Blog

Cầu toàn là gì? Những dấu hiệu nhận biết một người có tính cầu toàn

18/02/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nếu như bạn đã từng buồn rầu và thất vọng về bản thân khi đạt số điểm thi đứng thứ 2 cả lớp vậy thì có khả năng bạn là một người cầu toàn. Những người cầu toàn thường có xu hướng chinh phục những giới hạn mà rất ít người nghĩ tới, đó thường là giới hạn của sự hoàn hảo. Vậy bạn hiểu cầu toàn là gì? Đâu là những dấu hiệu để bạn nhận biết mình có phải là người cầu toàn hay không? Cùng vieclam123.vn làm rõ những thắc mắc nêu trên bằng cách đọc hết bài viết bên dưới này bạn nhé.

1. Hiểu rõ khái niệm cầu toàn là gì?

Thực ra không quá khó để giải nghĩa khái niệm cầu toàn là gì, thậm chí bạn có thể hiểu sâu hơn về nó khi dành chút thời gian của mình để tìm hiểu.

Được biết “cầu toàn” dịch sang tiếng Anh là “Perfectionism” - thuật ngữ chỉ tính cách của con người. Những người cầu toàn thường vạch ra cho mình những tiêu chuẩn hoàn hảo hơn so với người bình thường.

Hiểu rõ khái niệm cầu toàn là gì?

Hiện nay, dựa vào sự linh hoạt về những tiêu chuẩn mà họ đặt ra thì nhóm người cầu toàn được chia thành 2 loại đó là: Người cầu toàn bình thường và người cầu toàn theo kiểu rối loạn thần kinh.

- Những người thuộc nhóm cầu toàn bình thường: Họ thường đặt tiêu chuẩn khá cao tuy nhiên trong quá trình thực hiện nếu thấy không khả thi thì sẽ tự điều chỉnh tiêu chuẩn của mình sao cho phù hợp. Chính vì vậy họ thường đạt được những thành công như mong đợi.

- Nhóm người cầu toàn theo kiểu rối loạn thần kinh: Những người thuộc nhóm này thường đặt ra những mục tiêu phi thực tế, luôn ép bản thân phải làm việc hết sức để đạt được mục tiêu. Khi không đạt được theo kỳ vọng thì họ thường tự trách móc và phê phán bản thân, cho rằng mình chẳng làm được việc gì ra hồn. Chính vì sự mong đợi quá lớn cho nên những người này thường hay thất vọng với chính bản thân mình, luôn sống trong cảm giác tự ti và tiêu cực, điều này ảnh hưởng lớn tới đời sống cũng như công việc của họ nên cần khắc phục.

2. Những dấu hiệu nhận biết người có tính cầu toàn

Không quá khó khăn trong việc nhận diện một ai đó có tính cầu toàn, chỉ đơn giản là nhận diện qua những hành động, cử chỉ và thái độ mà họ bộc lộ ra bên ngoài.

Với những dấu hiệu nhận biết sau đây, bạn có thể tự tin đánh giá bản thân hoặc nhìn nhận một ai đó có phải người cầu toàn hay không.

2.1. Người cầu toàn thường bị ám ảnh bởi sự thất bại

Người cầu toàn thường bị ám ảnh bởi sự thất bại

Bởi vì phương châm hướng tới là sự hoàn hảo cho nên trong suy nghĩ của người cầu toàn không có chỗ cho sự thất bại.

Khi làm bất cứ việc gì, những người cầu toàn thường suy nghĩ rất kỹ về việc thất bại, họ thường bị ám ảnh bởi chúng và không thể chấp nhận thất bại dù chỉ là trong hành động nhỏ nhất.

Người cầu toàn thường bảo thủ trước những lời nhận xét không hay hoặc phê bình từ những người khác, luôn tìm cách bảo vệ bản thân để giữ hình ảnh cá nhân một cách tốt nhất. Chính vì sự bảo thủ này mà những người sở hữu tính cầu toàn thường rất khó tiếp thu đóng góp từ người khác mà thay đổi bản thân.

2.2. Người cầu toàn thường thiết lập tiêu chuẩn cá nhân cao

Một trong những dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất đối với một người có tính cầu toàn đó chính là luôn thiết lập tiêu chuẩn cá nhân cao.

Hoàn hảo là cái đích mà họ luôn hướng tới, thậm chí những mục tiêu mà họ đặt ra rất khó hoàn thành.

Họ ép bản thân phải nghiêm khắc, kỷ luật và làm việc với công suất lớn nhất để hoàn thành mục tiêu mà họ đặt ra. Chính vì có niềm tin tuyệt đối vào bản thân cho nên những người cầu toàn thường dễ dàng đạt được những thành công mà họ mong đợi. Tuy nhiên điều này cũng gây ra cản trở lớn trong công việc nếu như đặt trong những tình huống đòi hỏi sự linh hoạt.

Đặt ra những quy định khắt khe cho bản thân để đạt được mục tiêu phấn đấu là điều rất tốt và không phải ai cũng làm được. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích thì việc này có thể sẽ gây ra những chứng rối loạn về tâm thần, không những ảnh hưởng về đời sống tâm thần mà sức khoẻ của người cầu toàn cũng bị ảnh hưởng không nhẹ.

2.3. Luôn muốn kiểm soát mọi thứ là biểu hiện của một người cầu toàn

Luôn kiểm soát mọi thứ là biểu hiện của một người cầu toàn

Những người cầu toàn thường mong muốn mọi việc mình làm đều có kết quả cao nhất nếu không muốn nói là hoàn hảo. Bởi vậy họ luôn cố gắng gồng bản thân để đạt được mục đích.

Ngoài những vấn đề chuyên môn, tất cả các lĩnh vực khác họ đều muốn tham gia và kiểm soát chúng. Họ muốn người khác phải thực hiện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của mình để đạt được kết quả như họ nghĩ tới.

Tuy nhiên, vì quá cứng nhắc, kiêm kham nhiều lĩnh vực cho nên họ sẽ rơi vào tình trạng thất vọng về bản thân khi đạt được kết quả kém.

2.4. Người cầu toàn thường dễ bị tác động từ môi trường xung quanh

Tâm lý của những người cầu toàn thường là thích mọi thứ liên quan tới mình hoàn hảo, ngay cả những lời góp ý cũng phải theo hướng tích cực thì họ mới tiếp nhận.

Với những lời nói sau lưng mang tính chất chê bai, dè bỉu, người cầu toàn thường không thể chấp nhận và bị ảnh hưởng bởi chúng. Những lúc như vậy họ sẽ tìm cách để cải thiện bản thân, ép bản thân cần phải cố gắng hơn nữa để tạo ra những giá trị hoàn hảo khiến người khác phải kinh ngạc.

Có một điều có thể bạn chưa biết về người cầu toàn đó là mặc dù luôn đặt ra các kỷ luật thép và ép bản thân phải thực hiện theo để chứng tỏ bản thân với những người xung quanh. Tuy nhiên họ lại có xu hướng buồn bã, lo âu mỗi khi thất bại, những lúc này họ thường có suy nghĩ tiêu cực và khó vượt qua sự thất bại của chính mình.

2.5. Người có tính cầu toàn luôn cảm thấy bất an

Người có tính cầu toàn luôn cảm thấy bất an

Một người yêu thích sự hoàn hảo chắc chắn sẽ mong muốn mọi thứ liên quan tới mình đều đạt kết quả tốt nhất, chính bởi điều này mà khiến cho suy nghĩ của họ luôn bị bất an.

Họ rất sợ những thay đổi bất ngờ vì chúng có thể làm phá vỡ kế hoạch hay những dự định mà họ đặt ra trước đó.

Chính bởi những lo lắng, căng thẳng xuất hiện thường xuyên này có thể làm họ trở nên mệt mỏi, họ sẽ suy sụp tinh thần nếu như mọi thứ đều không như mình mong muốn.

3. Cải thiện tính cầu toàn có phải việc đơn giản?

Hiện nay, khá nhiều người sở hữu tính cầu toàn, tuy nhiên phần lớn là cầu toàn theo kiểu rối loạn thần kinh. Vậy có cách nào để giảm thiểu được tính cách này giúp họ có thể cân bằng cuộc sống với công việc? Tham khảo những gợi ý bên dưới và áp dụng ngay bạn nhé.

3.1. Lên kế hoạch với quỹ thời gian hợp lý

Một người không cầu toàn họ sẽ giải quyết vấn đề nhanh hơn so với những người có tính cầu toàn. Vì sao lại như vậy?

Những người cầu toàn vì luôn muốn mọi thứ phải hoàn hảo, ngay cả khi hoàn thành xong công việc thì họ vẫn muốn nhìn lại, kiểm tra lại để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. Đương nhiên điều họ áp dụng điều này cho cả những vấn đề đơn giản và nhỏ nhặt nhất, chính vì vậy mà làm tăng thời gian cho 1 công việc lên.

Lên kế hoạch với quỹ thời gian hợp lý để giảm thiểu sự cầu toàn

Việc cẩn thận là rất tốt tuy nhiên trong ngày bạn cần xử lý rất nhiều công việc khác nhau, nếu như mỗi việc đều gia tăng thêm thời gian vậy thì bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian rảnh để đầu tư cho công việc thì mới hoàn thành nhiệm vụ.

3.2. Hạn chế đặt ra những tiêu chuẩn quá khắt khe

Để giảm thiểu tính cầu toàn của bản thân thì việc hạn chế đặt ra những tiêu chuẩn quá khắt khe là hết sức cần thiết.

Một khi những tiêu chuẩn này được giảm thiểu, bạn sẽ có nhiều thời gian để thảo luận với đồng nghiệp, từ đó gia tăng những ý kiến tích cực góp phần làm dự án hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc thường xuyên thảo luận hay làm việc nhóm cũng góp phần củng cố mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp trong công ty, gia tăng tính đoàn kết trong tập thể lớn.

3.3. Thiết lập các mục tiêu trong tầm kiểm soát

Thiết lập các mục tiêu trong tầm kiểm soát

Ưu tiên những mục tiêu trọng tâm, thừa thời gian mới giải quyết những mục đích nhỏ chính là cách để bạn giảm bớt tính cầu toàn của bản thân.

Rõ ràng, khi thiết lập các mục tiêu rõ ràng trong tầm kiểm soát, bạn sẽ nhanh chóng đạt được thành công trong khi tỷ lệ thất bại sẽ giảm.

Việc sử dụng quá nhiều thời gian cho những mục tiêu nhỏ sẽ khiến bạn quên đi nhiệm vụ lớn mình cần hoàn thành.

4. Sở hữu tính cầu toàn là lợi hay hại?

Hướng tới giá trị hoàn hảo là điều bất kỳ ai cũng mong muốn, tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện và đủ khả năng để làm ra những điều phi thường đó. Việc cầu toàn đối với mọi thứ có thể xem là tích cực nếu như bạn biết cân bằng mọi thứ theo điều kiện, hoàn cảnh tuy nhiên lại gây ra những bất lợi cho công việc, cuộc sống nếu như bạn đặt ra những mục tiêu phi thực tế.

Nếu chỉ dừng lại ở mức độ cầu toàn thì có thể bạn sẽ dễ đạt được thành công mong muốn nhưng nếu bạn lại là tuýp người “quá” cầu toàn thì mọi chuyện sẽ khác. Bạn sẽ khó đạt được thành công bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, bạn luôn muốn mình tạo ra kết quả tốt trong tất cả lĩnh vực, việc kiêm kham quá nhiều việc sẽ khiến mọi thứ của bạn không thể chu toàn giống như làm chuyên môn. Một khi đã không làm tốt thì việc thăng tiến của người cầu toàn thường sẽ gặp khó khăn, nói cách khác cấp trên của bạn sẽ không tin tưởng và giao trọng trách cho người không hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thứ hai, người cầu toàn thường bảo thủ, không chấp nhận những ý kiến đóng góp từ người khác, luôn cho mình là đúng vì vậy họ thường khó thay đổi để hoàn thiện bản thân.

Sở hữu tính cầu toàn là lợi hay hại?

Thứ ba, những người cầu toàn thường không biết cách cân bằng trong cuộc sống, bởi vậy không chỉ công việc mà sức khỏe của họ cũng bị ảnh hưởng khá nhiều, khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây thì bạn đã hiểu rõ khái niệm cầu toàn là gì và biết cách nhận diện những người cầu toàn. Nếu là người cầu toàn thì có một lời khuyên dành cho bạn đó là hãy sống và làm việc vì đam mê, nhiệt huyết, bên cạnh đó đừng ngại thay đổi bản thân để nhận về những giá trị tốt đẹp hơn.

Gia trưởng là gì? Đàn ông gia trưởng có tốt không?

Bạn có biết gia trưởng là gì và cách nhận biết một người đàn ông gia trưởng? Khá nhiều độc giả quan tâm tới vấn đề này và để giúp họ giải đáp những thắc mắc nêu trên, vieclam123.vn đã chia sẻ bài viết liên quan bên dưới, bạn có thể theo dõi để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Gia trưởng là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023