Blog

Những phương pháp dạy con hiệu quả của các phụ huynh phương Tây

19/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nuôi dạy con theo phương pháp của những bậc phụ huynh Việt Nam hiện nay dường như còn bộc lộ khá nhiều điều thiếu sót và làm cho các bé phụ thuộc nhiều bố mẹ. Chính vì vậy mà bé sẽ lớn lên, phát triển không đúng cách. Có rất nhiều ưu điểm trong cách nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh ở phương Tây mà các bậc cha mẹ có thể học hỏi và áp dụng để nuôi dạy trẻ đúng cách. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm nuôi dạy trẻ của những phụ huynh ở phương Tây để các bạn tham khảo nhé.

1. Sự khác biệt giữa cách nuôi dạy trẻ ở Việt Nam so với phương Tây

1.1. Sự khác nhau về suy nghĩ cái tôi cá nhân và tập thể

Các bậc phụ huynh ở phương Tây luôn tin tưởng rằng mỗi một đứa trẻ là một cá nhân độc lập và chúng cũng có quyền được tôn trọng. Họ hạn chế trách móc, phê bình, đánh đập hay ép buộc con quá nhiều bởi như  vậy sẽ xâm hại đến quyền cá nhân của các em. Bên cạnh đó những điều trên còn hạn chế sự phát triển của các con như kìm hãm sự tư duy, sáng tạo và thể hiện bản thân của chúng. Các bậc phụ huynh ở phương Tây không hề có ý nghĩ và mong muốn con mình sẽ làm mọi điều thuận theo số đông thay vào đó họ hi vọng rất nhiều vào tinh thần trách nhiệm của các con trong mỗi công việc mình làm. Họ luôn động viên và khuyến khích con cái của họ tự lựa chọn điều bản thân mình nghĩ là đúng ngay cả khi có gặp thất bại thì họ vẫn không ngại để con làm theo những điều mình muốn.

Ngược lại hoàn toàn, các bậc phụ huynh ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng lại cho rằng con cái trong gia đình chính là một phần của xã hội vì vậy các ông bố bà mẹ luôn muốn các con tự nhận thức được rằng mỗi một quyết định hay hành động nào của các con đều ảnh hưởng đến gia đình cũng như xã hội. Họ nghĩ rằng cách nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh ở phương Tây là rất ích kỷ, vô tâm, chỉ chú tâm vào bản thân, coi trọng nhu cầu và lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của gia đình và tập thể. Cuộc sống những người con, người cháu luôn có mối quan hệ mất thiết với cuộc sống của bố mẹ, ông bà cũng như cộng đồng. Những người con phải học cách tôn trọng với mọi người xung quanh đặc biệt là người lớn, tuyệt đối không được làm mất tình hòa khí của mọi người trong gia đình và xã hội. Những bậc phụ huynh ở phương Đông không quan tâm và chú trọng nhiều đến việc thể hiện bản thân và tính độc lập của con mà chỉ ưu tiên và dạy dỗ con việc cần phải biết tôn trọng người khác và phải biết quan tâm, phải có trách nhiệm với gia đình. Người phương Đông sẽ luôn ghét sự ích kỷ và những lầm lỗi vì vậy họ thường không cho phép con cái được vi phạm hai điều trên. Thay vào đó con cái sẽ được mong đợi là hy sinh lợi ích, cảm xúc, nhu cầu của bản thân vì lợi ích của gia đình.

Những người phương Đông luôn coi sự hy sinh là cao thượng và rất tốt đẹp trong khi đó người phương Tây lại coi đó như là một gánh nặng. Ví dụ như một đứa bé muốn ra ngoài đi chơi thay vì chỉ ngồi ở nhà và học bài, đương nhiên rằng học bài sẽ là cần thiết và quan trọng hơn rồi. Những bậc phụ huynh ở phương Đông việc học hành là việc vô cùng quan trọng và không gì có thể thay thế được được bất luận con cái muốn như thế nào. Nhưng ngược lại các bậc phụ huynh ở phương Tây sẽ thảo luận, phân tích một cách nhẫn nại cho các con hiểu và không hề muốn xâm phạm quyền cá nhân của con cũng như kìm hãm sự sáng tạo và sự yêu thích của trẻ bằng việc ép các con làm những điều bản thân mình nghĩ là đúng.

Người phương Tây sẽ coi cách giáo dục của các bậc phụ huynh ở phương Đông là kìm hãm con cái, xâm phạm quyền lợi cá nhân của con. Nhưng ngược lại ở phương Đông học muốn đảm bảo rằng các con sẽ hiểu được vai trò của mình trong gia đình và xã hội từ đó định hướng cho các con đi theo con đường mà họ nghĩ là đúng đắn, là sẽ dẫn đến thành công trong tương lai của con.

1.2. Sự khác nhau trong cách rèn luyện con học tập

Những người phương Tây nghĩ rằng phụ huynh nên cùng con tham gia vào quá trình học để đảm bảo được rằng các con sẽ hoàn thành được tất cả các bài tập về nhà. Tuy nhiên mục đích sâu xa của họ là muốn các con sẽ có được những sự hứng thú trong việc học và luôn tự tin vào bản thân. Đồng thời các bậc phụ huynh phương Tây cũng quan tâm đến việc cân bằng tâm lý trong việc học của con. Vừa  khuyến khích, truyền động lực trong việc học vừa muốn con luôn được vui vẻ, thoải mái, không bị áp lực. Họ luôn khen thưởng và động viên con dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Ngược lại những bậc phụ huynh ở phương Tây lại có suy nghĩ cứng nhắc hơn đó là sự vui vẻ thì rất tốt, rất cần thiết nhưng điều đó không giúp các con có thể kiếm được tiền, kiếm được công việc nuôi sống bản thân và gia đình khi các con lớn lên. Việc các con tụ tập và đi xem phim, xem ca nhạc với bạn bè có thể khiến hiện tại các con rất vui vẻ nhưng về lâu dài sau đó điều khiến chúng hạnh phúc chính là học thật tốt tại trường học và kiếm được công việc thật tốt. Họ ít khi để ý đến lòng tự trọng của con cái  bởi với họ thì khi các con học tốt thì tự lòng tự trọng sẽ được bồi đắp. Nhiều bậc phụ huynh còn không ngần ngại quát mắng các con để các con chú tâm vào việc học hơn và đạt được số điểm cao hơn.

1.3. Những bậc phụ huynh ở phương Tây quan tâm đến việc đọc của con còn phụ huynh ở phương Đông quan tâm đến toán học của con

Hầu hết các sách nuôi dạy con cái đều nhấn mạnh tầm quan trọng và cần thiết của việc đọc sách cho trẻ khi các em ở độ tuổi còn nhỏ. Có khá nhiều cuộc nghiên cứu rút ra rằng có mối liên hệ mật thiết giữa ngôn ngữ với mức độ thành công của trẻ sau này. Họ tin rằng việc đọc sách cho các con hằng ngày sẽ giúp các con ngày càng phát triển.  Trong khi đó hầu như các bậc phụ huynh ở phương Đông lại luôn muốn cho con học thật nhiều môn toán học bởi họ luôn ám ảnh với môn học này. Họ thậm chí không đọc sách cho con nghe khi các con còn nhỏ mà thay vào đó là bắt các con làm thật nhiều bài tập toán.

2. Những phương pháp dạy con của phụ huynh ở phương Tây

2.1. Luôn tôn trọng con

Tuy rằng các con còn rất nhỏ và chưa ý thức được hết mọi việc nhưng các bà mẹ phương Tây không vì thế mà thiếu đi sự tôn trọng dành cho những đứa con nhỏ bé của mình. Khi đến nhà nhà bạn thân và được chủ nhà mời thức ăn, các em sẽ được quyền lựa chọn ăn hoặc không ăn với món ăn đó. Rất hiếm khi các bà mẹ phương Tây ngăn cản con không được ăn do ngại với bạn bè hay ép con ăn món ăn được mời để lấy lòng bạn thân.

Ngoài ra khi các con bị mắc lỗi thì không bao giờ có chuyện bố mẹ quát mắng con ở nơi đông người qua lại mà thay vào đó là sẽ nói chuyện vào những lúc chỉ có hai mẹ con để tâm sự với nhau. Trẻ con có một đặc tính đó là hay bắt chước do vậy các em cũng sẽ học theo được sự tôn trọng này một cách vô thức và lâu dần sau đó các em sẽ tự hình thành trong mình sự tôn trọng dành cho người khác. Do đó với những đứa trẻ được bố mẹ tôn trọng thường rất nghe lời bố mẹ, quan tâm tới bạn bè và không mất tự nhiên khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình.

2.2. Cho trẻ tự giải quyết vấn đề

Cũng sẽ tương tự như việc bé khóc lóc thì chính các bé sẽ là người phải tự giải quyết việc ngừng khóc của mình. Các bậc phụ huynh ở phương Tây thường cho con tự giải quyết các vấn đề phát sinh nhỏ với bạn bè, anh chị của các con. Ví dụ như khi các em tranh chấp đồ chơi với nhau thì các em sẽ phải tự chọn cho mình giải pháp hoặc là đồ chơi của mình thì mình chơi, mặc kệ bạn hoặc là chia sẻ với bạn để cùng nhau chơi. Nhiều bé ban đầu vẫn giữ tính ích kỷ của trẻ con chọn giải pháp chơi một mình không bị ai tranh giành nhưng dần dần các em sẽ nhận thấy sự buồn chán khi các em nhìn thấy mọi người đang chơi với nhau. Thế là các em sẽ tự biết nên chọn giải pháp nào để bản thân thấy vui vẻ và thoải mái. Do các em ở phương Tây phải tự giải quyết hầu hết các vấn đề nhỏ xảy ra trong cuộc sống nên khi lớn lên các em thường rất độc lập và quyết đoán trong mọi công việc.

2.3. Cho trẻ tự phục vụ

Tùy vào độ tuổi khác nhau mà các bậc phụ huynh phương Tây thường khai thác một cách tối đa khả năng tự phục vụ của con. Ví dụ như khi con đã đến độ tuổi có thể tự ngồi và cầm nắm đồ vật thì họ sẽ cho con làm quen luôn với những cái thìa, cái bát, cái chén,… Ban đầu các em có thể chưa làm tốt ngay được, thức ăn sẽ rơi vãi khắp nơi, mặt thì lấm lem bẩn. Tuy nhiên các bà mẹ phương Tây luôn quan sát một cách chăm chú và cẩn thận  để đảm bảo an toàn tính mạng cho con mình khi gặp những trường hợp không hay như bị sặc bột hay nghẹt thở, còn lại thì luôn để con tự làm trong mọi khả năng của con. Và tất nhiên với bản năng sinh tồn thì các em có thể tự xoay sở được với chỗ thức ăn của mình. Tương tự khi các em lớn hơn một chút thì có thể cho các em tự mặc quần áo rồi tự mang giày mà không có sự trợ giúp từ bố mẹ.

Theo như chính sách kế hoạch hóa của nước ta thì mỗi gia đình nên có từ một đến hai con để nuôi dạy con thật tốt. Chính vì ngày nay sinh ít con nên bố mẹ Việt Nam càng có xu hướng chiều chuộng con cái, bao bọc quá cẩn thận, không cho con tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài. Nhiều trẻ đến tuổi đi học mẫu giáo nhưng những công việc quá đơn giản và bình thường như mặc áo, tự ăn cơm,…vẫn để bố mẹ phải làm cho. Đây tất nhiên không phải lỗi của các con mà là xuất phát từ các bậc phụ huynh, đôi khi họ muốn tốt cho con nhưng lại vô tình hại con, biến các con trở thành đứa bé chỉ biết phụ thuộc bố mẹ.

Khác với bố mẹ người Việt thì bố mẹ phương Tây luôn nghĩ rằng phải rèn luyện tính tự lập cho con khi còn bé không những giúp các con có thể tự lập hơn mà còn tạo điều kiện tốt cho sự phát triển về sau của con. Vì thế ngay từ khi mới hơn một tuổi rưỡi , những bố mẹ phương Tây đã dạy con cách tự phục vụ bản thân. Các em sẽ phải tự mình buộc dây giày, rửa bát ăn cơm, đánh răng, rửa mặt,..đó là lý do vì sao người ta thường nói bố mẹ ở phương Tây nuôi con nhàn hơn mẹ Việt.

2.4. Luôn lắng nghe và thấu hiểu

Nếu xét về việc kiên nhẫn với con thì thực sự chúng ta phải khâm phục những bà mẹ Phương Tây. Họ có thể bỏ ra nhiều giờ đồng hồ chỉ để tập nói với bé hay đơn giản là ngồi chơi xếp hình với con. Một điều dễ nhận ra ở các đứa trẻ phương Tây đó là chúng rất hay hỏi bố mẹ chúng tại sao lại như vây, tại sao không được như vậy,…Trong khi các bà mẹ phương Đông chỉ trả lời loa qua hoặc trả lời ậm ừ cho qua chuyện với các con nhưng trái lại các bà mẹ phương Tây lại nhẫn nại giải thích cặn kẽ cho con đến khi nào con thỏa mãn với câu trả lời mới thôi. Điều này đòi hỏi các bậc phụ huynh cũng luôn phải tự trau dồi kiến thức cho bản thân mình và tìm cách giải thích hợp lý nhất cho con. Khi các con có làm điều gì đó không đúng, họ sẽ luôn nhẹ nhàng nhưng không kém phần quả quyết, kiến định trong việc nói “không được” với con đến khi các em hiểu ra vấn đề mới thôi.

2.5.  Áp dụng phương pháp con lật đật

Chúng ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất về phương pháp này như là nếu các con có ngã thì các con phải tự đứng lên , nếu các con có bật khóc phải tự biết lau khô nước mắt của mình. Họ sẽ chỉ đến và kiểm tra xem con của họ có thật sự ổn không khi xảy ra trường hợp con họ khóc quá to, quá lâu hay đột ngột ngừng khóc. Khi sống ở phương Tây chúng ta sẽ không được chứng kiến những cảnh đòn roi đánh con của các bậc phụ huynh nhưng các bé lại rất ngoan, rất nghe lời, có tính kỷ luật.

2.6. Khen con mỗi khi con làm tốt

Trái với suy nghĩ của hầu hết các phụ huynh ở phương Đông đó là khi khen con quá nhiều sẽ khiến cho các con tinh tướng, tự phụ thì những người mẹ ở phương Tây lại rất hào phóng lời khen với các con. Tuy nhiên họ không bao giờ khen suông mà luôn hướng lời khen vào những hành động của con. Ví dụ khi các con biết mặc quần áo họ sẽ không khen một cách trực tiếp như “con mẹ quá giỏi” mà thay vào đó là “con gái của mẹ đã tự mặc được quần áo rồi à, con giỏi quá”.

2.7. Dạy con có gì ăn ấy, không được chê bai

Ở phương Tây các bậc phụ huynh thường áp dụng cho con theo một chế độ ăn nhất định, không có việc chê bai thức ăn, bố mẹ ăn gì thì con sẽ ăn nấy. Ngược lại với mẹ phương Tây, các bậc phụ huynh ở Việt Nam luôn lên thực đơn dinh dưỡng cho con, làm sao để con ăn đầy đủ chất tốt cho sức khỏe, họ quan niệm rằng trẻ con cần được ăn những món ăn bổ dưỡng và ngon nhất. Trong bữa ăn thì khi các con biếng ăn, không chịu ăn thì các bà mẹ sẽ dùng mọi cách để ép con ăn hết phần ăn thì thôi vì họ nghĩ rằng bỏ bữa là một việc không nên làm, dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các con. Nhưng các phụ huynh ở phương Tây thì không, họ không hề ép buộc con, nếu các con không muốn ăn nữa cũng không sao, khi đói thì các con sẽ tự tìm đến đồ ăn. Ở mỹ hay một số nước phương Tây khác, phụ huynh sẽ cho trẻ ăn phomai từ rất sớm nhưng khi ở Việt Nam thì phụ huynh lại nghĩ rằng phomai sẽ khiến các con bị béo phì từ đó gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.

2.8. Không bao giờ ôm ấp con khi ngủ

Bố mẹ ở phương Tây thường có quy định khá nghiêm về giờ giấc đặc biệt là thói quen đi ngủ của con. Nếu các bậc phụ huynh ở Việt Nam thường tạo cho các con thói quen như cho con ngủ võng, bế con ngủ trên tay thì các phụ huynh ở phương Tây lại nghĩ khác. Họ hoàn toàn không đồng tình với cách làm này vì họ không gieo rắc các thói quen đó cho con bởi họ nghĩ rằng một khi đã tạo cho con những thói quen xấu đó thì sau này sẽ rất khó để sửa chữa.

Ở Việt Nam, trẻ em dưới 3-4 tuổi vẫn được ngủ chung giường với bố mẹ , sau này lớn hơn một tí thì ngủ ở phòng riêng hoặc nếu điều kiện không được tốt thì cho bé ngủ cùng phòng nhưng khác giường. Trẻ em phương Tây tự ngủ một mình từ rất nhỏ và không cần sự hỗ trợ từ bố mẹ. Khi các em mới bắt đầu ngủ một mình, các em cũng sẽ gặp hoàn cảnh là khóc nấc lên vì quen với việc được bế bồng, ôm ấp, đung đưa khi bố mẹ ru ngủ. Trong hoàn cảnh này nếu là các bậc phụ huynh Việt Nam thì họ sẽ vội vàng chạy vào bế con lên và lại ôm con vào lòng ngủ vì sợ con khóc tiếp nhưng phụ huynh phương Tây lại khác họ thản nhiên để con khóc như vậy trong vòng 10 phút sau đó mới đi vào phòng an ủi nhưng tuyệt đối không bao giờ bế con lên bởi các em cần tập cho mình thói quen tự ru ngủ cho chính mình. Khi các con thức giấc thì phụ huynh Việt và phụ huynh phương Tây sẽ xử rất khác nhau. Phụ huynh người Việt sẽ chạy vào vỗ về con, hát ru cho con ngủ tiếp, đưa sữa cho con uống,…để con nhanh chóng quay lại giấc ngủ nhưng phụ huynh người Mỹ thì không, họ nhất quyết không làm những hành động như vậy vì lúc đó chính là thời điểm giúp các em tự học cách ru mình ngủ trở lại. Đó là lý do vì sao các phụ huynh ở phương Tây có thể ngủ một  mạch tới sáng còn những bậc phụ huynh Việt có con nhỏ lại phải thức đêm nhiều lần.

2.9. Nói không với những đòi hỏi của con

Đây là một trong những khác biệt nổi bật giữa phụ huynh người phương Tây và phụ huynh người Việt. Thông thường cha mẹ Việt Nam thường yêu chiều con quá mức, con muốn gì là cho đấy, con không thích làm cái gì thì không bắt làm, con đòi hỏi bất kỳ chuyện gì đều được đáp ứng. Tuy nhiên chính cách thể hiện tình yêu này vô tình khiến bé có thói quen đòi hỏi, ích kỷ, tham lam. Ngược lại, người mẹ Mỹ sẽ luôn lạnh lùng và từ chối trước mọi sự đòi hỏi của con. Khi các con muốn đòi hỏi một điều gì đó, các bậc phụ huynh phương Tây thường cân nhắc rất kỹ xem nó có thật sự cần thiết không mới gật đầu đồng ý.

2.10. Không đánh đập con

Khi con làm bất kỳ một việc gì đó không đúng là các phụ huynh người Việt thường có xu hướng sử dụng đòn roi để kỷ luật con hay nói những lời nặng nề để chỉnh đốn lại hành vi. Nhưng ở phương Tây không vậy, không hề có những trận đòn roi của bố mẹ dành cho con cái. Thay vì trách mắng và đánh đập con thì những phụ huynh ở phương Tây có cách phạt con tích cực và lý trí hơn rất nhiều.

Một trong những phương pháp phổ biến được sử dụng tại các hộ gia đình bên kia là cấm túc. Mỗi khi các con phạm phải sai lầm thì các bậc phụ huynh sẽ nghiêm cấm con đi ra ngoài chơi, ở nhà suy nghĩ lại hành động mình đã làm đến lúc nào nhận ra được sai lầm thì đi xin lỗi bố mẹ. Dù trẻ lớn hay nhỏ tuổi thì khi đã phạm lỗi đều bị cấm túc. Nhưng không đơn giản chỉ có vậy, kèm theo đó các em sẽ bị phạt làm các công việc trong nhà coi như chịu phạt vì lỗi mình gây ra.

Trên đây là những phương pháp dạy con vô cùng hiệu quả của các bậc phụ huynh ở phương Tây để các bạn tham khảo. Mong rằng những lời chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để áp dụng một cách tốt nhất, giúp các con trở nên ngoan ngoãn, nghe lời và kỷ luật hơn.

>> Tham khảo thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022