Các mẹ cần nắm được cách tính tiền thai sản khi đã tham gia đóng bảo hiểm để đảm bảo được quyền lợi mà mình được nhận. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về các quy định hưởng chế độ thai sản qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
MỤC LỤC
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Công thức tính tiền thai sản:
Mức hưởng 1 tháng = 100% * Trung bình mức lương 6 tháng đóng bhxh trước khi nghỉ thai sản
Không phải ai khi mang thai cũng được hưởng chế độ thai sản, mà người được hưởng chế độ thai sản này phải là những người thuộc diện sau đây:
Thứ nhất: họ là người làm việc cho công ty, doanh nghiệp, tổ chức nhất định và có kí kết hợp đồng lao động, có thể là hợp đồng lao động xác định thời gian, không xác định thời gian, hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ thời hạn đủ từ 3-12 tháng.
Thứ hai: người được hưởng chế độ thai sản là cán bộ, công nhân viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, công nhân quốc phòng, công an các ngàng, người làm công tác trong các tở chức cơ yếu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn,...
Thứ ba: người quản lí trong các doanh nghiệp, người điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương cũng được hưởng chế độ thai sản.
Có một trong số những điều kiện hưởng chế độ thai sản nêu trên, bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản khi bạn đang mang thai, đã sinh con, nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi, hoặc lao động nam đóng bảo hiểm xã hội cho vợ sinh con.
Các đối tượng được hưởng chế độ thai sản phải đảm bảo đóng bào hiểm xã hội đầy đủ, cụ thể:
Là Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ: Đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi;
Là Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ: Đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.
Với trường hợp sinh con thông thường: người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh 6 tháng, và thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng, nếu sinh đôi trở lên, từ người con thứ 3 mỗi con thêm được nghỉ thêm một tháng.
Thời gian nghỉ tính cả thời gian nghỉ lễ, tết, chứ không chỉ tính riêng thời gian làm việc.
Ví dụ: Bạn nghỉ thai sản từ tháng 10 âm lịch năm 2019 đến tháng 3 năm sau năm 2020, trong thời gian đó nếu như được nghỉ Tết âm lịch 2 tuần, thì bạn không được cộng thêm 2 tuần nghỉ tết đó mà vẫn sẽ đi làm lại khi đã hết tháng 3 âm lịch.
Với trường hợp nhận con nuôi: Nếu người lao động nhận con nuôi thì sẽ được nghỉ cho đến khi con được 6 tháng tuổi.
Với trường hợp con chết: Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu đủ điều kiện (đóng 6 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm thai chết lưu.
Lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con mà con bị chết, nếu đủ điều kiện (đóng 6 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, còn hưởng chế độ thai sản do con chết nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng, cụ thể như sau:
Con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con
Con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng
Thời gian nghỉ tính cả nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết.
Với trường hợp người mẹ chết sau khi sinh: khi đó thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ theo thời gian còn lại của mẹ. Nếu không nghỉ thì ngoài tiền lương còn được hưởng tiền chế độ cho thời gian còn lại của người mẹ.
Nếu cha nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của cha.
Nếu cha không nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của mẹ
Trong trường hợp này, chế độ hưởng thai sản được tính như sau:
Tham gia BHXH | Đối tượng hưởng
| Thời gian hưởng
| Mức hưởng
| |
Cha | Mẹ | |||
Không | Có | Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng | Thời gian còn lại của mẹ | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng của mẹ |
Có | Có | Được nghỉ việc hưởng chế độ TS đối với thời gian còn lại của mẹ | Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha | |
Không | Có nhưng không đủ điều kiện | Cho đến khi con đủ 6 tháng | Mức bình quân tiền lương các tháng đóng BHXH của mẹ | |
Có | Có nhưng không đủ điều kiện | Được nghỉ việc hưởng chế độ TS cho đến khi con đủ 6 tháng | Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha | |
Có | Không | Cho đến khi con đủ 6 tháng | Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha |
Nếu người lao động nữ đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản: người lao động được đi làm lại sau khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng và báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. Khi đó, người lao động sẽ được nhận số tiền lương tương xứng với ngày công đi làm, đồng thời vẫn nhận được số tiền trợ cấp cho đến hết thời gian quy định.
Người được hưởng chế độ thai sản sẽ được nhận các khoản tiền trợ cấp như sau:
Tiền trợ cấp một lần khi sinh con, tiền tã lót thai sản
Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh
Tiền dưỡng sức sau sinh
Đối với lao động nữ (hoặc nam tham gia bảo hiểm xã hội cho vợ con) thì mỗi lần sinh con, sẽ được nhận tiền trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh.
Theo đó, mức lương lao động cơ sở từ ngày 01/07/2020 là 1.600.000 VNĐ/tháng. Như vậy, số tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con mà người phụ nữ (hoặc chồng của họ) được nhận khi sinh con từ ngày 01/07/2020 là 3.200.000 VNĐ/tháng.
Người phụ nữ trong thời gian sinh con sẽ được nghỉ 06 tháng, tùy theo người lao động lựa chọn thời gian nghỉ sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh gia đình. Ví dụ, họ có thể nghỉ thai sản từ tháng thứ 8 của thai kì và đi làm lại khi con đã được 5 tháng tuổi, hoặc nghỉ từ tháng thứ 7 của thai kì và đi làm lại sau khi con đã được 3 tháng tuổi.
Trong thời gian nghỉ thai sản này, người phụ nữ sễ được nhận số tiền như thế nào? Cụ thể, họ sẽ nhận được số tiền mỗi tháng bằng 100% số tiền bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Ví dụ: Chị A đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2019-12/2019 với mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 6 triệu đồng/tháng. Sang năm 2020, chị đóng bảo hiểm từ tháng 01/2020 đến 04/2020 với mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 7 triệu/tháng. Đến tháng 5/2020, chị nghỉ chế độ thai sản.
Vậy mức lương trung bình đóng bảo hiểm xã hội trong 6 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản là:
[(7 triệu x 4 tháng) + (6 triệu x 2 tháng)] : 6 = 6.66666 triệu
Vậy số tiền người lao động nhận được trong 6 tháng nghỉ sinh sẽ là:
6,6666666 triệu x 6 tháng = 40 triệu.
Sau thời gian 6 tháng nghỉ chế độ thai sản, người lao động nữ phải trở lại địa điểm làm việc. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian 30 ngày làm việc đầu tiên, sức khỏe còn yếu thì người lao động sẽ được xin nghỉ phép ở nhà và nhận được tiền dưỡng sức sau sinh.
Cụ thể thời gian nghỉ dưỡng sức của người lao động nữ theo quy định như sau:
Người lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên (sinh đôi, sinh ba,...) sẽ được nghỉ dưỡng sức thêm tối đa 10 ngày.
Người lao động nữ sinh mổ sẽ được nghỉ dưỡng sức tối đa 7 ngày
Các trường hợp khác như sinh thường, ...sẽ được nghỉ dưỡng sức tối đa 5 ngày.
Đối với mỗi ngày nghỉ dưỡng sức sẽ được hưởng mức trợ cấp 480.000 VNĐ/ngày (từ ngày 01/07/2020 trở đi).
Vậy nếu bạn nghỉ 7 ngày dưỡng sức sẽ nhận được số tiền là 3.129.000 VNĐ, nghỉ 5 ngày sẽ là 2.400.000 VNĐ, nghỉ 10 ngày sẽ nhận được số tiền nghỉ dưỡng sức là 4.800.000 VNĐ.
Sau khi đã hiểu được những quyền lợi mà mình sẽ được nhận trong thời kì thai sản, bạn cần nắm rõ quy trình để được nhận số tiền đó. Cụ thể, khi muốn nhận số tiền thai sản, người lao động chỉ cần kịp thời cung cấp các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của bên sử dụng lao động để bên sử dụng lao động lập danh sách hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, trên đây là cập nhật thông tin chi tiết về cách tính tiền thai sản mới nhất năm 2020. Hy vọng qua bài viết của Vieclam123.vn, bạn có thể dễ dàng biết cách tính được số tiền thai sản mình được nhận, tự đảm bảo được quyền lợi của chính mình.
>> Tham khảo thêm:
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023