TOP 6 cách quản lý cộng tác viên hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay
TOP 6 cách quản lý cộng tác viên hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay
Tuyển cộng tác viên là một hình thức mà nhiều chủ shop thường lựa chọn, tuy nhiên nếu việc tuyển dụng tràn lan nhưng không có cách quản lý hiệu quả làm cho hoạt động kinh doanh trở nên rối ren. Để giải quyết tính trạng này, vieclam123.vn đưa ra cho bạn 6 cách quản lý cộng tác viên hiệu quả, hãy áp dụng để có được kết quả bất ngờ nhé.
MỤC LỤC
Rất nhiều chủ shop hay các nhà kinh doanh nghĩ rằng với cộng tác viên thì không cần quản lý quá chặt bởi lẽ đây là những đối tượng không nhận lương cơ bản hay cố định như nhân viên làm việc full time tại cửa hàng, doanh nghiệp.
Cộng tác viên làm được bao nhiêu thì sẽ hưởng số tiền hoa hồng theo thỏa thuận từ ban đầu, do đó các chủ kinh doanh thường bỏ qua đối tượng này trong khâu quản lý.
Mặc dù không thuộc danh sách nhân viên làm việc chính thức hay nhận lương cố định hàng tháng, tuy nhiên các ông chủ, bà chủ kinh doanh vẫn nên có phương án quản lý đội ngũ này.
Khi cộng tác viên bán được nhiều hàng, đồng nghĩa với việc doanh thu của cửa hàng, doanh nghiệp tăng cao. Hoặc nếu họ có chăm chỉ bán thì mới làm gia tăng doanh số bán ra cho cửa hàng.
Chính vì vậy, nếu cứ thả cửa để họ mặc sức bán theo cảm tính thì chắc chắn hiệu quả kinh doanh sẽ không cao.
Vậy nên dù là kinh doanh mặt hàng gì, kinh doanh lĩnh vực nào, nếu có tuyển cộng tác viên thì bạn cần có trách nhiệm và hình thức cụ thể để quản lý họ. Quản lý cộng tác viên hiệu quả chính là cách để doanh nghiệp, cửa hàng của bạn phát triển.
Mỗi nhà kinh doanh sẽ có những cách quản lý riêng, tuy nhiên nhìn chung thì tất cả đang có xu hướng thực hiện theo 6 cách quản lý cộng tác viên cơ bản dưới đây.
Cũng giống như nhân viên, cộng tác viên cũng cần hiểu rõ vai trò cũng như nhiệm vụ mình cần đảm nhận là gì. Nói cách khác, nhà quản lý phải thiết lập một bản mô tả công việc thật đầy đủ và chuẩn xác, theo đó cầm tay chỉ việc đối với từng người, nhất là những cộng tác viên chưa có kinh nghiệm.
Khi đối diện với công việc mới, nếu như họ cảm thấy mông lung, không tự tin vào bản thân thì vừa là hiệu quả công việc không cao, đồng thời họ cũng sẽ nhanh chóng rời khỏi công việc này.
Vì vậy, các nhà quản lý phụ trách hoặc chủ kinh doanh cần đưa ra các công việc cụ thể, càng chi tiết càng tốt để bất cứ cộng tác viên nào nhìn vào cũng hình dung rõ nhất về công việc mình cần phải làm.
Nếu là cộng tác viên bán hàng, một số công việc mà họ cần thực hiện như sau:
- Lập nick FB mới, đăng bài lên trang cá nhân, kết bạn với nhiều người, tham gia nhiều group để quảng bá bài viết cho shop,...
- Thời gian làm việc: Cần tuyển cộng tác viên làm việc theo hình thức bán thời gian, online, offline hay toàn thời gian,...
- Những điều khoản khi làm việc
- Mức lương mà cộng tác viên nhận được: Ghi rõ % mà họ nhận được và những thỏa thuận về hình thức trả lương ngay từ đầu để tránh xảy ra xích mích trong quá trình làm việc
Tương tự vai trò của người bán hàng, cộng tác viên sẽ đảm nhận nhiệm vụ tư vấn khi khách hàng có nhu cầu muốn biết. Vậy nên dù là cộng tác viên offline hay online thì đều phải hiểu rõ các sản phẩm mà mình đang kinh doanh.
Trước khi nhận việc chính thức, chủ shop cần liên hệ và yêu cầu cộng tác viên của mình tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ về các sản phẩm, dịch vụ bên mình cung cấp. Có thể làm bài test nhỏ để kiểm tra độ hiểu biết của cộng tác viên đối với những sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp.
Ngoài việc gửi file tài liệu, các nhà kinh doanh có thể gửi sản phẩm mẫu để cộng tác viên nghiên cứu trực tiếp về sản phẩm. Cách này giúp hình dung rõ hơn về sản phẩm, nắm rõ kiến thức thực tế sẽ phục vụ cho việc tư vấn khách hàng đạt hiệu quả tốt hơn.
Thiết lập KPI rõ ràng là một trong những cách quản lý cộng tác viên hiệu quả được nhiều người áp dụng. Khi có KPI cụ thể, cộng tác viên sẽ cố gắng phấn đấu để đạt được mục tiêu, từ đó nâng cao hiệu quả bán hàng hay kinh doanh một cách rõ rệt.
Nếu chưa nghĩ ra cách nào, bạn có thể tham khảo gợi ý về chính sách thưởng phạt cộng tác viên được chia sẻ dưới đây:
- Mỗi cộng tác viên cần đạt mức doanh số theo quy định trong tháng
- Đưa ra mức chiết khấu % cho mỗi sản phẩm bán được
- Tặng thêm tiền mặt hoặc thưởng nóng khi cộng tác viên vượt chỉ tiêu KPI mỗi tháng
- Đối với những cộng tác viên liên tục không đạt chỉ tiêu ở mức tối thiểu theo quy định hoặc thường xuyên tư vấn sai về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng thì sẽ bị phạt tiền, thậm chí là cho nghỉ việc hoặc dừng việc hợp tác tùy theo từng mức độ vi phạm
Như vậy, có KPI, cộng tác viên sẽ dành thời gian, chú tâm hơn với công việc kinh doanh này, từ đó gia tăng hiệu quả cho cả cộng tác viên lẫn chủ shop.
Ngoài việc đưa ra tiền lương hay tiền thưởng hấp dẫn thì chủ shop có thể áp dụng cách training kỹ năng phục vụ công việc cho cộng tác viên thường xuyên. Điều này giúp cho cộng tác viên nâng cao kỹ năng bán hàng và gia tăng hiệu quả đến mức mong đợi.
Hơn nữa, nếu được training thường xuyên về kỹ năng bán hàng, chốt sales hiệu quả thì chắc chắn cộng tác viên sẽ muốn gắn bó lâu dài với shop.
Có thể làm cho cộng tác viên ngày càng tiến bộ, có khả năng chốt sales hiệu quả thì đó cũng chính là mong muốn của những người làm kinh doanh. Bởi cộng tác viên có phát triển thì doanh nghiệp hay cửa hàng của bạn mới phát triển.
Xây dựng hệ thống cộng tác viên chuyên nghiệp cũng là cách quản lý cộng tác viên hiệu quả. Tuy nhiên không phải nhà kinh doanh nào cũng biết đến điều này, nếu biết cách thiết lập hệ thống chuyên nghiệp, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và tối đa hóa lợi nhuận thu về.
Tham khảo cách xây dựng hệ thống cộng tác viên sau đây để hình dung rõ hơn về cách làm này nhé:
- Bước 1: Lập danh sách những cộng tác viên tiềm năng, trong đó gạch đầu dòng và ghi tên từng người một cách cụ thể nhất. Tiếp theo hãy chuẩn bị thật kỹ quy trình tuyển chọn đầu vào và đào tạo bài bản
- Bước 2: Luôn giữ liên lạc với những cộng tác viên cũ, tận dụng những mối quan hệ của những người này để tìm kiếm các ứng viên mới tiềm năng cho các vị trí phù hợp
- Bước 3: Đưa ra những chính sách thưởng phạt phù hợp để tạo cảm giác an toàn cho các cộng tác viên tham gia
Quản lý thời gian làm việc của cộng tác viên là việc vô cùng khó đối với các nhà quản lý dù có nhiều hay ít kinh nghiệm, tuy nhiên đổi lại nếu quản lý được yếu tố này thì quản lý sẽ biết cách chi phối công việc sao cho hiệu quả nhất.
Hầu hết cộng tác viên là những người làm online, theo đó thời gian của họ sẽ thuộc diện linh hoạt, chỉ làm lúc rảnh rỗi. Theo đó, chủ shop hay nhà quản lý phải luôn cập nhật được tình hình cũng như tiến độ của mỗi người, ngay cả khi họ làm việc ở nhà với khung thời gian không cố định.
Thường xuyên nhắc nhở về tiến độ công việc hoặc doanh số bán hàng cần đạt được để họ ghi nhớ và nỗ lực làm việc theo một cách tích cực hơn.
Ngoài những cách quản lý cộng tác viên nêu trên, các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hay chủ cửa hàng kinh doanh có thể đánh giá, nhận xét các cộng tác viên theo chu kỳ nhất định. Đối với những cộng tác viên năng lực còn non thì sẽ tổ chức training chuyên sâu để giúp họ nâng cao năng lực.
Với việc áp dụng cách quản lý cộng tác viên trên đây hy vọng các chủ shop hay các nhà quản lý kinh doanh sẽ nhanh chóng tạo ra hiệu quả công việc theo mức kỳ vọng. Chắc chắn khi nắm chắc nghiệp vụ, lại có sự dẫn dắt nhiệt tình của người thủ lĩnh thì đội ngũ cộng tác viên của bạn sẽ ngày càng phát triển, đem về lợi nhuận mơ ước.
Ở vai trò là người ứng tuyển, nếu như bạn chưa thực sự hiểu rõ cộng tác viên là gì hay có những vị trí nào thường tuyển dụng cộng tác viên thì đừng bỏ qua bài viết sau đây. Chắc chắn những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ tất cả những vấn đề mình thắc mắc.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023