Blog

Các ví dụ về sai sót trong Kế toán và cách sửa hiệu quả dành cho bạn

22/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Việc sai sót trong nghề Kế toán là điều thường xuyên xảy ra. Đối với công việc đặc thù như Kế toán thì việc sai sót trong nghề là điều không được phạm phải vì sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy. Vậy, để tránh được những điều không mong muốn này thì bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của vieclam123.vn nắm bắt chi tiết các ví dụ về sai sót trong Kế toán chuẩn nhất nhé!

1. Hậu quả của sai sót trong Kế toán

Nghề Kế toán từ lâu đã được coi là công việc mang tính đặc thù và luôn đòi hỏi tính cẩn trọng và chính xác cao. Đây là một yếu tố luôn cần phải được ưu tiên hàng đầu khi làm nghề Kế toán. Một nhân viên Kế toán được coi là chuyên nghiệp, giỏi giang sẽ không những đòi hỏi trình độ chuyên môn cao mà còn không được phép sai sót trong quá trình làm việc.

Việc để xảy ra những sai sót trong Kế toán từ lâu đã coi là không được phép mắc phải. Bởi công việc Kế toán có một mối quan hệ đặc biệt với thuế, các chi phí trong doanh nghiệp, giấy tờ….Cho nên, việc để xảy ra những sai sót trong công việc sẽ để lại nhiều hệ lụy lớn cho cả doanh nghiệp cũng như là cá nhân làm Kế toán.

Sai sót trong Kế toán có thể đến từ nhiều nguyên do khác nhau như là chủ quan, khách quan. Nhưng dù bất cứ trường hợp nào đi chăng nữa thì điều này vẫn luôn được coi là tối kỵ và gây ảnh hưởng lớn đến công việc.

Những hậu quả của sai sót trong Kế toán

Không chỉ thế, việc sai sót Kế toán đôi khi còn làm ảnh hưởng đến pháp luật. Nếu như Kế toán vi phạm vào những điều luật tối kỵ và dẫn đến sai sót trong công việc của mình thì họ sẽ bị truy cứu và tiến hành phạt vô cùng nặng. Nói chung bất kể lỗi lầm gì xảy ra trong công việc Kế toán thì cũng không nên được phạm phải.

Như vậy, hậu quả của việc sai sót trong Kế toán là rất nhiều vấn đề. Do đó, mỗi cá nhân cần phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn về nghề và để cao tính cẩn trọng chắc chắn trong công việc. Điều này sẽ tránh được tình trạng xảy ra những sai sót trong công việc. Để tránh khỏi được những lỗi gặp gặp thì bạn hãy cùng xem tiếp phần dưới đây các ví dụ về sai sót trong Kế toán chuẩn nhất nhé!

2. Các ví dụ về sai sót trong Kế toán và cách sửa hiệu quả nhất

2.1. Tổng hợp ví dụ về sai sót trong Kế toán

Việc để sai sót trong Kế toán xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu việc sai sót xuất phát từ việc tính toán sai số, hạch toán sau…Đây đều là những sai sót hay gặp nhất khi làm việc Kế toán.

2.1.1. Các sai sót Kế toán hay mắc phải nhất

Đối với Kế toán viên thì những sai sót thường gặp nhất trong công việc phải kể đến như sau:

- Phân loại sai các khoản trong báo cáo tài tính, báo cáo thừa các thu nhập hoặc tài sản.

Các sai sót Kế toán hay mắc phải nhất

- Sử dụng không chuẩn xác các chính sách và chế độ Kế toán. Chẳng hạn như là một doanh nghiệp không tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng lúc hạch toán vào chi phí.

- Không ghi nhận tiền lãi dồn tích của các khoản vay bắt buộc phải trả trong doanh nghiệp.

- Tiến hành sử dụng những ước tính Kế toán không tin cây như là áp dụng tỷ lệ khấu hao tài sản một cách phi thực tế.

 - Tính toán sai số như là áp dụng tính toán không đúng phương pháp.

2.1.2. Sai sót Kế toán liên quan đến hạch toán

Nghiệp vụ liên quan đến hạch toán là một trong những việc vô cùng quan trọng trong công việc Kế toán. Nếu xảy ra sai sót đến hạch toán thì kết quả kỳ kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không được chính xác. Đây cũng chính là sai sót hay gặp phải nhất của các nhân viên Kế toán khi làm nghề. Các ví dụ về sai sót trong Kế toán liên quan đến hạch toán như sau:

- Hạch toán tiền mặt để xảy ra tình trạng số dư quỹ bị âm. Điều này xuất phát từ nguyên nhân hạch toán phiếu chi không đúng thứ tự.

- Lập các phiếu sai quy định như là lập phiếu không đóng dấu, mục đích của phiếu sai, không có chữ ký của các bên có liên quan. Điều này để tránh xảy ra thì Kế toán viên cần phải kiểm soát kỹ các loại phiếu trong suốt quá trình lập.

Các ví dụ về sai sót trong Kế toán và cách sửa hiệu quả nhất

- Làm sai quy trình Kế toán và lưu trữ các chứng từ không đúng quy định.

- Hạch toán nhiều lần trên cùng 1 hóa đơn. Đây được coi là một sai sót lớn vì gây ảnh hưởng đến tài sản của doanh nghiệp.

- Số liệu từ các loại sổ Kế toán không ăn khớp với nhau. Việc đồng nhất các số liệu trong các loại sổ Kế toán là bắt buộc do đó đây là một sai sót lớn.

- Ngoài ra, việc hạch toán còn sai sót trong những trường hợp như là nhầm lẫn giữa các ngân hàng, thông tin không khớp trên giấy ủy nhiệm, hạch toán đầu tư tài chính sai sót, các khoản phải thu, hạch toán hàng tồn kho, hạch toán các khoản phải thu...

2.1.3. Sai sót ở trong bảng cân đối Kế toán

Việc sai sót trong bảng cân đối Kế toán thường rất hay xảy ra tại mỗi Kế toán viên. Chẳng hạn như là phân loại không đúng về tài sản ngắn hạn với dài hạn hoặc nhầm khoản phải thu với khoản đầu tư ngắn hạn.

Nếu kịp thời phát hiện được những sai sót này thì doanh nghiệp bắt buộc phải phân loại lại những khoản mục để phản ánh một cách chi tiết nhất trong bảng cân đối Kế toán.

2.1.4. Sai sót trong báo cáo kết quả kinh doanh

Với sai sót trong báo cáo kết quả kinh doanh thì chẳng hạn như là doanh nghiệp ghi nhận doanh thu từ bán hàng trả chậm sai. Việc sai sót này sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh mà còn gây ảnh hưởng đến cả bảng cân đối Kế toán.

Ví dụ về sai sót trong Kế toán đầy đủ cho bạn

Muốn sửa được sau sót này thì doanh nghiệp phải thực hiện bút toán tái phân loại trong đúng thời điểm phát hiện ra nó. Các số liệu trong báo cáo khi đó cũng cần phải được sửa chữa ngay tức khắc.

2.1.5. Những sai sót khi mua hàng của Kế toán

Các ví dụ về sai sót trong Kế toán khi mua hàng điển hình như sau:

- Không tiến hành nhận các hóa đơn một cách trực tiếp. Điều này sẽ dẫn đến các tình trạng là hóa đơn giả từ phía người bán.

- Kế toán viên không nhận hóa đơn giá trị gia tăng ở những trường hợp mua hàng hóa xuất khẩu.

- Để ra sự cố không có chữ ký của người mua trong hóa đơn xuất hàng.

- Nộp thuế muộn, không tiến hành nộp thuế đúng quy định.

- Ghi nhầm tên của mình vào phần người nộp thuế. Thực chất phần nội dung này sẽ cần phải ghi tên của chủ doanh nghiệp.

Sai sót trong Kế toán và các ví dụ cụ thể

- Khi có những phát sinh về các khoản phải nộp lại không nộp tờ khai thuế.

2.2. Mẹo tránh những sai sót trong Kế toán

Như vậy, với các ví dụ về sai sót trong Kế toán được bật mí ở phần trên chắc hẳn đã giúp cho các Kế toán viên có thêm những kinh nghiệm khi làm việc và tránh tối đa được những sai sót trong công việc. Tuy nhiên, để tránh được những sai sót trong Kế toán ở những ví dụ được nêu ra ở trên thì bạn cần nắm bắt những điều sau đây:

- Nâng cao khả năng chuyên môn và kiến thức bản thân trong nghề Kế toán. Tùy từng lĩnh vực cụ thể thì cần phải nắm bắt sâu rộng hơn về công việc Kế toán đó.

- Khi làm việc cần phải nắm bắt các nghiệp vụ, tỉ mẫn trong từng chi tiết. Vì nếu có sự cẩn thận và chuyên môn cao thì sai sót trong Kế toán sẽ hiếm khi xảy ra.

- Nếu như các sai sót được phát hiện kịp thời thì cần phải sửa chữa ngay những sai sót đó. Đây là chuẩn mực Kế toán đã được quy định. Sai sót ở kỳ Kế toán nào thì sẽ cần phải sửa vào đúng kỳ đó.

Mẹo tránh những sai sót trong Kế toán chuẩn nhất

- Tôn nghiêm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Kế toán như là: không gian lận, trung thực trong quá trình làm việc. Đặc biệt hơn nữa cần hướng đạo đức nghề nghiệp lên trên hết. Không được cố tình để các sai sót trong Kế toán diễn ra.

- Cần nắm bắt đầy đủ những sai sót hay gặp để kịp thời tránh và cẩn thận hơn trong quá trình làm việc của mình.

Như vậy, từ các ví dụ về sai sót trong Kế toán được bật mí ở bài viết trên hy vọng đã đưa đến bạn những thông tin hữu ích nhất. Qua đây chúc bạn trang bị đầy đủ kiến thức để cẩn thận hơn trong quá trình làm Kế toán của mình.

Kế toán tiền gửi ngân hàng

Trong ngân hàng, hoạt động vận hành và kiểm soát những vấn đề liên quan đến tài chính là hết sức quan trọng và sẽ không thể nào thiếu đi được Kế toán tiền gửi ngân hàng. Vậy, bạn biết gì về Kế toán ngân hàng chưa? Để có một cái nhìn trực diện và chi tiết nhất đến Kế toán tiền gửi ngân hàng thì bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Kế toán tiền gửi ngân hàng

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023