Blog

Bật mí những thông tin chi tiết về chứng chỉ hành nghề kiểm toán

09/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đối với những ai đã và đang làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán chắc hẳn đều đã phần nào hiểu rõ quy định cần được công nhận về chứng chỉ hành nghề trước khi được cung cấp dịch vụ này. Vậy cụ thể chứng chỉ hành nghề kiểm toán sẽ được thi như thế nào? Những đối tượng nào được phép tham dự để thi và được cấp những chứng chỉ này? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu thông tin ngay trong bài viết sau đây của chúng tôi nhé!

1. Thông tin về việc dự thi chứng chỉ hành nghề kiểm toán

Kiểm toán viên là một công việc không còn quá xa lạ trong các doanh nghiệp hiện nay. Để có thể đảm nhận công việc này cũng như được cung cấp dịch vụ kiểm toán được sự cho phép của Pháp luật thì nhân viên sẽ cần có cho mình những chứng chỉ hành nghề kiểm toán được công nhận và cấp phép của Bộ Tài Chính. Vậy cụ thể những đối tượng nào được tham gia dự thi để được cấp những chứng chỉ này? Nhân viên kiểm toán sẽ cần thực hiện những bài thi như thế nào?

Thông tin về việc dự thi chứng chỉ hành nghề kiểm toán

1.1. Đối tượng được dự thi chứng chỉ hành nghề kiểm toán

Để được dự thi và cấp những chứng chỉ này thì bạn cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện như sau: Đầu tiên, bạn phải là người Việt Nam hoặc người nước ngoài có đầy đủ những đạo đức, phẩm chất liên quan đến nghề nghiệp kiểm toán viên. Là người trung thực, có ý thức chấp hành và tuân thủ theo quy định của Pháp Luật, liêm khiết. Tiếp theo, bạn cần sở hữu bằng tốt nghiệp trình độ Đại học trở lên với những chuyên ngành liên quan đến Tài chính, Kiểm toán, Kế toán.

Bên cạnh đó những đối tượng được dự thi này cần có thời gian công tác và được thực hành những công việc liên quan đến tài chính, kiểm toán, kế toán trong thời tối thiểu là từ 60 tháng trở lên tương đương với 5 năm làm việc. Thời gian này tính từ thời điểm được ghi trên quyết định tốt nghiệp trình độ Đại học hoặc sau Đại học cho đến thời điểm mà thí sinh đăng ký dự thi chứng chỉ hành nghề kiểm toán.

Trong quá trình dự thi, người thi cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp hồ sơ theo đúng yêu cầu, lệ phí thi theo quy định. Ngoài ra, đối tượng dự thi còn không được thuộc nhóm đối tượng bị cấm hành nghề kế toán kiểm toán, đối tượng bị mất năng lực hành vi dân sự.

Đối tượng được dự thi chứng chỉ hành nghề kiểm toán

1.2. Những môn thi có trong chứng chỉ hành nghề kiểm toán

1.2.1. Người dự thi là người chưa có chứng chỉ hành nghề kế toán

Với những nhân viên kế toán lâu năm chưa từng được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán và muốn sở hữu chứng chỉ hành nghề kiểm toán thì cần phải trải qua kỳ thi với 7 môn thi tất cả. Những môn thi đó sẽ bao gồm: Tài chính và quản lý tài chính nâng cao; Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp; Thuế và quản lý thuế nâng cao; Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao; Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao; Phân tích hoạt động tài chính nâng cao và cuối cùng là sở hữu trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức.

Số lượng môn thi của những đối tượng này sẽ nhiều hơn khi bạn dự thi để lấy chứng chỉ hành nghề kế toán là 3 môn. Kỳ thi sẽ được cung cấp thông tin và tổ chức bởi Bộ Tài Chính nên bạn hãy cân nhắc và tìm hiểu để ôn luyện nhé!

Người dự thi là người chưa có chứng chỉ hành nghề kế toán

1.2.2. Người dự thi đã có chứng chỉ hành nghề kế toán

Đối với những người dự thi đã có chứng chỉ hành nghề kế toán thì khi tham gia thi để lấy chứng chỉ hành nghề kiểm toán sẽ được lọc bớt một số môn thi nhất định. Cụ thể, những đối tượng này cần dự thi với 3 môn tất cả đó là Phân tích hoạt động tài chính nâng cao; Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao và cuối cùng là môn thi ngoại ngữ với trình độ C của một trong 5 ngoại ngữ thông dụng đã nhắc đến ở trên.

Đối với cả hai đối tượng trên thì nội dung của các môn thi sẽ bao gồm các phần thực hành với bài tập tình huống và phần lý thuyết. Tất cả sẽ đều do Bộ Tài Chính thực hiện và soạn thảo cũng như cập nhật và công khai cụ thể nội dung tài liệu, chương trình học. Đối với những đối tượng lần đầu thi để được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán thì phải đăng ký ít nhất là 4 môn. 

Mỗi bài thi sẽ được quy định với thời gian làm bài là 180 phút và 120 phút cho môn thi ngoại ngữ. Hằng năm, Bộ Tài Chính sẽ thực hiện tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ này vào hai thời điểm là quý III và quý IV trong năm.

Người dự thi đã có chứng chỉ hành nghề kế toán

2. Những quy định liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán

Trong quá trình dự thi và để được cấp những chứng chỉ hành nghề này thì các thí sinh sẽ cần phải đạt yêu cầu với các môn dự thi đã đăng ký. Số điểm đạt yêu cầu mà Bộ Tài Chính quy định là từ 5 điểm trở lên với một môn thi theo thang điểm 10 và riêng với môn ngoại ngữ sẽ tính theo thang điểm 100 thì số điểm đạt yêu cầu sẽ là 50 điểm trở lên.

Trong trường hợp các thí sinh muốn bảo lưu thì điểm của các môn thi được tính là đạt yêu cầu sẽ được giữ trong vòng 3 năm tính từ năm của kỳ thi thứ nhất. Trong thời gian mà thí sinh bảo lưu điểm thi của những môn đạt yêu cầu thì thí sinh vẫn được phép thi lại những môn chưa đạt, thi nâng điểm hoặc thi tiếp những môn chưa thi và số lần thi không được quá 3 lần cho mỗi môn tính cả lần thi đầu.

Những quy định liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán

Cụ thể về việc đạt yêu cầu trong các môn thi để được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán đó là đối tượng dự thi khi tham gia cần đạt yêu cầu với cả 7 môn và số điểm là 5 cho mỗi môn thi. Bên cạnh đó, tổng điểm thi của các thí sinh cũng cần đạt tối thiểu là 38 điểm không tính môn ngoại ngữ thì mới được xem xét và đủ yêu cầu để vượt qua kỳ thi.

Trong trường hợp bạn là đối tượng dự thi đã có chứng chỉ hành nghề kế toán thì 3 môn dự thi cần có số điểm đạt yêu cầu cho mỗi môn và cộng tổng 3 môn lại phải đạt 12,5 điểm trở lên và cũng không tính môn ngoại ngữ. Tức là một trong 3 môn thi của bạn phải có kết quả 7,5 trở lên thì mới được coi là đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán.

Cuối cùng, khi đã hoàn thành quá trình thi và được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán thì chứng chỉ này sẽ có hiệu lực và thời hạn sử dụng tối đa là 60 tháng tương đương với 5 năm. Thời hạn này sẽ được tính từ năm bắt đầu có hiệu lực được ghi trên chứng chỉ cho đến ngày 31/12 của năm thứ 5 (làm tròn năm).

Thời hạn sử dụng của chứng chỉ hành nghề kiểm toán

Trên đây là những chia sẻ chi tiết của chúng tôi về những thông tin liên quan đến chứng chỉ hành nghề kiểm toán. Với những giá trị mang lại, chúng tôi hy vọng bạn đã có được những tin tức hữu ích và hỗ trợ hiệu quả cho những dự định tương lai của bạn. Lời chúc sức khỏe, niềm vui cùng là lời kết lại cho bài viết ngày hôm nay. Đừng quên thường xuyên ghé thăm chúng tôi để đón chờ những bài viết với những thông tin hấp dẫn khác nhé!

Những chứng chỉ Kiểm toán quốc tế gây ấn tượng mạnh

Bạn là một ứng viên ngành nghề kiểm toán và muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những chứng chỉ quốc tế? Đọc ngay bài viết sau đây để có được những thông tin hữu ích cho mình nhé!

Chứng chỉ kiểm toán quốc tế

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023