Blog

Cách vẽ sơ đồ tư duy sáng tạo giúp học tập hiệu quả nhất

06/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sơ đồ tư duy là một công cụ trực quan giúp người học cải thiện kết quả học tập. Nhưng để vẽ được một sơ đồ tư duy đúng cách thì không phải ai cũng làm được.

1. Khái niệm về bản đồ tư duy

Sơ đồ tư duy (dịch ra tiếng Anh là MindMap) là phương pháp trình bày ý tưởng bằng hình ảnh để giúp não bộ của con người ghi nhớ tốt hơn, tạo điều kiện cho con người tư duy vấn đề, giải quyết vấn đề tốt nhất, tối ưu nhất. Bản đồ tư duy thể hiện các chi tiết một cách tổng hợp hay nói cách khác phân tích vấn đề thành một dạng lược đồ phân nhánh, nhằm tận dụng ưu điểm ghi nhận hình ảnh của bộ não của con người trong quá trình học tập đạt hiệu quả, nhanh hơn.

Bản đồ tư duy cũng được hiểu là một kỹ thuật ghi chép trình độ cao bằng cách sử dụng giản đồ ý thể hiện vấn đề tổng quát dưới dạng một hình với nhiều nhánh nhỏ. Từ đó, người học sẽ dễ dàng tư duy logic, liên kết các dữ liệu một cách đơn giản và nhanh chóng hơn.

MindMap do Tony Buzan hiện thực hóa kĩ thuật này vào cuối thập niên 60 của thế kỉ 20. Đây được xem là công cụ trực quan giúp người học tăng khả năng học tập, ghi nhớ cũng như phân tích, sáng tạo. Bản đồ tư duy là sự kết hợp các hình ảnh, sắp xếp không gian – thị giác và cả màu sắc để kích hoạt não bộ tốt hơn.

Bạn có thể tự vẽ bản đồ tư duy bằng bút hoặc dùng phần mềm iMindMap. Đặc điểm của bản đồ tư duy gồm ảnh trung tâm, các nhánh và hình ảnh chủ đạo, từ khóa cùng màu sắc.

2. Cách vẽ bản đồ tư duy trong học tập đơn giản nhất

Thực hiện vẽ bản đồ tư duy trong học tập, bạn sẽ thực hiện theo tuần tự các bước dưới đây để hình thành một bản đồ tư duy phục vụ cho môn học của mình. 

2.1. Xác định ý tưởng trung tâm cho sơ đồ tư duy của bạn

Cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập đó là hãy xác định ý tưởng mà bạn đang muốn đạt được, ý tưởng đó sẽ làm trung tâm vì thế bạn cần làm cho thật nổi bật bằng màu sắc ưa thích.

Bạn cần chuẩn bị: bút chì màu hoặc bút màu nước và một tờ giấy trắng có khổ ngang tương đối rộng chắc chắn là điều không thể thiếu.

Bây giờ, hãy vẽ hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn khi bạn nghĩ về chủ đề học tập mà bạn sẽ tạo sơ đồ tư duy cho nó. Sau đó bạn hãy đánh dấu chủ đề trung tâm đó bằng một màu sắc thật nổi bật, và bạn chắc chắn cũng nên sử dụng một từ khóa để bao quát cho chủ đề của cả sơ đồ tư duy.

Từ hình ảnh và từ khóa trung tâm này, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được nội dung của toàn bài, từ đây, sẽ phát triển các nhánh lớn là các ý chính bổ sung thông tin cho ý trung tâm cũng như các nhánh nhỏ bổ sung ý cho nhánh chính. Từ ý trung tâm, bạn sẽ vẽ một sơ đồ lớn trải khắp tờ giấy mà bạn đã chuẩn bị.

Tìm gia sư trực tuyến dễ dàng tại Vieclam123.vn là lựa chọn hàng đầu mà nhiều phụ huynh cần quan tâm, mọi thông tin sẽ được cập nhật liên tục và hoàn toàn miễn phí.

2.2. Phân nhánh từ hình ảnh trung tâm

Cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập bằng việc vẽ các phân nhánh, bước tiếp theo là phân nhánh từ hình ảnh trung tâm. Mỗi nhánh tương ứng với chương của cuốn sách của bạn hoặc một ý lớn mà bạn muốn tìm hiểu và triển khai. Sau đó, bạn nên tô màu cho mỗi nhánh và nếu cần, bạn có thể hỗ trợ mỗi nhánh bằng một hình ảnh tương ứng.

Các nhánh lớn này cũng cần có từ khóa hoặc cụm từ khóa quan trọng để bạn có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung của toàn sơ đồ. Có một lưu ý cho bạn là, khi phân các nhánh lớn, bạn không nên để quá nhiều chữ vì nó có thể vừa gây rối mắt, vừa dài dòng không khoa học. Bạn chỉ nên tóm tắt nhánh lớn bằng cụm từ khóa hoặc dài nhất là một câu, vì bạn vẫn có thể bổ sung ý nghĩa cho các nhánh lớn này bằng các nhánh nhỏ.

2.3. Vẽ các nhánh nhỏ cho các nhánh lớn

Bước này bao gồm việc vẽ một số nhánh con cho mỗi nhánh lớn. Thông qua quá trình này, bạn đang dần thiết lập sự kết nối giữa các ý tưởng khác nhau liên quan đến chủ đề mà bạn nghiên cứu. Việc vẽ các nhánh nhỏ này là rất quan trọng vì các nhánh nhỏ có đầy đủ và dễ hiểu thì bạn mới có những thông tin chính xác nhất để hiểu một cách sâu sắc nội dung chủ đề mà bạn đang tìm hiểu.

Tuy nhiên, có một lưu ý khi vẽ các nhánh nhỏ, đó là các nhánh nhỏ này bạn có thể sử dụng những câu dài hơn, song, bạn cũng cần nhớ rằng, đây là sơ đồ tư duy, cho nên bạn nên sử dụng càng ít từ càng tốt. Chỉ nên sử dụng những từ khóa quan trọng để từ đó bạn có thể hiểu được sự kết nối giữa chúng mà tự mình tư duy và hiểu ra những chi tiết nhỏ hơn chứ không cần phải học thuộc từng từ từng chữ một cách máy móc.

2.4. Hoàn thành nhánh đầu tiên của sơ đồ

Và sau khi đã thêm các nhánh nhỏ vào các nhánh lớn, bạn nên bắt đầu hoàn thành sơ đồ tư duy của mình bằng cách thêm chữ và hình ảnh cho từng nhánh lớn một. Bắt đầu hoàn thành nhánh lớn đầu tiên thôi nào. Bạn nên minh họa cho mỗi nhánh nhỏ bằng hình ảnh phù hợp và liên quan. Bạn có thể sử dụng sự sáng tạo của mình và đưa ra những hình ảnh hài hước hoặc phóng đại, miễn là nó phù hợp và thể hiện được nội dung của nhánh đó.

Vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hình ảnh này sẽ giúp các bạn học sinh, sinh viên dễ dàng nhớ lại kiến thức hơn là việc chỉ sử dụng những con chữ lí thuyết khô khan.

2.5. Tiếp tục hoàn thành nhánh thứ hai

Cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập là hoàn  thành nhánh thứ hai bằng cách sử dụng màu sắc khác, không trùng với màu mà bạn đã dùng ở nhánh số một. Ý nghĩa của việc dùng các màu khác nhau cho các nhánh chính là để bạn có thể phân biệt các ý tưởng khác nhau, và phối màu tốt cũng là một trong những cách hiệu quả để bộ não của bạn được kích thích. Sau đó, bạn nên hỗ trợ nhánh thứ hai bằng các nhánh phụ và một vài hình ảnh thích hợp.

2.6. Nhánh thứ ba cũng cần được hoàn thành

Đến bước này, có lẽ bạn đã quá quen thuộc với quy trình hoàn thành từng nhánh của sơ đồ tư duy rồi đúng không nào. Thực hiện tuần tự các bước như trên từ việc sử dụng màu khác nhau cho đến thêm các nhánh nhỏ và các hình ảnh cần thiết vào các nhánh lớn.

Có một lưu ý nữa cho các bạn khi vẽ nhánh cho sơ đồ tư duy đó là hãy ưu tiên sử dụng các đường cong thay vì chỉ sử dụng những đường thẳng. Bởi lẽ, sự phản ứng của não bộ với đường cong tốt hơn so với đường thẳng rất nhiều. Do đó, đã là sơ đồ tư duy, thì nên vận dụng tối đa các nguyên tắc phản ứng của não bộ để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.

2.7. Sơ đồ tư duy đã sẵn sàng để sử dụng

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, hình ảnh mà bạn có được chính là sơ đồ tư duy. Đừng nản lòng vì trông nó không giống với một tác phẩm nghệ thuật, chỉ cần bạn đã vận dụng hết sự sáng tạo của bản thân vào trong sơ đồ đó, thì đó đã thực sự là một tác phẩm hoàn hảo của riêng bạn.

Hơn nữa, điều quan trọng khi làm một sơ đồ tư duy đó là nó có mang lại hiệu quả học tập cho bạn không, còn về vấn đề thẩm mĩ, đó là quan điểm riêng của mỗi người.

3. Những ưu điểm khi sử dụng vẽ bản đồ tư duy trong học tập

Cách vẽ bản đồ tư duy trong học tập có nhiều ưu điểm nên được sử dụng phổ biến ở các cấp bậc học, đặc biệt cấp học cao với kiến thức phức tạp và chuyên sâu. Cụ thể những ưu điểm gồm:

* Bản đồ tư duy có bố cục trực quan, dễ thích nghi áp dụng vào nhiều môn học, chủ đề khác nhau. Từ bố cục đã lên, bạn có thể tiếp tục thêm các ý tưởng nhỏ hơn ở các nhánh mà không lo chủ đề bị rối. Bởi bản đồ tư duy tạo ra được cấu trúc rất chặt chẽ thông qua các từ khóa, biểu tượng chủ đạo, hình ảnh giúp người học thoải mái bổ sung các thông tin.  

* Hiện nay bản đồ tư duy được áp dụng phổ biến trong học tập, trong công việc. Có tới 250 triệu người trên thế giới tin tưởng sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau để tăng cường não.

* Sử dụng bản đồ tư duy giúp tăng hiệu quả học tập, làm việc tốt hơn cũng như não bộ dễ dàng ghi nhớ nhanh và lâu hơn đồng thời nâng cao khả năng học hỏi cho con người.

* Bản đồ tư duy cho phép chúng ta có thể tạo ra nhiều ý tưởng hơn mà vẫn liên kết chặt chẽ với nhau. Các ý tưởng có mối liên hệ với nhau. Đặc biệt, bản đồ tư duy giúp người ta trình bày lượng thông tin lớn ngắn gọn, dễ hiểu mà không dàn trải, có thể gói gọn trên 1 trang giấy.

Chỉ với những bước đơn giản như vieclam123.vn vừa hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập rồi đấy. Bạn đã có cho mình một công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả. Thông qua sơ đồ tư duy này, bạn không những được vận dụng hết sự sáng tạo của bản thân, mà còn cải thiện được kết quả học tập một cách đáng kể. Vieclam123.vn chúc các bạn học sinh, sinh viên có thể tạo ra cho mình một sơ đồ tư duy chất lượng nhất qua sự hướng dẫn của chúng tôi!

>> Xem thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022