Blog

12 cách chống buồn ngủ hiệu quả giúp bạn luôn tỉnh táo

26/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Giữa lúc kỳ thi đang đến gần và công việc thì chất đóng mà cơn buồn ngủ lại kéo đến khiến mọi công việc của bạn đều bị trì hoãn. Làm sao để kiểm soát cơn buồn ngủ? Làm sao để chúng không xuất hiện cả khi học lẫn khi đang làm việc? Cẩm nang thực tế sau đây sẽ giải mã cách chống buồn ngủ hiệu quả áp dụng cho mọi đối tượng, mọi thời gian, mọi địa điểm để chúng không làm ảnh hưởng tới học tập và công việc.

1. Tập cho cơ thể những thói quen thổi bay cơn buồn ngủ

Bạn đang bận rộn với đống công việc sếp giao hay phải tập trung cao độ với bài kiểm tra sắp tới mà cơn buồn ngủ thì cứ liên tục kéo đến làm gián đoạn mọi thứ. Những lúc như vậy hãy dừng tất cả lại và làm những thao tác sau đây: ngồi thẳng người dậy và hít một hơi thật sâu cho mắt mở to ra, cơ vai cơ ngực đực giãn nở, rồi cười một cái thật tươi để làm giãn cơ mặt. Hoặc là đưa hai tay lên tai xoa vành tai theo hình vòng tròn từ 10 đến 20 lần, ngửa cổ ra phía sau từ 3 – 5 lần cho căng hết các cơ, lưu ý các động tác này bạn phải làm từ từ và nghiêm túc. Tưởng tượng rằng mình đang hét thật to một câu khẩu hiệu trong đầu như: tỉnh dậy đi, sắp hết thời gian rồi,… Khi đó não bộ của bạn sẽ phải thật tập trung để làm mọi thao tác khiến cho cơn buồn ngủ qua đi, trả lại sự tỉnh táo để tập trung vào công việc.

2. Đừng để tay lên mặt như một thói quen khi buồn ngủ

Một số bạn hay có thói quen úp tay lên mặt ngã ra sau mỗi khi buồn ngủ hoặc tỳ tay chống cằm để tựa đầu. Tuy nhiên tất cả những việc này chỉ khiến bạn có mộ tư thế ngủ ngon lành mà quên mất rằng mình đang cần tỉnh ngủ. Khi bạn buồn ngủ, một tư thế thoải mái sẽ lập tức cuốn bạn vào giấc ngủ mà không kịp phản ứng lại và thế là bạn ngủ mà không biết mình gục từ khi nào. Vậy nên hãy tránh mọi tư thế gác tay hay bất kì hành động nào khiến bạn cảm thấy dễ chịu lúc đó.

3. Tránh xa tình trạng căng da bụng để không trùng da mắt

Bữa ăn đối với giấc ngủ rất quan trọng, khi bạn ăn quá no cơ thể sẽ cần nghỉ ngơi ngưng mọi hoạt động để tiêu hóa lượng lớn thức ăn mà bạn đưa vào cơ thể bởi nếu vận động tại thời điểm đó sẽ không tốt cho cơ thể nên phản xạ tốt của bộ não sẽ đưa ra lựa chọn đi ngủ để cho cơ thể nghỉ ngơi trong lúc bộ máy tiêu hóa làm việc. Vậy nên tránh việc ăn nó quá, thay vào đó bạn nên chia nhỏ bữa ăn để nạp vừa đủ năng lượng cho mọi hoạt động chứ không phải nhịn ăn cho đói để bụng dạ khó chịu không ngủ được. Như thế rất hại cho sức khỏe và bạn sẽ không có năng lượng để hoạt động nên cơ thể sẽ lại chọn trạng thái nghỉ và cơn buồn ngủ vẫn sẽ kéo đến thôi.

4. Ngồi quá lâu cũng khiến cơn buồn ngủ ập đến

Một ngày bạn làm 8 tiếng và nếu là học sinh, sinh viên thì thậm chí có thể ngồi học cả ngày. Cơ thể không có sự vận động sẽ khiến cơ bắp nhức mỏi, bản thân uể oải không có sức lực và bạn sẽ chỉ muốn một chiếc giường để ngả lưng thôi. Vậy nên hãy cân đối thời gian để giãn công việc ra rồi đứng dậy vận động cho cơ thể được thư giãn. Uống một cốc nước mát cho đầu óc tỉnh táo hoặc buôn chuyện với hội bạn để tinh thần được sảng khoái. Các mạch máu được lưu thông tuần hoàn tốt hơn đến các cơ quan như một cú huých nhẹ vào các dây thần kinh để đánh thức cơ thể.

5. Bạn sẽ cần hoa quả cho việc chống lại cơn buồn ngủ

Bạn có bao giờ nhận thấy sự cần thiết của rau quả mỗi ngày? Nếu chưa thì tập thói quen sử dụng các loại rau quả mỗi ngày ngay bây giờ đi bởi vì chúng không những tốt cho sức khỏe mà còn loại trừ khả năng cơn buồn ngủ nhớ ra bạn. Rau quả cung cấp một lượng lớn các Vitamin và đường để nuôi dưỡng cơ thể, chúng sản sinh ra năng lượng cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh suốt ngày dài. Cơ thể thiếu đi đường và Vitamin sẽ không thể hoạt động hiệu quả và nhanh chóng tìm đến trạng thái nghỉ. Vậy nên nếu thấy buồn ngủ hãy tìm cho mình một loại trái cây ngon miệng để thưởng thức và quên đi cơn buồn ngủ.

6. Thay đổi không gian và cho bộ não nghỉ ngơi

Mải miết với công việc hay bài vở có thể khiến não bộ của bạn bị căng thẳng dẫn đến mệt mỏi, đó cũng là lúc cơ thể bạn muốn được ngủ nhất. Những lúc như vậy hãy đứng vậy, ra ngoài, hít thở một hơi thật sâu trong bầu không khí khác cho cơ thể tỉnh táo . Hoặc đi rửa mặt hay dạo vài vòng quanh văn phòng, bàn học cho cơ thể được vận động, bộ não tập trung cho việc khác và quên đi cơn buồn ngủ. Một bài thể dục ở cơ quan hay tại lớp học có thể rất kì cục nhưng nếu ở nhà thì đây là một thói quen tốt mà bạn cần duy trì để vừa tốt cho sức khỏe vừa đẩy lùi cơn buồn ngủ.

7. Nghỉ ngơi đúng lúc để không ngủ sai giờ.

Nhiều người có đồng hồ sinh học rất nhạy cảm có thể thức dậy đúng giờ mà không cần để chuông báo thức. Đó là do cơ thể họ luôn được rèn luyện đúng giờ giấc và đã hình thành phản xạ từ thói quen. Nhưng không phải thói quen nào cũng tốt đặc biệt là thói quen nghỉ ngơi không đúng giờ lại càng không tốt. VIệc thức khuya là điều quá phổ biến với học sinh cuối cấp và dân văn phòng khi phải chạy deadline. Những thói quen xấu này vô tình khiến bạn trở nên mệt mỏi, thiếu ngủ và làm việc kém hiệu quả vào ngày hôm sau. Việc ngủ đủ giấc rất quan trọng. Cơ thể được nghỉ ngơi đúng cách mới có thể hoạt động tốt vào ngày hôm sau và việc nghỉ ngơi là bắt buộc với bộ não. Nên nếu không nghỉ ngơi vào đúng thời gian ở nhà thì bộ não sẽ bắt bạn ngủ bù vào sáng ngày hôm sau.

8. Cà phê là một thói quen truyền thống giúp trả lại sự tỉnh táo cho bạn

Nếu một danh sách các việc làm trên không thể khiến bạn hết cơn buồn ngủ thì đành về lại với chất kích thích này để ép bộ não bạn tỉnh táo thôi. Trong cà phê có cafein gây ức chế não bộ buộc bạn phải tỉnh táo và đánh bật mọi cơn buồn ngủ. Tuy nhiên cà phê cũng có những mặt lợi và mặt hại của nó,một tách cà phê mỗi ngày có thể giúp bạn tăng cường trí, miễn dịch khỏe mạnh, đẩy lùi các nguy cơ về huyết áp thấp nhưng mặt hại của nó là cafein sẽ ảnh hưởng xấu đến não bộ của bạn nếu bạn lạm dụng chất kích thích này.

9. Âm nhạc đánh thức bạn khỏi cơn buồn ngủ

Âm nhạc không chỉ tô điểm thêm sắc màu cho cuộc sống mà còn là liều thuốc hữu hiệu đối với các chứng bệnh như mất trí nhớ, lo lắng, trầm cảm và xoa dịu nỗi đau. Khoa học đã chứng minh âm nhạc không chỉ giúp thư giãn mà còn tăng cường khả năng tập trung giúp bạn làm việc và học tập hiệu quả hơn rất nhiều. Âm nhạc giống như một cú chạm nhẹ kích thích não bộ luôn tỉnh táo và cơn buồn ngủ của bạn sẽ bị thôi bay khi nghe một bản nhạc. Nhưng điều này chỉ áp dụng khi bạn cần tỉnh táo và tập trung thôi nhé. Khi đã lấy lại tinh thần bạn nên tắt nhạc hoặc giảm âm lượng để tập trung tốt nhất vào việc đang làm.

10. Một ly kem nghe có vẻ khó tin nhưng sẽ đánh thức bạn ngay lập tức

Khi buồn ngủ hãy thử đứng dậy lấy cho mình một ly kem thực tế sẽ cho bạn thấy kem tốt với việc chống buồn ngủ như thế nào. Không chỉ mang lại cảm giác mát lạnh đánh thức mọi giác quan mà lượng đường trong kem còn cung cấp cho bạn nguồn năng lượng khổng lồ để hoạt động cả ngày. Nhưng bạn đừng biến phương pháp này thành một thói quen mà chỉ là một lựa chọn thôi nhé vì ăn kem nhiều cũng sẽ tăng tỷ lệ của bệnh tiểu đường và đặc biệt là béo phì. Chưa kể lượng đường trong máu quá nhiều sẽ phản tác dụng và gây mệt mỏi chứ không hề tốt cho cơ thể.

11. Tắm sáng sau khi tập thể dục

Một bài thể dục giống như một tiếng chuông báo thức đánh thức c ơ thể khỏi cơn buồn ngủ và giúp cơ bắp được co giãn sau thời gian trì trệ của giấc ngủ đêm. Tắm đêm có thể không tốt cho cơ thể nhưng tắm sáng, nhất là sau một bài thể dụng sẽ giúp cơ thể bạn sảng khoái, tinh thần tươi mới sẵn sàng cho một ngày làm việc năng động hiệu quả mà không còn bóng dáng của cơn buồn ngủ. Như vậy bạn vừa có thể rèn luyện sức khỏe, vừa tránh xa được nỗi lo bị cơn buồn ngủ làm phiền.

12. Không được bỏ qua giấc ngủ trưa

Giấc ngủ trưa của bạn không được kéo dài nhưng cũng không được phép thiếu. Khoa học đã chứng minh giấc ngủ trưa luôn mang lại cảm giác nghỉ ngơi thật sự cho bạn nếu được duy trì 15 - 20 phút mỗi ngày. Lưu ý không ngủ trưa quá lâu sẽ phản tác dụng gây mệt mỏi cho cơ thể. Một giấc ngủ trưa không chỉ tốt cho sức khỏe, giảm căng thẳng, cải thiện bộ nhớ mà còn hiệu quả trong việc đẩy lùi cơn buồn ngủ trong thời gian làm việc, học tập hiệu quả hơn bất kỳ cốc cà phê hay ly nước lạnh nào.  

Cơn buồn ngủ có thể tìm đến với bất kỳ ai bất kỳ lúc nào khi cơ thể bạn mệt mỏi và không được nghỉ ngơi một cách hợp lý. Tuy nhiên rất khó có thể cân bằng cuộc sống bận rộn hàng ngày của bạn khi nó đã trở thành thói quen. Hãy cải thiện thói quen xấu này một cách từ từ để đồng hồ sinh học của bạn có thời gian thích nghi và hình thành lối sống mới. Còn từ giờ cho tới lúc đó hãy tham khảo cẩm nang những cách chống buồn ngủ phía trên để có một ngày học tập và làm việc hiệu quả nhất. Tặng bạn liều thuốc cuối cùng cho cơn buồn ngủ đó là nụ cười, hãy giữ cho một ngày của bạn luôn vui vẻ và tràn ngập tiếng cười để cơn buồn ngủ không bao giờ tìm đến.

>> Tham khảo thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022