Rõ ràng cạnh tranh có sự liên quan mật thiết tới nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng mà nó để lại có thể là tích cực, cũng có thể là tiêu cực. Tìm hiểu khái niệm cạnh tranh là gì, vai trò và cách phân loại cạnh tranh cụ thể với thông tin bài viết sau đây nhé.
MỤC LỤC
Cạnh tranh là khái niệm được hình thành từ khi nền kinh tế thị trường xuất hiện, tuy nhiên nó lại có khá nhiều quan điểm khác nhau khi tồn tại trong lịch sử phát triển của nền kinh tế trên thế giới.
Theo quan điểm của Hàm nghĩa kinh tế học, cạnh tranh chính là một quá trình tranh đấu không ngừng giữa các chủ thể kinh tế trong thị trường.
Theo cách giải thích của từ điển kinh doanh Anh, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trường, mục đích cuối cùng chính là giành về một loại tài nguyên sản xuất hoặc một loại khách hàng cụ thể.
Với từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam, khái niệm cạnh tranh được định nghĩa như sau: Cạnh tranh chính là hoạt động tranh đua với nhau, trong đó chủ thể chính là những người trực tiếp sản xuất hàng hoá, có thể là các thương nhân hoặc các nhà kinh doanh cùng tồn tại trong 1 nền kinh tế thị trường.
Với rất nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh nêu trên, chúng ta có thể hiểu cạnh tranh chính là một quá trình kinh tế, trong đó chủ thể kinh tế sẽ trực tiếp ganh đua với nhau để thực hiện mục tiêu chung là chiếm lĩnh thị trường. Tất cả đều mong muốn có được khách hàng tiềm năng đồng thời sở hữu những điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Do đó, có thể hiểu bản chất của cạnh tranh chính là mục đích giành về lợi ích kinh tế, hoạt động cạnh tranh được thực hiện bởi các chủ thế kinh tế tham gia trong thị trường.
Nếu bạn chưa biết cạnh tranh có những mục đích cụ thể nào, vậy thì chắc chắn những thông tin sau đây sẽ hữu ích với bạn, cùng xem nhé:
- Thứ nhất, sự cạnh tranh nhằm đem về nhiều lợi nhuận cho cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động kinh tế.
- Thứ hai, cạnh tranh để có được chỗ đứng trên thị trường, giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu dồi dào, đồng thời nâng cao khả năng thu hút khách hàng tiềm năng,...
- Thứ ba, cạnh tranh để giành về nhiều lợi thế, đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ tư, cạnh tranh hướng tới việc tạo ra động lực giúp cá nhân, tổ chức nỗ lực và phát triển về mọi mặt.
- Thứ năm, mục đích của cạnh tranh chính là tạo ra sức ép để phát triển kinh tế, kích thích sự tìm tòi và sáng tạo.
- Thứ sáu, cạnh tranh chính là con đường duy nhất để doanh nghiệp tồn tại và duy trì vững chắc các hoạt động kinh doanh của mình.
Mục tiêu chính của cạnh tranh chính là thu hút khách hàng tiềm năng về lâu dài, chính vì thế các doanh nghiệp luôn phải cố gắng và nỗ lực, phải có sức mạnh và kỹ năng nhất định mới thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này.
Cạnh tranh lành mạnh, có chiến lược kinh doanh hiệu quả chính là nền tảng khiến doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Những doanh nghiệp không thể đáp ứng, thiếu năng lực sẽ bị đào thải một cách nhanh chóng.
Khi thị trường xuất hiện cạnh tranh, các doanh nghiệp càng phải tìm hiểu những điểm mạnh điểm yếu của mình từ đó đưa ra phương án khắc phục hoặc phát huy phù hợp.
Vô số sản phẩm mới ra đời khiến cho mỗi doanh nghiệp buộc phải nghĩ đến phương án áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh hướng đến mục tiêu tạo ra những sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn cho người dùng.
Chính thực trạng này khiến cho các đối thủ cạnh tranh khác phải đưa ra giải pháp cải tiến, đổi mới để sản phẩm của mình không bị lạc hậu hay lỗi thời so với thị trường.
Theo nhu cầu cung cầu của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới giá bán sản phẩm. Theo đó những sản phẩm được nhiều đơn vị cung cấp, thị trường cung lớn hơn cầu thì chắc chắn giá bán sẽ ở mức bình ổn so với những mặt hàng độc quyền khác.
Do nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc cung ứng một loại sản phẩm, trong khi tất cả đều muốn hút khách về phía mình, cho nên buộc mỗi nhà kinh doanh phải nghĩ ra các phương án kinh doanh tối giản chi phí để có mức giá bán cạnh tranh nhất.
Chưa kể, tâm lý người mua hàng bao giờ cũng thích những mặt hàng có giá bán thấp, họ sẽ tham khảo và so sánh giá bán của một mặt hàng của nhiều đơn vị khác nhau. Đương nhiên nơi nào vừa có chất lượng sản phẩm tốt, giá cả phải chăng sẽ được lựa chọn.
Nhìn chung, môi trường cạnh tranh chính là nơi các doanh nghiệp luôn luôn phải vận động, luôn phải cải tiến và đổi mới không chỉ riêng về mặt công nghệ mà còn các yếu tố như kiểu dáng hay phương thức kinh doanh.
Để nắm bắt rõ về các loại hình cạnh tranh phổ biến trên thị trường hiện nay, người ta dựa vào những tiêu thức nhất định để phân loại. Đó là những tiêu thức nào mời bạn theo dõi những nội dung sau đây:
Dựa theo tiêu thức chủ thể tham gia trong thị trường kinh tế, người ta chia cạnh tranh thành 3 loại bao gồm: Cạnh tranh giữa người bán với người mua, cạnh tranh giữa các người mua với nhau và cạnh tranh giữa các người bán với nhau.
Mỗi hình thức cạnh tranh có những đặc điểm cụ thể như sau:
- Sự cạnh tranh giữa người mua và người bán: Hình thức này được hiểu khá đơn giản, chỉ là sự cạnh tranh theo kiểu thuận mua vừa bán, cả 2 bên đều mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình cho nên khi mua hàng, người mua có thể sẽ trả giá thấp hơn so với mức giá mà người bán đưa ra.
- Sự cạnh tranh giữa các người mua hàng với nhau: Trường hợp này xảy ra khi thị trường cung nhỏ hơn cầu tính trên cùng 1 loại hàng hoá. Lúc này hàng hoá, dịch vụ trên thị trường sẽ thuộc loại khan hiếm, các người mua sẵn sàng mua với mức giá cao, cho nên sự cạnh tranh diễn ra khá gay gắt và khốc liệt.
- Loại hình cạnh tranh giữa các người bán với nhau: Cuộc cạnh tranh này mới thực sự là nảy lửa bởi ai cũng mong muốn mình bán được hàng, các chủ thể kinh doanh sẽ phải ganh đua với nhau, thậm chí bài trừ lẫn nhau để chiếm về ưu thế, thu hút khách hàng tiềm năng.
Dựa theo tính chất và mức độ, cạnh tranh được chia thành 3 loại như sau: Cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền.
- Với hình thức cạnh tranh hoàn hảo: Xuất hiện khi thị trường có rất nhiều người bán, đây là thị trường mà ở đó không có bất cứ người bán nào có thể đủ khả năng làm thay đổi giá bán cũng như số lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường. Hầu hết các sản phẩm được sản xuất không có sự khác biệt về quy cách, mẫu mã hay chất lượng.
- Hình thức cạnh tranh không hoàn hảo: Ở một thị trường mà hầu hết các sản phẩm không đồng nhất với nhau, trong đó một loại sản phẩm có thể có nhiều nhà sản xuất khác nhau trong khi chất lượng hay kiểu cách không có quá nhiều khác biệt.
- Hình thức cạnh tranh độc quyền: Đây là hình thức chỉ xuất hiện khi thị trường có nhà sản xuất họ chi phối được sản phẩm của mình, đồng thời rất ít hoặc không có đối thủ nên họ có thể kiểm soát giá bán và số lượng. Các sản phẩm độc quyền này có thể thỏa mãn nhu cầu của người dùng nhưng giá bán sẽ được định giá theo lợi ích mà nhà sản xuất mong muốn.
Nếu xét theo thủ đoạn thì cạnh tranh được chia thành 2 loại, một là cạnh tranh lành mạnh và hai là cạnh tranh không lành mạnh.
- Với hình thức cạnh tranh lành mạnh: Đây là kiểu cạnh tranh tuân thủ theo pháp luật, các hoạt động được thực hiện hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực của xã hội và được tất cả mọi người thừa nhận.
- Hình thức cạnh tranh không lành mạnh: Dựa vào kẽ hở của pháp luật, doanh nghiệp hay các chủ thể kinh doanh tiến hành thực hiện những hành vi trái với chuẩn mực xã hội, những hành vi này đều được xã hội lên án chẳng hạn như buôn bán lậu, trốn thuế,...
Nếu xét theo tiêu thức phạm vi ngành kinh tế thì cạnh tranh được chia thành 2 loại: Thứ nhất là cạnh tranh nội bộ ngành và thứ hai là cạnh tranh giữa các ngành với nhau.
- Hình thức cạnh tranh trong nội bộ ngành: Đây là kiểu cạnh tranh mà trong đó các doanh nghiệp trong cùng một ngành, có cùng mặt hàng cung cấp ra thị trường. Kết quả của việc cạnh tranh này chính là đem đến nhiều phương thức mới, giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng hơn.
- Hình thức cạnh tranh ngoài ngành: Đây chính xác là cuộc chiến của những nhà kinh doanh không cùng ngành, tuy nhiên các sản phẩm của họ cung ứng lại cùng hướng đến 1 đối tượng khách hàng cụ thể, cùng phục vụ cho một hoặc một số nhu cầu nhất định của khách hàng.
Những thông tin trên đây đã đề cập rất nhiều về cạnh tranh, tuy nhiên bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm cạnh tranh là gì nếu như xem xong những ví dụ thực tế dưới đây.
Ví dụ 1:
- Các cửa hàng cùng kinh doanh sản phẩm quần áo thời trang dành cho nữ cùng hoạt động trên cùng 1 dãy phố, họ sẽ đưa ra phương thức, chính sách bán hàng khác nhau, đồng thời tạo hiệu ứng thu hút người mua với decor cửa hàng đẹp mắt.
Ví dụ 2:
- Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng: Bạn thấy đấy, hiện nay có rất nhiều ngân hàng cùng tồn tại và phát triển, trong đó họ cùng cung cấp các dịch vụ giống nhau, cùng đưa ra những chính sách ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng của mình nhằm thu hút nhiều người tham gia sử dụng dịch vụ.
Với tất cả những gì chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu, chắc chắn định nghĩa cạnh tranh là gì không còn là vấn đề khiến bạn phải thắc mắc. Thay vào đó, bạn nắm bắt được nhiều thông tin bổ ích hơn, hiểu rõ sự cạnh tranh đem đến cho thị trường kinh tế những lợi ích cụ thể ra sao. Hy vọng bạn sẽ cập nhật được những thông tin hữu ích thông qua bài viết này, bên cạnh đó hãy theo dõi vieclam123.vn để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.
Hiện nay, việc làm kinh doanh đang là xu hướng dành cho các bạn trẻ khám phá và trải nghiệm. Đây cũng là công việc giúp người làm nhanh chóng giàu có, tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng thành công. Để không thất bại quá nhiều lần, bạn cần nắm vững những kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên kinh doanh giỏi, sau đó trau dồi để sở hữu chúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những kỹ năng này, cùng theo dõi nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023