh đạo. Điều này giúp bạn vận hành đội ngũ của agency tốt hơn, qua đó đạt được mục tiêu của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.

Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp với các bộ phận khác trong công ty, giao tiếp với đối tác, agency,... Có rất nhiều mối quan hệ mà bạn cần thiết lập trong quá trình làm việc. Do vậy mà giao tiếp tốt sẽ là cách để bạn có thể gợi mở các mối quan hệ và tạo sự thuận tiện hơn khi làm việc.

3.2. Những vị trí bạn có thể lựa chọn trong client

Trong các công ty client, những vị trí bạn có thể lựa chọn như:

- Quản trị thương hiệu (brand manager): Phụ trách về quảng bá và khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp.

- Trade marketing manager: Chịu trách nhiệm thúc đẩy và đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.

- Market Research & Analytics Manager: Nghiên cứu và cung cấp thông tin hữu ích về thị trường, khách hàng cho doanh nghiệp.

- Media manager (Quản trị truyền thông): Phụ trách mảng truyền thông trong doanh nghiệp client.

Các vị trí có thể lựa chọn

- Consumer Market Intelligence (CMI): Nghiên cứu về thị trường và xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

- Thực tập sinh: Những bạn trẻ có niềm đam mê với marketing nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm trong nghề. 

Trên đây là những thông tin tổng hợp về client. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ được client là gì, sự khác nhau giữa client và agency. Qua đó, bạn có thể định hướng tốt hơn cho mình trong hành trình theo đuổi marketing, lựa chọn đúng nơi bản thân có thể phát huy năng lực để phát triển chính mình.

Twitter là gì? Khám phá những điều thú vị về mạng xã hội Twitter

Twitter là gì? Bạn biết gì về lịch sử và hoạt động của mạng xã hội phổ biến nhất nước Mỹ này? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Twitter là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023