Blog

Những cách làm nổi bật bản thân khi phỏng vấn xin việc bạn nên biết

16/10/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thể hiện tốt trong một cuộc phỏng vấn nghĩa là gì? Bạn sẽ cần phải chứng tỏ rằng bạn có nền tảng và kinh nghiệm phù hợp, cũng như có thể thích nghi tốt với công việc và văn hóa của công ty. Hãy xem đây là một phiên bản trực tiếp của công việc bạn đã làm, ghi trong đơn xin việc để bạn được xét vào vòng phỏng vấn. Nhưng bạn sẽ cần làm nhiều hơn việc được ghi tên vào trong danh sách của người phỏng vấn. Điều này có nghĩa là bạn phải giới thiệu mình với người phỏng vấn, làm cho họ thấy rằng mình là một ứng cử viên sáng giá. Nghe có vẻ khó hiểu quá đúng không nào? Sau đây là cách để bạn bắt đầu buổi phỏng vấn của mình.

1. Vững vàng tự tin khi trả lời

Nếu bạn cảm thấy không tự tin về bản thân trong cuộc phỏng vấn, điều đó sẽ được thể hiện ra.

Chú ý: Làm mọi cách có thể để thể hiện sự tự tin khi gặp người phỏng vấn.

Những gì bạn nói khi trả lời câu hỏi đương nhiên là điều cần thiết (sẽ nói thêm về điều này ở phần sau) nhưng cách bạn trả lời cũng như diện mạo tổng thể và cách bạn thể hiện bản thân, cũng rất có ý nghĩa. Dưới đây là một số điều cần ghi nhớ khi trả lời:

1.1. Lưu ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn

Bạn có đang ngồi sụp vai xuống? Loay hoay? Tránh giao tiếp bằng mắt? Những điều không nên làm này có thể khiến bạn trở nên thiếu tập trung, không hứng thú với công việc hoặc không tự tin về bản thân trong mắt nhà tuyển dụng. Giữ tư thế tốt, giao tiếp bằng mắt khi bạn bắt tay người phỏng vấn và ngồi ở tư thế thể hiện sự tập trung với cuộc trò chuyện. 

1.2. Xem xét lựa chọn từ ngữ khi nói

Sự căng thẳng có thể làm cho các lỗi khi nói trở nên nổi bật hơn. Cố gắng tránh nói "ừm" hoặc "thích" quá nhiều - và hạn chế bất kỳ thói quen nào khi nói như nâng tông giọng cao hơn ở cuối mỗi câu. Điều này có thể khiến bạn có vẻ chưa trưởng thành. Tự quay lại bản thân trả lời các câu hỏi phỏng vấn khi luyện tập - hoặc nhờ một người bạn luyện tập cùng có thể giúp bạn xác định những thói quen này.

1.3. Chọn trang phục phù hợp với ngành và cuộc phỏng vấn

Không có câu trả lời cho việc phải mặc gì trong một cuộc phỏng vấn. Hãy mặc thứ gì đó mà bạn cảm thấy thoải mái (nếu bạn bị ngứa dị ứng hoặc liên tục kéo quần áo khi phỏng vấn, người phỏng vấn có thể nhận ra điều đó), nhưng cũng nên chọn trang phục phù hợp với công việc bạn ứng tuyển. Trang phục thích hợp khi phỏng vấn thiết kế, thời trang những chưa chắc sẽ thích hợp đi phỏng vấn kế toán hay kinh doanh..

2. Luyện tập các câu trả lời trước buổi phỏng vấn

Rất tốt khi bạn luyện tập những gì bạn sẽ nói để trả lời các câu hỏi phỏng vấn thông dụng. Người phỏng vấn sẽ mong đợi sự chuẩn bị từ bạn. Nhưng chỉ vì những câu hỏi này phổ biến không có nghĩa là chắc chắn câu trả lời của bạn đã đủ tốt!

Hãy nhớ rằng: bạn muốn thể hiện chính mình trong cuộc phỏng vấn, và không ai muốn tuyển một nhân viên bình thường.

Chú ý: Hãy cố gắng trở nên đáng nhớ, để câu trả lời của bạn lưu lại trong trí nhớ của người phỏng vấn, thậm chí nhiều ngày sau cuộc trò chuyện.

Khi bạn luyện tập các câu trả lời của mình, hãy ghi nhớ các mẹo sau

Hãy cụ thể khi bạn đưa ra một ví dụ. Đừng chỉ nói, "Công việc của tôi trong dự án đó đã tiết kiệm tiền cho công ty." Hãy cho người phỏng vấn biết bạn đã làm gì để tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Tránh những câu trả lời mơ hồ. 

Hãy kể một câu chuyện như khi bạn nói về một điều gì bạn đã làm hoặc trải nghiệm trong quá khứ. Bạn có thể nói bản thân là người tự giác làm việc, có định hướng chi tiết và là người nổi bật khi làm việc nhóm. Những từ nổi bật này thường xuất hiện trong mô tả công việc, tuy nhiên bạn có trách nhiệm phải giải nghĩa những từ này thông qua các câu chuyện về bản thân bạn. Điều đó sẽ chứng minh bạn có đủ năng lực cho công việc. 

Vì vậy, thay vì nói “Tôi là một người tự giác làm việc”, hãy nói, “Khi tôi bắt đầu đến công ty, có hai quy trình làm việc trên giấy và trực tuyến cho báo cáo hàng tháng. Tôi đã nghiên cứu, loại bỏ quy trình làm việc trên giấy và tiết kiệm 10 phần trăm chi phí cho công ty cũng loại bỏ được phần công việc bị trùng lặp. Tôi đã trình bày những phát hiện của mình với ban điều hành công ty và chúng tôi đã chuyển đổi sang một quy trình mới, chỉ dùng báo cáo trực tuyến vào tháng sau đó. Các nhân viên đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn và tất cả chúng tôi đều vui trong môi trường làm việc đó."

Giữ cho câu trả lời ngắn gọn nhưng đúng trọng tâm. Đừng lan man khi trả lời. Tốt nhất là bạn nên dừng lại một giây để định hình suy nghĩ của mình hơn là lao đầu vào lảm nhảm hàng phút sau. Hãy tôn trọng thời gian của người phỏng vấn và chú ý đến các dấu hiệu của họ. (Nếu người phỏng vấn có vẻ chán nản, có thể họ đang muốn kết thúc buổi phỏng vấn).

Làm theo các bước sau sẽ giúp bạn tránh được những câu trả lời nhạt nhẽo.

3. Biết người phỏng vấn muốn gì ở ứng viên

Ở một khía cạnh nào đó, điều mà người phỏng vấn muốn hiển nhiên là: một ứng viên có thể làm tốt công việc và phù hợp với công ty. Những điều này sẽ khác nhau giữa các vị trí, ngành nghề và công ty. Để có cái nhìn sâu hơn về mong muốn và nhu cầu của nhà tuyển dụng, hãy nghiên cứu về công ty và các ngành nghề của họ. Nếu đã lâu rồi (giả sử kể từ khi bạn viết thư xin việc), hãy phân tích bản mô tả công việc.

Chú ý: Hãy luôn tự hỏi rằng: Bạn có thể làm được gì cho công ty?

Bạn sẽ giúp họ bán được nhiều thiết bị hơn, giải quyết khiếu nại của khách hàng nhanh hơn, hợp lý hóa quy trình làm việc hay đảm bảo sự hài lòng của khách hàng? Tìm hiểu xem bạn sẽ có ích như thế nào, rồi chứng minh điều đó trong câu trả lời của bạn.

4. Nhấn vào điểm mạnh của bản thân

Phỏng vấn không phải là lúc để bạn thể hiện sự khiêm tốn! Hơn tất cả, đó là thời điểm thích hợp để bạn nói, “Tôi đã làm ABC-XYZ” hoặc “Công việc của tôi đã giúp thực hiện ABC”. Tránh nói “chúng tôi” và nhớ đề cập đến thành tích của bạn. Nếu điều này khiến bạn cảm thấy không thoải mái như đang khoe khoang, hãy cân nhắc việc trình bày thành tích của mình theo nhận xét của người khác:

  • Các đồng nghiệp đã bầu chọn tôi là nhân viên xuất sắc nhất đội trong hai năm làm việc.

  • Trong đánh giá hàng năm, người quản lý rất đề cao khả năng tổ chức, sắp xếp công việc của tôi.

Hãy làm theo các bước trên, chắc chắn rằng bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với người phỏng vấn bằng sự tự tin và phù hợp của bản thân với vị trí tuyển dụng.

>> Tham khảo thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023