Blog

CBM là gì? Tìm hiểu ngay về đơn vị tính số khối hàng hóa - CBM

31/12/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

CBM hay còn gọi là số khối, tiếng Anh là Cubic Meter (m3)  là đơn vị để đo khối lượng hàng hóa trong vận chuyển. Cách tính CBM như thế nào và để hiểu rõ hơn về đơn vị tính số khối này, chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123vn nhé.

1. CBM là gì?

CBM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Cubic Meter, nghĩa là mét khối, là đơn vị để đo số khối hàng hóa. 

Tính số khối CBM trong vận chuyển hết sức quan trọng, giúp người vận chuyển ước tính được số lượng hàng có thể sắp xếp trong từng chuyến vận chuyển. Nhờ việc tính toán  CBM mà người vận chuyển có thể chủ động sắp xếp hàng hóa một cách gọn gàng nhất, tốn ít không gian nhất và có thể chở được số lượng hàng hóa nhiều nhất. 

Bên cạnh ý nghĩa thông dụng là viết tắt của đơn vị tính số khối hàng hóa trong vận chuyển, CBM còn có một số ý nghĩa nữa như:

  • CBM: viết tắt của từ tiếng Anh “Commodore Business Machine”

  • CBM: Viết tắt của “Curriculum Based Measurement”

  • CBM: viết tắt của “ Coalbed Methane”

  • CBM: “Certified Business manager” , nghĩa là chứng chỉ do cá nhân, tổ chức cấp về lĩnh vực kinh doanh. Chứng chỉ này được cấp cho những học viên có khả năng quản lý kinh doanh, kỹ năng, khả năng để phục vụ trong công việc.

  • CBM: viết tắt của “Contra Body Movement”, là chuyển động cùng chiều cạnh thân người đối diện, thường được sử dụng để chỉ động tác trong khiêu vũ. 

2. Cách tính CBM

Để tính được khối lượng hàng hóa cần vận chuyển, chúng ta cần nắm được số liệu đo 3 chiều của thùng hàng bao gồm chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Các số liệu đo cần phải đưa về cùng một đơn vị đo như mét, centimet,...

Công thức tính CBM khi đó là:

CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng thùng.

Ví dụ một thùng hàng có chiều dài 1m, chiều rộng 0.7m, chiều cao 0.5 m và có tổng cộng 50 thùng hàng như thế thì số khối CBM sẽ được tính:

Số khối CBM = (1 x 0.7 x 0.5) x 50 = 17.5 (m3)

Trong trường hợp đơn vị đo chiều dài, chiều rộng chiều cao được tính bằng đơn vị centimet thì khi tính CBM chúng ta cần đổi ra đơn vị mét. 

Công thức tính CBM khi đó là

CBM = [(chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng thùng] : 1 000 000

3. Cách tính cước phí hàng hóa trong vận chuyển

Tính toán cước phí vận chuyển là vấn đề quan trọng mà tất cả những người làm việc trong ngành cần phải quan tâm. Vậy tính cước phí như thế nào là phù hợp nhất, dựa trên kích thước hay dựa trên cân nặng? Vì trên thực tế, có những hàng hóa có hình dạng lớn, chiếm nhiều diện tích nhưng cân nặng laij rất nhẹ. Trong khi có những hàng hóa kích thước nhỏ nhưng lại cực kỳ nặng.

Trước khi tìm hiểu về cách tính cước phí hàng hóa theo đường vận chuyển, chúng ta cần nắm được một số công thức đổi số khối CBM sang đơn vị tính trọng lượng kg như sau:

  • Trong vận chuyển đường hàng không: 1 CBM = 167kg

  • Trong vận chuyển đường bộ:  1 CBM = 333 kg

  • Trong vận chuyển đường biển: 1 CBM = 1.000 kg 

Thực tế, cách tính cước phí hàng hóa dựa trên kích thước và trọng lượng sẽ được tính:

1. Trong vận chuyển hàng hóa đường biển: Chúng ta cần so sánh số khối CBM và cân nặng, giá trị nào cao hơn sẽ được sử dụng để tính cước vận chuyển hàng lẻ LCL (là những mặt hàng được gom đơn lẻ để xếp trên cùng một chuyến vận chuyển)

Ví dụ:

Trong vận chuyển đường biển, bạn cần chuyển 10 kiện hàng, mỗi kiện hàng có kích thước và trọng lượng như sau:

  • Kích thước 1 kiện: 1.2 x 1 x 1.5 

  • Trọng lượng 1 kiện: 180 kg

=> Trọng lượng thực tế của 10 kiện hàng: 180 x 10 = 1.800 kg

Tổng số khối CBM : (1.2 x 1 x 1.5) x10 = 18 (m3)

Trọng lượng thể tích lô hàng: 18 x 1000 = 18.000 kg

=> Vậy trọng lượng tính theo thể tích lớn hơn trọng lượng thực tế của hàng hóa nên chúng ta sẽ  sử dụng trọng lượng thể tính để tính cước phí.

2.Trong vận chuyển đường hàng không: Cần đổi số khối CBM sang cân nặng tính theo kg theo công thức: cân nặng = Số khối CBM x 166.67. Sau đó chúng ta so sánh cân nặng theo kích thước và cân nặng thực tế của hàng hóa, giá trị nào cao hơn sẽ được sử dụng để tính cước vận chuyển. 

=> Mục đích của việc chuyển đổi CBM sang kg để giúp người vận chuyển dễ dàng tính cước phí một cách hợp lý nhất. Nếu tính cùng một công thức tính cước phí cho các mặt hàng khác nhau thì người vận chuyển có thể dễ bị lỗ. 

Ví dụ: 

Trong vận chuyển hàng hóa đường hàng không, bạn cần vận chuyển 10 kiện hàng, mỗi kiện hàng có các thông số như sau:

  • Kích thước 1 kiện: 150cm x 120cm x 110cm

  • Trọng lượng 1 kiện: 50 kg

=> Trọng lượng thực tế của 10  kiện hàng là : 50 x 10 = 500 kg

Trọng lượng tính theo CBM là : (1.5 x 1.2 x 1.1) x 166.67 = 330kg

=> Như vậy trọng lượng tính theo CBM nhỏ hơn trọng lượng thực tế nên trọng lượng thực tế sẽ được sử dụng để tính cước vận chuyển. 

3. Trong vận chuyển đường bộ

Tính cước phí vận chuyển hàng hóa đường bộ của 10 kiện hàng, mỗi kiện hàng có các thông số như sau:

  • Kích thước 1 kiện: 1.2 x 1 x 1.5 

  • Trọng lượng 1 kiện: 200 kg

=> Trọng lượng thực tế của 10 kiện hàng: 200 x 10 = 2.000 kg

Tổng số khối CBM : (1.2 x 1 x 1.5) x10 = 18 (m3)

Trọng lượng thể tích lô hàng: 18 x 333= 5.994 kg

=> Vậy trọng lượng tính theo thể tích lớn hơn trọng lượng thực tế của hàng hóa nên chúng ta sẽ  sử dụng trọng lượng thể tính để tính cước phí.

CBM là đại lượng rất quan trọng trong vận chuyển hàng hóa. Hy vọng bài viết trên đây của Vieclam123 đã giúp bạn hiểu rõ về đơn vị đo khối lượng này. Chúc các bạn thành công!

>> Tìm hiểu thêm:

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023