Blog

Business intelligence analyst là gì và những thông tin chi tiết

20/08/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và lượng người dùng các trang mạng xã hội gia tăng nhanh chóng, tất cả những điều này đã tạo nên một hệ thống thông tin và dữ liệu vô cùng dồi dào. Đây chính là cơ hội cực kỳ lớn cho các doanh nghiệp nếu như biết khai thác thông tin để đưa ra các dự đoán chính xác về xu thế trong tương lai. Và đó là lý do về sự ra đời của business intelligence analyst, những người giúp doanh nghiệp nắm bắt thời cơ chính xác cho những bước tiến xa hơn. Vậy, business intelligence analyst là gì? Cần có kỹ năng gì để trở thành một business intelligence chuyên nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

1. Giải đáp về business intelligence analyst là gì?

Business intelligence analyst viết tắt là BIA, đây được biết đến là người có sự hiểu biết chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình, hệ thống business intelligence và công nghệ để đưa ra các phân tích dựa trên tình hình, thông tin của quá khứ. Từ đó, có thể dự đoán được những xu hướng phát triển trong tương lai và giúp cho doanh nghiệp có những chiến lược phù hợp nhất.

Business intelligence analyst là gì

Tóm lược lại thì business intelligence analyst được hiểu là nhà phân tích tình báo kinh doanh. Tức những người sử dụng các công cụ, phần mềm tiên tiến nhất để xác định được các yêu cầu, những ưu tiên quan trọng trong kinh doanh, KPI và chiến lược liên quan đến dữ liệu, hệ thống BI. Đây có thể được xem là vị trí của những sự kết hợp ấn tượng, đó là kinh tế và kỹ thuật, nhà phân tích kinh doanh và chuyên viên lập trình. Đây được xem là bản chất của một business intelligence analyst cần có.

Business intelligence analyst hướng đến việc hỗ trợ các bộ phận có thể định hình được đường đi của mình, từ đó, giúp cho mọi nguồn lực của doanh nghiệp có thể hoạt động một cách tối đa, hiệu quả. Điều này khi được thực hiện bài bản sẽ nâng cao được trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận kinh doanh một cách tích cực hơn rất nhiều. 

Chính vì thế mà mục tiêu của BIA đó là thông tin về thời cơ hành động, chiến lược áp dụng phù hợp với từng bộ phận để tạo nên sự vận hành tổng thể bài bản và hiệu quả nhất.

Hiện nay, sự có mặt của các BIA trong doanh nghiệp là rất cần thiết. Bởi vị trí này sẽ giúp các nhà quản lý biết được thời điểm chính xác để đưa ra các quyết định hành động cũng như đâu sẽ hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp. Họ đóng vai trò như một quân sư cho các nhà lãnh đạo cấp cao để đưa ra các quyết định mang dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung.

Là nhà phân tích tình báo kinh doanh

2. Vai trò và công việc của business intelligence là gì?

Mỗi một vị trí trong doanh nghiệp đều sẽ có những vai trò nhất định.l Với business intelligence analyst thì vai trò đó là gì?

BIA là người phân tích các thông tin dữ liệu thu thập được trong quá khứ để đưa ra dự đoán về xu hướng dịch chuyển nền kinh tế cũng như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.

Đồng thời, vị trí này cũng sẽ cho biết được quyết định nào là quyết định chính xác trong từng thời điểm cụ thể của doanh nghiệp. Từ đó, giúp các bộ phận có thể vận hành bài bản, trơn tru hơn.

Đặc biệt, BIA cũng sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ nắm bắt được nhu cầu, tâm lý của khách hàng để điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng được tốt hơn và mang lại lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp. 

Tất nhiên, để tối ưu hóa được hiệu quả của BIA thì vị trí này sẽ cần có sự tham gia trực tiếp vào quá trình hành động. Bởi khoảng cách từ lý thuyết đến với thực hành thường sẽ là một đoạn khá xa để đến đích.

3. Mô tả công việc của business intelligence analyst 

Những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được business intelligence analyst là gì và vai trò của vị trí này ra sao. Thông tin tiếp theo đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này thông qua mô tả công việc chi tiết của BIA trong doanh nghiệp.

Công việc của BIA

3.1. Thực hiện khai thác và thu thập thông tin

BIA làm việc với thông tin và dữ liệu, chính vì thế mà công việc đầu tiên của vị trí này là khai thác và thu thập những thông tin cần thiết cho hoạt động của mình. 

Các thông tin mà BIA cần thu thập sẽ cần bao gồm thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài. Với các thông tin nội bộ, BIA sẽ cần thu thập thông tin về thị trường, đánh giá của khách hàng, doanh thu bán hàng,... cả trong quá khứ và hiện tại. Còn với thông tin bên ngoài, BIA cần nghiên cứu thị trường, đối thủ và các chỉ số tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp thông qua các kênh truyền thông khác nhau,...

Tất cả những thông tin thu thập được đều sẽ cần có sự đối chứng và chuyển đổi trực quan với nhau. Điều này sẽ giúp thông tin thu thập được thể hiện rõ nét hơn, cho phép BIA thấy được nhiều điều hơn dựa trên những dữ kiện mà mình có. 

3.2. Xây dựng các kho dữ liệu thông tin

Một trong những công việc quan trọng của business intelligence analyst đó là xây dựng các kho dữ liệu thông tin cho doanh nghiệp. Khi đã có thông tin cho mình, BIA sẽ cần tiến hành phân chia và sắp xếp các thông tin đó theo từng nhóm cụ thể. Điều này sẽ giúp cho hoạt động tra cứu sau này được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Trong quá trình này, BIA cũng cần thực hiện bước làm sạch, sàng lọc thông tin để loại bỏ các thông tin lỗi thời, không chính xác. Bởi nếu sử dụng những thông tin này thì sẽ có thể dẫn đến các sai sót trong khâu phân tích và đánh giá. Vì thế, để đảm bảo thu được kết luận chính xác nhất thì công đoạn sơ chế, sàng lọc thông tin là rất quan trọng.

Xây dựng kho dữ liệu

3.3. Thực hiện đánh giá dữ liệu

Khi đã gói gọn được cho mình những thông tin phù hợp thì BIA sẽ vận dụng kỹ năng phân tích của mình để đánh giá về các thông tin có được. Thông qua quá trình này, business intelligence analyst sẽ đưa ra các đánh giá cụ thể và xác định về hướng đi tiềm năng của doanh nghiệp trong thời gian tới ra sao. 

Từ những đánh giá này, doanh nghiệp sẽ xác định chiến lược cũng như đường đi nước bước sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Cùng với đó, BIA cũng có thể thực hiện một số điều chỉnh như KPI, vị trí nhân sự hay những chiến lược cần được ưu tiên,...

3.4. Áp dụng hệ thống lập trình trong quá trình phân tích

BIA chính là sự kết hợp giữa chuyên viên phân tích kinh doanh và lập trình. Vì thế mà việc áp dụng hệ thống ngôn ngữ lập trình trong quá trình phân tích là bước không thể thiếu. 

Tất nhiên, BIA sẽ không nhất thiết phải là ông vua lập trình, nhưng việc hiểu các ngôn ngữ như Javascript, java, Python hay C++,... sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình chuyển đổi số hóa dữ liệu thành văn bản trực quan.

Thông qua quy trình này, việc đánh giá của business intelligence mới trở nên khách quan, đầy đủ nhất. 

Một cách tổng quát thì công việc của business intelligence sẽ là một quy trình khép kín liên quan đến số liệu. Từ nghiên cứu, phân tích, đánh giá cho đến đưa ra chiến lược cuối cùng, tất cả đều vận hành dựa trên thông tin, dữ liệu có được của doanh nghiệp.

Áp dụng hệ thống lập trình

4. Những kỹ năng cần có của một BIA chuyên nghiệp trong tương lai

BIA là một vị trí cực kỳ được săn đón ở các quốc gia phát triển và ở Việt Nam thì vị trí này mới chỉ được chú ý nhiều hơn ở các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, trong tương lai thì BIA sẽ còn có những đà phát triển tốt hơn mà bạn không nên bỏ qua với vị trí công việc này.

Để trở thành một BIA thì bạn sẽ cần có những kỹ năng gì? Ngay sau đây sẽ là đáp án dành cho bạn.

4.1. Nhóm kỹ năng chuyên môn

4.1.1. Kỹ năng về công nghệ

Công nghệ là một kỹ năng quan trọng và thiết yếu của BIA. Bởi tính chất công việc của vị trí này chủ yếu liên quan tới các dữ liệu số hóa, do đó mà công nghệ sẽ là kỹ năng bắt buộc. Cụ thể thì những kỹ năng công nghệ cần đáp ứng như sau:

- Kỹ năng SQL nâng cao: Giúp thúc đẩy quá trình xử lý dữ liệu, tiết kiệm thời gian và đảm bảo được về mặt hiệu suất.

- Kỹ năng Power Bi: Hỗ trợ quá trình tổng hợp, phân tích dữ liệu hiệu quả. Tối giản hóa được cách trình bày thông tin sao cho chuyên nghiệp nhất.

Kỹ năng cần có của BIA

- Server và Tableau Desktop: Hỗ trợ quá trình chuyển đổi số liệu thành các báo cáo, biểu đồ. Từ đó, BIA có thể nhìn nhận và đánh giá sắc bén hơn dựa vào những thông tin đã chuyển đổi.

- Excel nâng cao: Giúp cho quá trình tổng hợp và xử lý thông tin, số liệu được hiệu quả, bài bản hơn.

- Kỹ năng lập trình: Kỹ năng này không đòi hỏi BIA phải chuyên sâu, tuy nhiên, phải nắm bắt được các câu lệnh để hiểu được quy trình xử lý số liệu.

4.1.2. Kỹ năng tổ chức công việc 

Đây là kỹ năng quan trọng để cá nhân cho thấy được tố chất của một BIA trong mình. Việc có những quy tắc của bản thân và luôn có những kế hoạch, báo cáo chi tiết, rõ ràng sẽ là cơ sở để bạn tạo được sự tin tưởng với doanh nghiệp.

Đồng thời, yếu tố này còn được thể hiện thông qua cách bạn đàm phán, trao đổi với cấp trên, đối tác hay khách hàng của mình.

4.2. Nhóm kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là nhóm kỹ năng cần thiết với bất cứ công việc vào. và với bIA, bạn sẽ cần có một số kỹ năng mềm sau:

Nhóm kỹ năng mềm

- Kỹ năng giao tiếp và trình bày vấn đề dễ hiểu

- Kỹ năng làm việc nhóm và khả năng phối hợp với mọi người

- Kỹ năng thích ứng với công việc

- Kỹ năng nắm bắt và thấu hiểu tâm lý của đối phương

Trên đây là toàn bộ chia sẻ liên quan đến business intelligence analyst. Mong rằng, bài viết đã giải đáp chi tiết cho bạn về business intelligence analyst là gì và các thông tin cơ bản liên quan đến vị trí này. Qua đó, bạn có thêm cho mình một gợi ý để có thể định hướng nghề nghiệp cho tương lai sau này.

Ngành phân tích tài chính học trường nào là lựa chọn lý tưởng ?

Ngành phân tích tài chính học trường nào? Đâu là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Ngành phân tích tài chính học trường nào

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023