Blog

Hướng dẫn cách trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

07/04/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Phỏng vấn nhân viên kinh doanh hay phỏng vấn sale là một trong những loại phỏng vấn nhân sự khó nhất đối với cả nhà tuyển dụng và ứng viên tham gia phỏng vấn, đây là quá trình sàng lọc kỹ lưỡng để tìm ra nguồn lực chất lượng thông qua câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh. Tiếp nối bài viết “Nhân viên kinh doanh là gì”, Vieclam123.vn sẽ giới thiệu đến các bạn kiến thức cơ bản về câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh và những câu hỏi phỏng vấn thông dụng nhất.

1. Đặc điểm cơ bản và phân loại câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

1.1. Đặc điểm câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Trong phỏng vấn nhân sự, mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có một tính chất chuyên ngành riêng biệt. 

Đối với nhân viên kinh doanh, việc quan trọng nhất là tạo ra doanh số và lợi nhuận cho đơn vị kinh doanh, do đó, thông qua cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi mang tính chất sàng lọc ứng viên từ bộ câu hỏi liên quan đến:

  • Sale, kỹ năng chốt sale

  • Khả năng thuyết phục khách hàng, liên kết khách hàng có tiềm lực kinh tế và gắn bó lâu dài với khách hàng tiềm năng. 

  • Khả năng phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh

  • Đồng thời, ứng viên là nhân viên cũng phải thể hiện là người có khả năng xử lý tình huống kinh doanh phát sinh trong quá trình giao tiếp với khách hàng sử dụng dịch vụ, sản phẩm.

Xem thêm: CV xin việc nhân viên kinh doanh hot nhất.

1.2. Phân loại câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh có thể chia thành 2 nhóm câu hỏi chính là:

  • Nhóm câu hỏi chuyên môn

  • Nhóm câu hỏi xử lý tình huống kinh doanh

Ngoài ra, trong cuộc phỏng vấn nhân viên kinh doanh, Nhà tuyển dụng có thể hỏi ứng viên những câu hỏi liên quan đến nhu cầu mong muốn và thăng tiến cá nhân, khả năng gắn bó lâu dài, tính cầu tiến của nhân viên thông qua việc tìm hiểu về vị trí, vai trò dịch vụ, sản phẩm cũng như đối tượng khách hàng chính của công ty.

2. Top 7 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp nhất và gợi ý trả lời

Có rất nhiều câu hỏi phỏng vấn xin việc mà bạn có thể gặp khi tìm việc nhân viên kinh doanh nhưng 7 câu hỏi sau đây là phổ biến nhất.

7 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp

2.1. Anh (chị) đã có kinh nghiệm kinh doanh chưa và những sản phẩm kinh doanh gần đây nhất?

Bản chất câu hỏi: Nhằm bước đầu đánh giá năng lực kinh doanh của ứng viên thông qua kinh nghiệm làm việc thực tế.

Gợi ý trả lời: Đối với những câu hỏi dạng này, bạn nên trả lời trung thực ở một mức tương đối tùy thuộc vào khả năng của bản thân sao cho Nhà tuyển dụng nhận thấy bạn là người có khả năng đảm nhận vị trí công việc kinh doanh, thể hiện ở những nội dung là:

  • Sự hiểu biết chuyên sâu về sản phẩm kinh doanh

  • Khách hàng tiềm năng của sản phẩm

  • Thành quả thu về: Thể hiện ở việc tạo ra lợi nhuận cho đơn vị kinh doanh

2.2. Bạn đã tìm hiểu về công ty (chúng tôi) qua kênh phương tiện nào và một vài đánh giá về sản phẩm, khách hàng tiềm năng?

Bản chất câu hỏi: Đánh giá sự am hiểu của ứng viên về công ty khi đi phỏng vấn. Từ đó có thể nhận định tư duy sale và thái độ làm việc.

Gợi ý trả lời câu hỏi: Đối với dạng câu hỏi này, ứng viên nên trả lời từ góc nhìn chủ quan nhưng phải đánh giá được khách quan về sản phẩm, về khách hàng, điểm tốt là gì, điểm hạn chế là gì, từ đó có thể đưa ra định hướng để phát triển những ưu điểm, khắc phục những điểm chưa tốt một cách thông minh nhất.

Lưu ý: Bước đầu bạn chỉ nên chỉ ra 1 vài hạn chế nhỏ về sản phẩm của công ty bạn đi phỏng vấn, không nên thấy gì cũng nói. Những hạn chế đó là những nhược điểm không quá trầm trọng nhưng nếu có thể khắc phục sẽ đem lại hiệu quả công việc tốt.

2.3. Bạn có thể mô phỏng khái quát kế hoạch chiến lược cho sản phẩm …?

Đây là một dạng câu hỏi khó, đòi hỏi bạn phải thực sự là người có năng lực kinh doanh thông minh, nhạy bén.

Thông thường, người đặt câu hỏi chiến lược sẽ là người có chuyên môn, câu hỏi này sẽ được Nhà tuyển dụng đưa ra sau khi hỏi một vài câu giao tiếp cơ bản, sau khi đã đánh giá khái quát năng lực ứng viên.

Câu hỏi chiến lược thực chất giúp nhà tuyển dụng đánh giá tư duy, sáng tạo kinh doanh và khả năng tạo ra lợi nhuận, KPI.

2.4. Khi gặp một khách hàng khó tính, khách hàng chê bai hoặc so sánh sản phẩm chính của công ty với đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Đây là dạng câu hỏi tình huống và là dạng câu hỏi thường gặp nhất trong các buổi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh.

Gợi ý: Đối với câu hỏi này, bạn không nên thỏa hiệp cũng không phản bác quyết liệt ý kiến của khách hàng mà cần trung dung trong giao tiếp ứng xử. Một mặt có thể bảo vệ sản phẩm, dịch vụ của công ty, một mặt phân tích những ưu điểm, khéo léo thừa nhận những hạn chế và khả năng khắc phục để khách hàng cảm thấy yên tâm. Không hạ thấp đối thủ mà chỉ nên chỉ ra điểm khác biệt, tự do trong kinh doanh.

2.5. Theo bạn, yếu tố tiên quyết để tạo ra lợi nhuận và hiệu suất công việc lâu dài là gì?

Bản chất câu hỏi: Đây là dạng câu hỏi ý kiến chủ quan nhưng thực chất lại mang tính khách quan.

Hướng trả lời: Ứng viên có thể đưa ra quan điểm cá nhân tùy vào tình hình thực tế, song nhìn chung, những yếu tố tiên quyết để tạo ra lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh vẫn là: Khả năng thu hút khách hàng của sản phẩm (chất lượng và tính kinh tế của sản phẩm), nguồn khách hàng tiềm năng và kỹ năng chốt sale trong kinh doanh.

2.6. Khi thất bại sale với khách hàng, bạn sẽ tiếp tục gắn bó hay lựa chọn khách hàng tiềm năng hơn?

Định hướng trả lời: Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng là ai, khách hàng tiềm năng ở mức độ như thế nào, mối liên hệ giữa khách hàng với sản phẩm mà lựa chọn tiếp tục duy trì gắn bó hay đổi mới.

2.7. Nếu trở thành nhân viên của công ty, mong muốn lớn nhất cho công việc của bạn là gì?

Đối với câu hỏi này, ứng viên có thể đồng thời trình bày những mong muốn mục tiêu cho bản thân và mục tiêu cống hiến cho công ty.

  • Vạch ra 3 mục tiêu chi tiết cho công việc, cống hiến và gắn bó với công ty, ví dụ: Đạt được mức doanh thu…, Bán được số lượng sản phẩm là … sản phẩm/ tuần (hoặc tháng), Tiếp cận và tạo mối liên hệ với khách hàng tiềm năng cụ thể là…, Thay đổi diện mạo sản phẩm … và phổ biến rộng rãi trên thị trường.

  • Vạch ra 2 mục tiêu chi tiết cho bản thân nhưng không tách rời với mối liên hệ chung của công ty, ví dụ: Trở thành Trưởng nhóm kinh doanh, trở thành nhân viên Top sale.

Trên đây là những hướng dẫn tổng quan về cách trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh, hy vọng sẽ đem lại hiệu quả cao cho ứng viên trong phỏng vấn xin việc. Truy cập https://vieclam123.vn để biết thêm thông tin chi tiết. Chúc các bạn thành công.

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023