Blog

Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn xin việc Mở và cách trả lời hay nhất!

26/09/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hầu hết các buổi phỏng vấn sẽ có ít nhất một vài câu hỏi phỏng vấn xin việc Mở. Để dễ hiểu thì các câu hỏi Mở là những câu hỏi không thể trả lời đơn giản bằng “Có” hoặc “Không”. Nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn câu hỏi Mở vì hàng tá lý do. Nhìn chung, họ hỏi bạn câu hỏi Mở để biết hơn về tính cách của bạn cũng như để thử xem bạn có phù hợp với văn hóa của công ty không. Họ cũng có thể đưa ra loại câu hỏi này để biết bạn có đủ tố chất và kinh nghiệm cần cho công việc không. Câu hỏi Mở có thể khiến bạn cảm thấy bối rối vì thường sẽ có rất nhiều cách khác nhau để trả lời. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không có câu trả lời đúng hay sai cho những loại câu hỏi này. Một câu trả lời ấn tượng sẽ tập trung làm nổi bật lí do vì sao bạn là một ứng viên lý tưởng cho vị trí cụ thể mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Câu trả lời sẽ chú trọng vào chiều sâu, và bao gồm một vài ví dụ từ những kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn.

Nhãn

1. Các loại câu hỏi phỏng vấn Mở

Trong thực tế, có rất nhiều loại câu hỏi Mở khác nhau. Một loại câu hỏi Mở thường gặp là câu hỏi phỏng vấn Hành Vi. Đây là dạng câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về kinh nghiệm làm việc trong quá khứ. Ví dụ, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn câu hỏi như “Hãy nói về một lần bạn gặp khó khăn để hoàn thành công việc đúng hạn.” hoặc “Nói về một thành tích lớn nhất trong công việc của bạn.”

Một loại câu hỏi mở thường gặp khác là câu hỏi phỏng vấn Tình Huống. Đây là dạng câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi xem bạn xử lý một tình huống công việc giả định như thế nào. Ví dụ, họ sẽ hỏi “Bạn sẽ làm gì khi bạn biết sếp của bạn đã làm sai về một việc gì đó liên quan đến công việc của bạn?”

Các loại câu hỏi Mở khác không phù hợp với một loại danh mục cụ thể. Ví dụ, một dạng câu hỏi Mở được hỏi nhiều nhất là “Hãy nói về con người của bạn.” Có rất nhiều các loại câu hỏi Mở khác, bao gồm các câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm (bạn kể lại kinh nghiệm làm việc trước đây của bản thân) và câu hỏi phỏng vấn Năng Lực (bạn diễn tả một số kỹ năng nhất định trong quá khứ).

2. Các câu hỏi phỏng vấn Mở và mẹo trả lời ấn tượng

Tập trung vào phần mô tả công việc. Cho dù câu trả lời của bạn như thế nào, hãy đảm bảo rằng nó tập trung vào kỹ năng, yêu cầu hoặc kinh nghiệm liên quan đến công việc. Ví dụ, nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn nói về khoảng thời gian bạn đạt được thành công trong công việc, hãy cố gắng đưa ra một vài ví dụ liên quan đến công việc bạn đang phỏng vấn tại thời điểm nói. 

Cung cấp ví dụ: Khi thích hợp hãy thêm một vài ví dụ từ kinh nghiệm làm việc trong quá khứ vào câu trả lời của bạn. Ví dụ, trong một câu hỏi phỏng vấn Tình Huống về việc bạn sẽ giải quyết một vấn đề tương lai như thế nào, bạn có thể trả lời bằng cách nói về khoảng thời gian bạn đã giải quyết một vấn đề trong quá khứ. 

Khi trả lời một câu hỏi bằng cách dùng ví dụ, hãy thử sử dụng kỹ thuật phỏng vấn STAR. Phương pháp này liên quan đến miêu tả ví dụ công việc trong quá khứ của bạn một cách chi tiết. Situation (Giải thích tình huống), Task (nhiệm vụ) hoặc vấn đề mà bạn cần giải quyết, Action (hành động) bạn đã làm để xử lý nó và Results (kết quả) là gì. 

Đi vào chiều sâu, nhưng hãy giữ nó ngắn gọn. Khi bạn muốn đưa ra những câu trả lời có chiều sâu cho những câu hỏi Mở, hãy đảm bảo rằng bạn không chỉ nói và nói quá dài. Hãy tập trung vào trả lời câu hỏi một cách rõ ràng. Giữ cho câu trả lời của bạn đúng trọng tâm và ngắn gọn. 

Điều này cụ thể rất quan trọng khi bạn trả lời loại câu hỏi phỏng vấn thường gặp như “Hãy nói về bản thân mình.” Điều mà một nhà tuyển dụng tiềm năng muốn là một bản tổng kết nhanh về con người bạn - không dài hơn ba phút - và lí do vì sao bạn là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí này. Bạn nên nói về những gì bạn đã làm - điều làm bạn trở thành người phù hợp nhất cho vị trí đó. Dùng một hoặc hai ví dụ để củng cố điều bạn muốn nói. “Hãy nói về bản thân bạn” không có nghĩa là “kể hết mọi thứ về bạn”. Tập trung vào các câu chuyện và đặc điểm tính cách giúp bạn trở nên đặc biệt và nổi bật cho vị trí công việc. 

2.1. Câu hỏi phỏng vấn mở - Mẹo và các câu trả lời hay nhất

“Hãy nói về bản thân bạn” 

Đây là một câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường hỏi vào đầu buổi phỏng vấn, như một cách để xây dựng mối quan hệ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nhắc đến một hoặc hai sở thích của bản thân, tuy không liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang phỏng vấn, nhưng nó thể hiện được mặt tích cực của con người bạn. Tiếp theo đó bạn có thể nói về đặc điểm hoặc khả năng liên quan trực tiếp đến công việc hơn. 

VD: Tôi là một người trẻ tuổi thích đóng góp hết mình vào văn hóa xã hội tại nơi tôi ở. Ví dụ, tôi làm tình nguyện viên tại chương trình nhạc kịch thị trấn cho các em học tiểu học. Tôi cũng cung cấp dịch vụ luyện thi SAT cho học sinh trung học địa phương một tháng một lần. Tôi tin rằng niềm đam mê truyền cảm hứng và giáo dục trẻ em khiến tôi trở thành một ứng cử viên phù hợp với tổ chức giáo dục phi lợi nhuận của bạn.   

“Ưu điểm lớn nhất của bạn là gì?”

Đây là một dạng câu hỏi quen thuộc và có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau. Khi trả lời, đứng quá khiêm tốn, nhưng cũng đừng quá phóng đại. Tập trung vào một điểm mạnh cụ thể liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang phỏng vấn, cung cấp ví dụ khi bạn phát huy điểm mạnh đó trong công việc. Sử dụng kỹ năng phỏng vấn STAR để giải thích bạn đã sử dụng thế mạnh đó như thế nào trong quá khứ để cống hiến cho công ty. 

VD: Một trong những điểm mạnh của tôi là sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Điều này có được từ các kỹ năng chỉnh sửa bản sao và hiệu đính kỹ lưỡng của tôi. Trước đây tôi là một trợ lý tiếp thị, người quản lý luôn khen ngợi khả năng phát hiện mọi lỗi ngữ pháp và đánh vần của tôi. Dựa vào đây, cô ấy bắt đầu giao thêm cho tôi nhiệm vụ hiệu đính bản thảo.  

“Điều gì là động lực thúc đẩy bạn?”

Câu hỏi này có thể khiến bạn cảm thấy chán nản vì có quá nhiều cách để trả lời. Nhà tuyển dụng dùng câu hỏi để kiểm tra bạn trong tích tắc xem bạn có phù hợp với văn hóa công ty không. 

Trả lời thành thật, nhưng hãy giữ công ty và vị trí công việc trong đầu. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vị trí công việc là chăm sóc khách hàng, bạn có thể sẽ muốn nhấn mạnh vào niềm đam mê xử lý các vấn đề của khách hàng khi phỏng vấn. Nếu công ty bạn ứng tuyển nổi tiếng về làm việc theo nhóm, hãy nhấn mạnh vào sở thích làm việc nhóm và giúp nhóm đạt được mục tiêu đặt ra của bản thân. 

VD: Tôi yêu thích làm việc trực tiếp với khách hàng để xử lý các tình huống của họ. Tôi đã làm việc này tại công việc trước khi là một đại diện chăm sóc khách hàng. Tôi thích việc được lắng nghe những vấn đề của khách hàng, nghiên cứu và giải quyết chúng. Điều này thúc đẩy tôi luôn hoàn thành công việc một cách tốt nhất và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách xuất sắc nhất.      

 “Mục tiêu cho tương lai của bạn là gì?”

Nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này để đảm bảo rằng bạn sẽ không rời công ty trong một khoảng thời gian ngắn. Nó cũng giúp họ hiểu hơn về tham vọng của bạn cũng như xem xem mục tiêu của bạn có phù hợp với công ty hay không. 

Trong câu trả lời, tập trung nói về bạn muốn phát triển trong công việc và công ty đó như thế nào. Tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn để hiểu về con đường phát triển tại công ty đó như thế nào. Nhà tuyển dụng sẽ thích các ứng viên có mong muốn phát triển phù hợp với định hướng của công ty. 

VD: Tôi muốn tiếp tục phát triển các kỹ năng của một giáo viên, cụ thể là thông qua chương trình hỗ trợ giáo viên của công ty. Khi tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn, tôi muốn thử cơ hội làm trưởng bộ phận hoặc nhận một vai trò hành chính khác. Tuy nhiên, hiện tại, tôi mong muốn được áp dụng những kỹ năng dạy học trên lớp của mình và tiếp tục phát triển với tư cách là một giáo viên. 

“Tại sao bạn là người thích hợp nhất cho công việc này?”

Câu hỏi này cho bạn một cơ hội làm nổi bật bản thân và giải thích vì sao bạn là người tốt nhất cho vị trí đó. Để chuẩn bị, hãy làm một bản danh sách những yêu cầu cho công việc mà bạn muốn ứng tuyển trước khi phỏng vấn, và tìm xem bạn có những gì đáp ứng được yêu cầu. Trong câu trả lời của mình, bạn hãy tập trung làm nổi bật những thế mạnh đó. 

Bằng cách liên hệ khả năng của bạn với yêu cầu công việc, bạn sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có những gì cần thiết để cống hiến cho công ty và hoàn thành công việc được giao thật tốt. 

VD: Tôi là một quản trị viên mạng với tám năm kinh nghiệm. Tôi nổi tiếng với phản ứng kịp thời với những vấn đề kỹ thuật. Tôi đã có kinh nghiệm với nhiều loại công nghệ mạng, quản lý truyền thông không dây, công nghệ VPN,... Hơn thế nữa, tôi có năm năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế cộng đồng, nên tôi biết những vấn đề có xu hướng phát sinh, cách giải quyết chúng, làm thế nào để trao đổi giải quyết vấn đề và lên phương pháp với đội ngũ chuyên gia y tế.  

2.2. Một số câu hỏi phỏng vấn mở thường gặp

  • Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
  • Bạn đánh giá thành công là gì?
  • Hãy cho tôi biết về điều gì đó không có trong sơ yếu lý lịch của bạn.
  • Tại sao bạn lại nghỉ việc?
  • Làm thế nào để bạn xử lý căng thẳng và áp lực trong công việc?
  • Bạn thấy những quyết định khó thực hiện nhất là gì?
  • Bạn đam mê điều gì?
  • Bạn đang tìm kiếm những thách thức nào ở vị trí….?

Trên đây là những kỹ năng để trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc Mở giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Đồng hành cùng vieclam123.vn để tìm việc làm nhanh nhất.

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023