Các công ty sử dụng chỉ số kinh doanh để đo lường hiệu suất công việc theo thời gian và theo dõi tiến trình hoàn thành các mục tiêu chính của công ty. Tìm hiểu thêm về các loại dữ liệu và thông tin mà công ty cần thu thập để theo dõi hiệu suất nhân viên.
Chỉ số kinh doanh là thước đo được sử dụng để đánh giá quá trình hoạt động của một công ty.
Chúng được rút ra từ những dữ liệu tài chính, kế toán nhằm giúp ban quản lý, cổ đông và các bên liên quan đánh giá tổng thể vấn đề tài chính của một công ty cũng như theo dõi sự cải thiện hoặc suy giảm về mặt tài chính của công ty đó trong/tại một thời gian cụ thể.
Các thước đo phi tài chính có thể tập trung vào các khía cạnh khác như sự trung thành của khách hàng, hiệu quả của quy trình hoặc sự hài lòng của nhân viên với công ty.
Chú ý: Các chỉ số nhắm đến một mục tiêu kinh doanh cụ thể được gọi là các chỉ số hiệu suất chính (KPI). KPI đo lường mức độ hiệu quả của một công ty trong các mục tiêu chiến lược.
Có rất nhiều loại chỉ số, phép đo và tỷ lệ tài chính cụ thể được các kế toán viên, chuyên gia tài chính và nhà đầu tư sử dụng để đánh giá và theo dõi tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. Các nhà đầu tư và cổ đông cũng theo sát biện pháp này một cách chặt chẽ để định giá và giám sát các nhà quản lý hiệu quả hơn.
Các chỉ số tài chính thường được thể hiện dưới dạng tỷ lệ bao gồm:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn: giúp doanh nghiệp giám sát khả năng tài trợ cho các hoạt động và thanh toán hóa đơn. Các chỉ số này được theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của mình.
Tỷ lệ đòn bẩy: giúp doanh nghiệp hiểu được tác động của khoản nợ lên tài chính chung của công ty. Điều này sẽ giúp cổ đông và các bên liên quan đánh giá được rủi ro tài chính .
Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản: đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản công ty đi thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận. Tỷ lệ này được thực hiện theo thời gian để đánh giá sự cải thiện hoặc suy giảm trong việc sử dụng tài sản công ty .
Tỷ suất sinh lời: đánh giá hiệu quả của sự quản lý trong việc thúc đẩy thu nhập từ vốn đầu tư vào công ty. Những con số này cực kỳ quan trọng đối với các nhà đầu tư và cổ đông.
Ngoài các thước đo và tỷ lệ được sử dụng để đánh giá tình trạng tài chính của một công ty như trên, các nhóm quản lý còn phát triển và điều chỉnh một vài chỉ số đánh giá phi tài chính cùng các biện pháp khác để xác định tình trạng hoạt động của từng chức năng chính, dịch vụ, quy trình và sáng kiến của mỗi công ty. Ví dụ như:
Các thước đo về sự hài lòng của khách hàng
Các thước đo về sự tham gia hoặc sự hài lòng của nhân viên
Chỉ số chất lượng
Các biện pháp học tập và phát triển thêm
Cả hai chỉ số tài chính và phi tài chính đều xuất sắc trong việc xác định những vấn đề hoặc thế mạnh của công ty. Chúng cho bạn biết điều gì đó sẽ dẫn đến kết quả tiêu cực hay tích cực.
Chú ý: Số liệu là các phép đo của một kết quả cụ thể. Tuy nhiên, chúng sẽ không chỉ ra rõ ràng nguyên nhân và tác động dẫn đến vấn đề hoặc lợi ích đó.
Nhóm quản lý của công ty có nhiệm vụ phát triển, kết hợp các thước đo khác nhau nhằm thể hiện rõ ràng lợi thế hay thách thức mà công ty phải đối mặt.
Ví dụ, nhóm quản lý của một công ty bán lẻ phải theo dõi các chỉ số tài chính và tham khảo chúng trước khi đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng. Chẳng hạn, họ có thể sử dụng chỉ số doanh thu bán hàng, giá vốn hàng hóa và chi phí thu hút khách để xây dựng các chiến lược tiếp thị hợp lý.
Chỉ số tài chính và Thẻ điểm cân bằng
Thông thường, các số liệu tài chính được thu thập và hiển thị ở dạng thẻ điểm cân bằng. Thẻ điểm cân bằng bao gồm những chỉ số được ban lãnh đạo phê duyệt, ví dụ như những chỉ số quan trọng nhất về hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Thẻ điểm này được dùng để xác định các lĩnh vực cần cải thiện; đánh giá sự hiệu quả của các khoản đầu tư hay thay đổi trước đó. Việc phát triển một thẻ điểm cân bằng mất khá nhiều thời gian và sự chỉnh sửa.
Các nhóm quản lý thường thích dự đoán trước số liệu báo cũng như những thay đổi tích cực trong kết quả tài chính của công ty tại một thời điểm trong tương lai. Các chỉ số này giúp họ điều chỉnh những chương trình và mức độ đầu tư để đảm bảo chỉ số tài chính được cải thiện một cách liên tục.
Thật tốt nếu có thể tính toán trước mọi thứ, nhưng trên thực tế, những chỉ số tài chính có thể sử dụng để dự báo tiềm năng của một công ty còn rất hạn chế. Mức độ chính xác của chỉ số tài chính có thể bị xê dịch hoặc các chi tiết trong chỉ số tài chính không mang lại ý nghĩa gì cho các trường hợp cụ thể của công ty.
Nhà quản lý có mục tiêu xác định những số liệu quan trọng, cần thiết nhất cho việc đánh giá sự thành công hay thất bại của công ty, dựa trên các quyết định trước đó cũng như dự báo những cải tiến trong kinh doanh dựa trên các quyết định gần đây.
Các chỉ số kinh doanh là phép đo mà một công ty sử dụng để theo dõi tiến trình hướng tới mục tiêu hiệu suất của công ty.
Việc thu thập, sắp xếp dữ liệu thành các thước đo hiệu suất và thẻ điểm cân bằng là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của nhóm quản lý ở mỗi công ty.
Để có được một bức tranh toàn cảnh về tiềm năng của một công ty, nhóm quản lý cần kết hợp nhiều chỉ số, thước đo khác nhau.
>> Tham khảo thêm:
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023