Đối với các vị trí công việc, ứng viên nhất định phải tìm hiểu rõ yêu cầu cũng như tính chất công việc của nó khi tham gia ứng tuyển. Nếu quan tâm tới việc làm chuyên viên tư vấn kinh doanh vậy bạn đã nắm rõ bản mô tả công việc dành cho vị trí này chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những thông tin mình quan tâm, đồng thời đưa ra những yêu cầu tuyển dụng và quyền lợi giúp bạn chuẩn bị tốt nhất trước khi tìm việc.
MỤC LỤC
Chuyên viên tư vấn kinh doanh là vị trí không còn quá xa lạ đối với chúng ta, nhất là những ai theo đuổi chuyên ngành kinh doanh. Vậy với những người có ý định theo đuổi vị trí này, bạn có thực sự hiểu rõ bản chất của vị trí này?
Chuyên viên tư vấn kinh doanh chính là những người sở hữu năng lực chuyên môn, có uy tín và một số kỹ năng quan trọng phục vụ công việc như tư vấn hay chăm sóc khách hàng.
Họ luôn là người hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp hay cá nhân là khách hàng của mình đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả và chính xác, từ đó đạt năng suất tối ưu.
Khi làm việc ở một môi trường riêng biệt, chuyên viên tư vấn kinh doanh sẽ có những nhiệm vụ chuyên môn riêng. Vì vậy việc nắm bắt qua loa về công việc của vị trí này chưa đủ để bạn chinh phục nhà tuyển dụng.
Thay vào đó, muốn gia tăng cơ hội, bạn cần tìm hiểu thật kỹ, nắm chắc trong tay bản mô tả công việc hay những yêu cầu cụ thể mà nhà tuyển dụng đặt ra. Chuẩn bị thật tốt tất cả mọi thứ để thấy rõ hiệu quả tuyển dụng.
Cũng như bao vị trí khác trong doanh nghiệp, chuyên viên tư vấn kinh doanh không chỉ đảm nhận một nhiệm vụ duy nhất đó là tìm kiếm khách hàng. Thay vào đó họ còn phải thực hiện nhiều đầu việc khác, tất cả đều hỗ trợ cho mục đích gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp của mình.
Vậy bạn có biết cụ thể công việc của vị trí này là gì không? Khám phá ngay với những nội dung bên dưới nhé.
Làm ở bộ phận kinh doanh, chắc chắn trong danh sách công việc mà bạn phải thực hiện không thể thiếu việc gặp gỡ đối tác hay khách hàng. Tuy nhiên bạn chỉ cần gặp họ khi đã có yêu cầu từ cấp trên hoặc đó là khách hàng có nhu cầu quan tâm và được tư vấn đối với các sản phẩm hay dịch vụ bên bạn cung cấp.
Khi gặp gỡ khách hàng, bạn sẽ nghe vấn đề của họ sau đó nắm bắt và đánh giá sơ bộ tình hình mà họ đang gặp phải. Chuyên viên tư vấn kinh doanh sẽ thu thập các thông tin về hoạt động đầu tư của khách hàng thông qua nhiều phương pháp khác nhau như là xem báo cáo hay khảo sát thực tế,...
Sau khi đã có thông tin, chuyên viên tư vấn kinh doanh sẽ tiến hành phân tích và diễn giải các dữ liệu đó để tìm ra những điểm yếu của khách hàng. Đồng thời cũng truy tìm nguyên nhân vì sao lại có vấn đề như hiện tại và đề xuất các giải pháp hiệu quả.
Với những giải pháp này, cần dựa trên những nhu cầu, mong muốn, mục tiêu cũng như khả năng thực hiện của khách hàng và làm báo cáo thật ngắn gọn về điều này. Một điều cần lưu ý khi làm báo cáo, chuyên viên tư vấn kinh doanh cần ghi rõ lý do và đưa ra lời khuyên thuyết phục nhất.
Ngoài ra, chuyên viên tư vấn kinh doanh sẽ phải lên kế hoạch chi tiết nhằm thay đổi những hạn chế đối với khách hàng của mình. Đồng thời trong quá trình thực hiện, nếu khách hàng có gặp phải khó khăn nào thì bạn sẽ là người hỗ trợ và giải quyết trực tiếp.
Ngoài những công việc nêu trên, chuyên viên tư vấn kinh doanh cũng sẽ trực tiếp tham gia vào công tác tổ chức hay thực hiện những dự án kinh doanh khi được khách hàng của mình uỷ quyền.
Bạn phải nắm rõ và cung cấp các hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho khách hàng, theo đó họ sẽ thực hiện đúng mỗi khi có vấn đề hay sự cố phát sinh xảy ra trong quá trình làm việc.
Cùng làm việc ở phòng kinh doanh, cho nên khi các vị trí khác bận rộn hoặc lượng công việc quá tải thì chuyên viên tư vấn kinh doanh cũng phải hỗ trợ để công việc của cả phòng diễn ra thuận lợi hơn.
Nhiều người thường nghĩ rằng các công việc liên quan tới kinh doanh thường ứng tuyển khá dễ dàng bởi doanh nghiệp cần tìm những người giúp họ tạo ra doanh thu. Tuy nhiên có vẻ như họ đã nhầm khi áp suy nghĩ này vào vị trí chuyên viên tư vấn kinh doanh.
Đây là một vị trí đòi hỏi có chuyên môn cao, kiến thức sâu rộng mới có thể thực hiện được các dự án tư vấn cho khách hàng của mình. Chắc chắn người làm vị trí này phải đảm bảo nguồn kiến thức về kinh doanh siêu tốt.
Để tuyển dụng được một ứng viên tốt, các doanh nghiệp thường đặt ra những yêu cầu như bằng cử nhân trở lên với các chuyên ngành như Tài chính, Quản trị kinh doanh, Kế toán - Kiểm toán,... Trong trường hợp nếu bạn sở hữu bằng Thạc sĩ với các chuyên ngành vừa nêu thì bạn sẽ được ưu tiên.
Bên cạnh đó, ứng viên khi tham gia ứng tuyển việc làm này cần có chứng chỉ về tư vấn tài chính, có kiến thức sâu rộng và am hiểu về nhiều mảng như công nghệ, tiếp thị, nhân sự hay kinh doanh thông thường,... Bạn có thể sẽ phải làm việc với những khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bởi vậy càng biết nhiều thì công việc của bạn càng trở nên thuận lợi.
Một yêu cầu khác cần các chuyên viên tư vấn tài chính tương lai đáp ứng đó là kinh nghiệm. Theo đó, khi tuyển dụng các doanh nghiệp sẽ đưa ra yêu cầu tuyển dụng đối với ứng viên đã từng làm ở vị trí tương đương với thời gian ít nhất 1 năm trở nên, hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.
Là một chuyên viên tư vấn kinh doanh, chắc chắn ngoài kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực thì bạn cũng cần có những kỹ năng hay tố chất phù hợp để làm nghề. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, ứng viên cần kỹ năng văn phòng, thậm chí là trình độ tốt để thao tác trên các phần mềm chuyên dụng một cách dễ dàng.
Thứ hai, những người làm kinh doanh nói chung và chuyên viên tư vấn kinh doanh nói riêng sẽ phải sở hữu kỹ năng thuyết trình tốt, giao tiếp vượt trội, thuyết phục và đàm phán giỏi.
Thứ ba, những người làm chuyên viên tư vấn kinh doanh cần có đầu óc nhạy bén trong khoản phân tích, ngoài ra sở hữu kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu một cách chuyên nghiệp.
Hiện nay, vì chưa hiểu rõ bản chất cho nên nhiều doanh nghiệp chưa có sự phân biệt rạch ròi 2 vị trí là nhân viên kinh doanh và chuyên viên tư vấn kinh doanh. Chính vì thế, khi ứng tuyển bạn cần đọc và tìm hiểu thật kỹ về cách phân loại cũng như những yêu cầu mà họ đưa ra để tránh việc ứng tuyển nhầm.
2 vị trí công việc này là khác nhau cho nên về chế độ quyền lợi hay thu nhập của người làm cũng sẽ khác biệt. Nếu như vị trí nhân viên kinh doanh chỉ nhận về mức lương dao động từ 7 - 10 triệu đồng/tháng vậy thì với chuyên viên tư vấn kinh doanh họ sẽ nhận về con số hấp dẫn hơn từ 10 - 15 triệu đồng mỗi tháng.
Trong con số này đã bao gồm tiền lương cơ bản và các khoản hoa hồng theo doanh số được quy định từ trước theo chế độ của công ty. Ngoài ra, các chuyên viên tư vấn kinh doanh còn có cơ hội nhận về những chế độ quyền lợi hấp dẫn như đóng bảo hiểm đầy đủ theo luật Nhà nước, được đi du lịch hàng năm, được tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn,...
Với bản mô tả công việc chuyên viên tư vấn kinh doanh vừa rồi, hẳn là bạn đã xác định cho mình về mức độ phù hợp và không còn trường hợp nhầm lẫn như đã nêu ban đầu. Nếu công việc phù hợp, thông qua những yêu cầu vừa rồi bạn hãy chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc nhất, từ đó tham gia chiến đấu với mọi đối thủ để giành quyền vào vòng trong nhé.
Bạn biết gì về vị trí chuyên viên tư vấn ngân hàng? Công việc của vị trí này cụ thể ra sao? Đọc bài viết sau đây để nắm rõ những vấn đề mà bạn cần thực hiện khi tham gia ứng tuyển nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023