BSC là viết tắt của cụm từ Balanced Scorecard (thẻ điểm cân bằng), đây là hệ thống được sử dụng nhằm theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra. Cùng tìm hiểu về BSC qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
BSC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Balanced ScoreCard”, nghĩa là thẻ điểm cân bằng. BSC là hệ thống quản lý và xây dựng kế hoạch, giúp cho doanh nghiệp thiết lập, thực hiện, giám sát, đo lường để đạt được các chiến lược và các mục tiêu của mình. Có đến hơn 50 % doanh nghiệp, công ty lớn tại Mỹ, Châu Âu, châu Á đang áp dụng thẻ điểm cân bằng BSC này và xu hướng này vẫn đang tăng nhanh và mở rộng ra các nước khu vực Trung Đông và Châu Phi.
BSC là hệ thống được đề ra để doanh nghiệp hoạch định những chiến lược cụ thể, truyền đạt nội dung kế hoạch đến với các cấp nhân viên, sắp xếp các công việc hàng ngày, ưu tiên các sản phẩm, dự án, dịch vụ quan trọng và để đo lường hiệu quả cũng như giám sát tiến trình hướng tới mục tiêu chiến lược.
Thẻ điểm cân bằng (BSC) là công cụ quan trọng để doanh nghiệp cân bằng các yếu tố trong bức tranh chiến lược chung, bao gồm: sứ mệnh của doanh nghiệp, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, phạm vi cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, các biện pháp cải tiến liên tục để hoàn thành mục tiêu chiến lược, những sáng kiến đột phá và chỉ tiêu hiệu suất trọng yếu KPI.
BSC phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn, hoạt động đa ngành nghề, các tổ chức phi lợi nhuận, các công ty có vốn nhà nước là tổng công ty, tập đoàn.
Một số thuật ngữ cơ bản trong BSC mà bạn cần phải nắm được bao gồm:
Strategic Objectives (Mục tiêu chiến lược)
Perspectives (triển vọng)
Strategy Mapping (sơ đồ chiến lược)
Key Performance Indicators (Chỉ số KPI-chỉ số đánh giá trọng yếu)
Lợi ích của mô hình BSC áp dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thể kể đến như 4 lợi ích lớn dưới đây:
Giúp doanh nghiệp lập kế hoạch chiến lược tốt hơn
Giúp cải thiện truyền thông doanh nghiệp (bao gồm cả truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ)
Giúp liên kết chặt chẽ các dự án trong doanh nghiệp.
Giúp cải thiện hiệu suất báo cáo
BSC đề cập đến 4 khía cạnh chính trong doanh nghiệp, bao gồm: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi-phát triển. Cụ thể,
Khía cạnh tài chính xem xét các chỉ số tài chính của công ty như lợi nhuận đạt được, doanh thu, số vốn ban đầu, dòng tiền hoạt động, hệ số vòng quay tồn kho,...
=> Đối với mục tiêu tài chính, BSC gợi ý ba giai đoạn trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
Giai đoạn tăng trưởng: gắn với giai đoạn đầu của sản phẩm. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần mở rộng sản phẩm, phát triển nhiều ứng dụng để tiếp cận khách hàng và xâm nhập thị trường mới, thay đổi cơ cấu để tăng giá trị sản phẩm.
Giai đoạn duy trì ổn định: là giai đoạn bão hòa của sản phẩm, các doanh nghiệp cần duy trì thị phần trên thị trường, thực hiện chiến lược giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất để đạt được hiệu quả doanh thu.
Giai đoạn thu hoạch: là khi sản phẩm đã đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp không cần mở rộng kinh doanh mà chỉ cần duy trì vị thế hiện tại để thu hồi vốn và tăng lợi nhuận. Chiến lược của doanh nghiệp trong giai đoạn này là giảm vốn lưu động, rút ngắn số ngày phải thu, số ngày tồn kho, tăng số ngày phải trả, tăng quy mô và năng suất.
Khía cạnh khách hàng đánh giá hình ảnh của doanh nghiệp trong thị hiếu khách hàng, thông qua các số liệu về khả năng khảo sát khách hàng, cổ phần thị trường, tỷ lệ đơn hàng cũ, chỉ số thương hiệu,...
=> Doanh nghiệp cần xác định được giá trị khách hàng biểu thị các thuộc tính của sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp tạo ra sự hài lòng và trung thành của khách hàng mục tiêu. Cụ thể, doanh nghiệp cần định vị được giá trị thuộc về thuộc tính của sản phẩm (giá cả, chất lượng, công tác vận chuyển, sự khác biệt) và những giá trị liên quan đến hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp in sâu trong tâm trí khách hàng.
Khía cạnh quy trình nội bộ xem xét hiệu suất của doanh nghiệp qua năng suất, chất lượng của quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm, tỉ lệ giảm thời gian của chu trình sản xuất, lượng thay đổi kỹ thuật, hiệu quả sử dụng vốn, thời gian bán hàng,...
=> Mục đích của việc quản lý quy trình nội bộ, phát triển thị trường mới, phát triển sản phẩm mới là để tạo ra sự hài lòng cho khách hàng và đạt được mục tiêu tài chính dài hạn của doanh nghiệp.
Khía cạnh học hỏi-phát triển giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả hoạt động thông qua chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ, văn hóa và các giá trị khác liên quan đến việc đột phá hiệu suất.
Hy vọng quan bài viết trên đây của Vieclam123.vn, bạn đã nắm được khái niệm “BSC là gì?” và vai trò của nó trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết khác của Vieclam123.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.
>> Xem thêm: Những từ viết tắt trong tiếng anh hay gặp và một số lưu ý cho bạn
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023