Doanh nghiệp nào cũng có một thương hiệu riêng để phân biệt với doanh nghiệp khác và luôn cố gắng nâng cao brand value để có lợi thế hơn trên thị trường cạnh tranh. Vậy brand value là gì? Điều gì tạo nên giá trị thương hiệu hiện nay? Không để các bạn chờ lâu, ngay bây giờ vieclam123.vn sẵn sàng chia sẻ mọi hiểu biết của mình về brand value nhé.
MỤC LỤC
Brand value hay giá trị thương hiệu là một khái niệm chỉ mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Brand value được hiểu là những giá trị về mặt tài chính, tên tuổi được mọi người công nhận và là vũ khí quyền lực cạnh tranh với những doanh nghiệp khác trên thị trường.
Brand value sẽ đảm bảo về nguồn thu nhập cho doanh nghiệp khi có một lượng khách hàng ổn định và họ giới thiệu tới những người khác. Giá trị thương hiệu cũng bao gồm những liên tưởng, cảm xúc, sự trải nghiệm của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng càng yêu mến thương hiệu nhiều thì giá trị thương hiệu càng cao và có sức cạnh tranh lớn.
Nhìn vào giá trị doanh nghiệp, phía các ban lãnh đạo có thể nhìn nhận được khả năng về tài chính, mức độ lan toả và tiềm năng có thể phát triển trong tương lai. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng đưa ra những chiến lược để phát triển thương hiệu hơn nữa trong thời gian sắp tới.
Brand value cũng giúp cho người ta nhận thấy được giá trị của mình so với những thương hiệu khác. Đồng thời, các công ty cũng có thể rút giảm một vài chi phí cho việc marketing khi đã có vị trí vững chắc trên thị trường.
Xem thêm: Branding strategy là gì? Bí quyết triển khai chiến lược thương hiệu
Một số doanh nghiệp sẽ muốn mua lại doanh nghiệp hoặc sáp nhập để hoạt động kinh doanh tốt hơn. Việc doanh nghiệp trước đó có brand value sẽ tạo lợi thế cho những đối tượng này. Họ sẽ không cần mất nhiều thời gian để lấy danh tiếng mà vẫn có được giá trị cốt lõi của thương hiệu ban đầu và đã được chứng thực qua thời gian. Nếu chọn đúng doanh nghiệp có brand value thì bạn sẽ có một quyết định đầu tư đúng đắn.
Với một doanh nghiệp có brand value thì họ không cần mất nhiều công sức và thời gian cho việc xin cấp phép trong kinh doanh. Thương hiệu lúc này trở thành một món hàng tiềm năng trao đổi giữa hai bên để cùng có lợi. Một số hình thức cấp phép như quảng cáo trên các nền tảng, tiếp thị sẵn có, quảng bá thương hiệu, v.v…
Doanh nghiệp sẽ thực hiện những hình thức này mà tốn ít chi phí hơn đồng thời bên hợp tác cũng có lợi và hưởng thụ chung lợi ích mà brand value mang lại. Có thể nói, khi có brand value có nghĩa là doanh nghiệp đã có uy tín và độ tin cậy nên dễ dàng xin phép các tổ chức hỗ trợ phát triển kinh doanh hơn.
Chi phí xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra kể từ khi thành lập doanh nghiệp cho đến khi thương hiệu được biết đến rộng rãi. Chi phí này bao gồm các khoản: chạy quảng cáo, marketing, chạy chiến dịch, khuyến mãi, đăng ký thương hiệu và đăng ký kinh doanh, v.v…
Ngoài ra, doanh nghiệp còn không ngần ngại đầu tư cho các nhân tài tại các vị trí việc làm digital marketing để bắt kịp xu hướng, tiếp thị thương hiệu trên phạm vi toàn thế giới. Họ là những nhân vật chủ chốt trong việc nâng cao giá trị thương hiệu. Vì thế, mức lương mà doanh nghiệp chi trả cho họ thuộc top công việc lương cao là một điều rất bình thường.
Trên thị trường cũng sẽ có nhiều doanh nghiệp kinh doanh khác, là những đối thủ trực tiếp hoặc gián tiếp của chúng ta. Không những thế, các doanh nghiệp này cũng không ngừng nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình so với các đối thủ này. Giá trị của doanh nghiệp trên thị trường là một yếu tố quan trọng quyết định brand value.
Doanh nghiệp có thể tính được giá trị thương hiệu thông qua tính toán các khoản chi phí để xây dựng thương hiệu từ marketing, chi phí cho chiến lược, tiền PR, khuyến mãi, tiền lương nhân viên, v.v… Mọi khoản tiền liên quan đến phát triển thương hiệu đều được tính ở đây.
Sau khi tính được tổng chi phí xây dựng thương hiệu bạn sẽ nhận được một con số chỉ mang tính chất tương đối cho brand value của bạn. Bởi vì, con người có thể thay đổi nhận thức, suy nghĩ và độ tin cậy về một thương hiệu do một vài tác động bên ngoài chẳng hạn như scandal. Brand value có thể nhỏ hơn chi phí đã bỏ ra xây dựng thương hiệu.
Cách xác định tiếp theo chính là dựa trên yếu tố giá trị của doanh nghiệp trên thị trường. Sau khi bạn đã so sánh được những tiêu chí về điểm mạnh, điểm yếu đối với các đối thủ cạnh tranh thì bạn có thể biết được mình đang đứng ở vị trí nào trên thị trường. Bạn sẽ có những đối thủ có giá trị cao hơn và những người có giá trị thấp hơn.
Vậy thì, bạn hãy tìm cách làm sao để đuổi kịp thậm chí là vượt xa những đối thủ đang dẫn trước mình đi. Có như vậy, bạn mới luôn nỗ lực vào mục tiêu xây dựng giá trị thương hiệu trên thị trường với mức cạnh tranh vô cùng cao như hiện nay.
Đôi khi doanh nghiệp không được biết đến nhiều về thương hiệu nhưng lại có tài sản thu nhập cao do xây dựng được lòng tin với khách hàng. Họ tin tưởng và thường xuyên mua hàng nên doanh số bán hàng vẫn cao. Mà thu nhập cao sẽ chứng tỏ được doanh nghiệp có brand value cao.
Bằng phương pháp này, doanh nghiệp có thể dự kiến được dòng tiền thu nhập trong tương lai bao gồm: doanh thu, chi phí tiết kiệm, dòng tiền lưu thông, v.v… Đây cũng là phương pháp hữu ích nhất giúp doanh nghiệp phát triển được những tiềm năng trong tương lai.
Hoặc một cách đơn giản khác, bạn có thể dựa vào khảo sát mọi người xung quanh xem mức độ nhận biết thương hiệu của bạn và mức độ hài lòng khi trải nghiệm với các món hàng ra sao. Những chỉ số này được gọi là net promoter score (NPS) tức là điểm lợi nhuận ròng thông qua việc mở rộng tệp khách hàng. Nếu các chỉ số đánh giá cao tức là doanh nghiệp đang có giá trị thương hiệu nhất định trên thị trường.
Tổng kết, brand value là những giá trị thương hiệu được tìm thấy ở một doanh nghiệp, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Họ vẫn luôn tìm kiếm, tuyển dụng những người có kinh nghiệm trong việc phát triển thương hiệu để nâng cao brand value. Qua bài chia sẻ của vieclam123.vn ở trên, admin hy vọng bạn đã hiểu brand value là gì và rút ra được những bài học để phát triển thương hiệu hơn nhé.
Thương hiệu tuyển dụng có vẻ là một thuật ngữ hơi khó hiểu khi kết hợp giữa thương hiệu và tuyển dụng. Có lẽ, bởi thế mà doanh nghiệp luôn đắn đo về những chiến lược thúc đẩy thương hiệu tuyển dụng. Bây giờ, vieclam123.vn sẽ bắt đầu giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về thương hiệu tuyển dụng là gì nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023