Blog

Các bước định vị thương hiệu và điều doanh nghiệp cần quan tâm

03/11/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Định vị thương hiệu có vai trò quan trọng trong quá trình xác định đối thủ cạnh tranh, đồng thời nắm bắt được xu thế phát triển trong tương lai. Do đó mà các doanh nghiệp cần định vị được thương hiệu của mình để xây dựng các chiến lược sao cho hiệu quả nhất. Vậy, các bước định vị thương hiệu như thế nào và liệu định vị thương hiệu có dễ dàng hay không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được vieclam123.vn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Định vị thương hiệu có khó không và tại sao cần tiến hành theo các bước?

Định vị thương hiệu là một quá trình lâu dài và có nhiều biến đổi có thể xảy ra trong quá trình doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình. Vì vậy, khi tiến hành định vị thương hiệu thì doanh nghiệp sẽ cần có một tâm thế vững vàng cho một quá trình dài hơi để nắm bắt được xu thế cũng như giải quyết được các sự thay đổi có thể xuất hiện trong tương lai. Do đó, có thể nói rằng việc định vị thương hiệu không bao giờ là dễ dàng với các nhà quản trị.

Định vị thương hiệu có khó không

Bởi vì mức độ khó khăn của quá trình định vị thương hiệu nên việc xây dựng các bước định vị thương hiệu là rất cần thiết. Nhờ đó mà doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện được chính xác trên hành trình dài này và hạn chế được việc mất phương hướng cũng như lẫn lộn khi tiến hành định vị thương hiệu. “Sai một lý, đi 1 dặm”, chỉ cần lệch một chút trong quá trình định vị thương hiệu thì thương hiệu rất dễ trở nên mờ nhạt và khó có thể tiếp cận tới khách hàng của mình. Chính vì vậy mà việc tiến hành theo các bước định vị là rất cần thiết để doanh nghiệp đến gần hơn với sự thành công của quá trình định vị.

Vậy, các bước định vị thương hiệu như thế nào?

2. Tìm hiểu các bước định vị thương hiệu

Để thực hiện định vị thương hiệu thì doanh nghiệp có thể tiến hành theo các bước định vị thương hiệu sau đây:

- Bước 1: Nhận diện khách hàng mục tiêu

- Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Các bước định vị thương hiệu

- Bước 3: Xác định phương pháp định vị

- Bước 4: Đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị

2.1. Bước 1: Nhận diện khách hàng mục tiêu

Bước đầu tiên trong các bước định vị thương hiệu chính là xác định đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Đây là điều rất quan trọng bởi chỉ khi biết được chân dung khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới là ai thì doanh nghiệp mới có thể đi đúng hướng để đến gần hơn với đối tượng đó.

Sở thích của họ là gì? Nhu cầu của họ ra sao? Họ mong muốn điều gì ở doanh nghiệp? Doanh nghiệp có thể làm gì để đáp ứng điều đó?,... Việc cần làm rõ được chân dung khách hàng mục tiêu thì sẽ càng có lợi cho doanh nghiệp trong việc xác định hướng đi sau này của quá trình định vị thương hiệu.

2.2. Bước 2: Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” chưa bao giờ là sai. Nếu bạn không biết rõ đối thủ của bạn là ai thì bạn sẽ chẳng thể nào biết được mình cần làm gì để chiến thắng. Do vậy mà phân tích đối thủ cạnh tranh là bước tiếp theo trong các bước định vị thương hiệu.

Để tìm hiểu về đối thủ thì bạn có thể áp dụng mô hình SWOT để biết được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đối thủ cũng như thị trường ra sao. Trên cơ sở đó có thể tìm kiếm và xác định cho doanh nghiệp mình một thị trường ngách. Điều này sẽ tạo cơ hội để thương hiệu phát triển cũng như có được dấu ấn riêng cho mình về hướng đi của thương hiệu trong tương lai.

2.3. Bước 3: Lựa chọn phương pháp định vị phù hợp

Về phương pháp định vị thương hiệu thì sẽ có 9 phương pháp khác nhau mà bạn có thể áp dụng. Bao gồm:

- Định vị thương hiệu theo cảm xúc

- Định vị thương hiệu theo tính năng

- Định vị thương hiệu theo giá trị

- Định vị thương hiệu theo đối thủ

- Định vị thương hiệu theo vấn đề

Xác định phương pháp định vị

- Định vị thương hiệu theo chất lượng

- Định vị thương hiệu theo mối quan hệ

- Định vị thương hiệu theo mong ước

- Định vị thương hiệu theo công dụng

Không nhất thiết bạn chỉ được sử dụng một phương pháp định vị xuyên suốt, thay vào đó, bạn có thể kết hợp và thay đổi tùy theo định hướng, chiến lược thương hiệu đã xây dựng. Điều hướng đến chính là việc làm sao để thương hiệu trở nên khác biệt và ấn tượng nhất. Điều này sẽ bao gồm từ cách thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho tới cách ra mắt sản phẩm, dịch vụ hay nội dung truyền thông, quảng cáo,.... Tất cả đều cần hướng tới mục đích cuối cùng của quá trình định vị thương hiệu được thực hiện.

Ví dụ cụ thể như sau: Nếu bạn sử dụng phương pháp định vị thương hiệu theo cảm xúc thì điều này có nghĩa là nội dung quảng cáo, những chiến dịch truyền thông được thực hiện đều cần có sự lồng ghép một cách cực kỳ khéo léo về thông điệp cảm xúc cần truyền tải. Những điều đó cần đánh trúng vào tâm lý khách hàng, nói lên được nỗi niềm và khơi gợi được sự đồng cảm từ phía khách hàng với doanh nghiệp.

Cần xác định rõ mục tiêu

Như vậy, việc lựa chọn phương pháp định vị phù hợp sẽ là khởi đầu suôn sẻ cho bước định vị thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả chính là cách mà doanh nghiệp tiến hành như thế nào. Do đó mà việc xác định rõ về định hướng cũng như mục tiêu sẽ là cách để giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trên con đường định vị thương hiệu của mình.

2.4. Bước 4: Đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị

Bước cuối cùng trong các bước định vị thương hiệu chính là đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị. Theo đó, sơ đồ sẽ được xây dựng dựa trên 2 trục là trục hoành và trục tung. 2 trực này sẽ cắt nhau và tạo thành 4 góc vuông, mỗi đỉnh của các trục sẽ là thuộc tính của sản phẩm mà thương hiệu cung cấp.

Ví dụ, nếu thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực thời trang thì các thuộc tính có thể kể đến như: sang trọng - bình dân, giá cao - giá thấp. Tiếp đến sẽ là các đánh giá về đối thủ của doanh nghiệp bởi các cá nhân tham gia vào quá trình định vị thương hiệu. Họ sẽ nhìn vào sơ đồ và xác định vị trí của đối thủ, tìm ra các điểm chung của họ và những điểm khác biệt trong cách thức hoạt động ra sao. Nhờ đó mà doanh nghiệp sẽ dễ dàng thấy được cho mình thị trường ngách đầy tiềm năng, đồng thời, xác định được mong muốn của thương hiệu trong tương lai như thế nào.

Đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị

Tất nhiên, bạn cũng không nên quá chú tâm hay quan trọng hóa sự khác biệt mà doanh nghiệp có thể triển khai. bởi khách hàng vẫn cần có sự nhận biết về thương hiệu của bạn đang hoạt động ở trong lĩnh vực cụ thể nào. Do đó mà vị trí được xem là thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trên sơ đồ sẽ là vị trí khoanh vùng vừa có thể tạo nên sự khác biệt nhưng vẫn làm rõ được lĩnh vực mà thương hiệu đang hoạt động.

Một cách tổng quan nhất thì định vị thương hiệu đóng vai trò như một cơ quan đầu não điều hành các hoạt động khác trong chiến lược thương hiệu. Và nếu như việc định vị bị mắc sai lầm thì thương hiệu sẽ nhanh chóng trở nên lu mờ và không có dấu ấn gì trên thị trường cũng như khách hàng.

Trên đây là thông tin chi tiết về các bước định vị thương hiệu. Hy vọng rằng, qua bài viết, bạn đã nắm bắt được chính xác các công đoạn trong định vị thương hiệu. Từ đó, có thể tiến hành làm rõ và định vị được thương hiệu mình một cách chuẩn xác nhất.

Chiến lược khác biệt hóa là gì và cách để tạo dựng sự khác biệt?

Chiến lược khác biệt hóa là gì? Làm sao để tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Chiến lược khác biệt hóa là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023