BMI là gì? Nếu như đã từng đi khám sức khỏe thì chắc chắn bạn đã từng nghe đến chỉ số BMI cơ thể. Tuy nhiên, mặc dù đã được nghe và được đo chỉ số BMI, thế nhưng, vẫn có khá nhiều người không hiểu chính xác về chỉ số này. Vậy, chỉ số BMI là chỉ số gì? Chỉ số này có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe con người? Cách tính chỉ số BMI ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình những đáp án chính xác nhất liên quan đến BMI nhé!
MỤC LỤC
BMI là gì? BMI thực tế là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “body mass index” và có ý nghĩa là “chỉ số khối cơ thể”. Chỉ số BMI được sử dụng trong lĩnh vực y tế, sức khỏe và dùng để đo lượng mỡ trong cơ thể của người trưởng thành. Thông qua chỉ số BMI thu được, các bác sĩ, chuyên gia và chính người đó có thể biết được mình thiếu cân, bình thường hay có nguy cơ béo phì và bị béo phì. Ở châu Âu, đây là chỉ số rất được quan tâm bởi người châu Âu có nguy cơ bị béo phì rất cao.
Chỉ số BMI được đưa ra bởi Adolphe Quetelet, một nhà khoa học người Bỉ vào năm 1832. Đến thời điểm hiện tại, chỉ số BMI vẫn luôn là chỉ số cần được đo lường trong quá trình khám sức khỏe. Dựa trên chiều cao và cân nặng của một người, sau đó đối chiếu hệ số thu được để xác định người đó là béo hay gầy.
Hiện nay, một người bình thường sẽ có chỉ số BMI dao động từ 18,5 - 24,9. Nếu nằm trong khoảng này thì bạn đang sở hữu cần nặng lý tưởng. Còn thấp hơn có nghĩa là bạn đang thiếu cân, thiếu dinh dưỡng và cao hơn thì chắc hẳn bạn đang có nguy cơ bị béo phì.
Chỉ số BMI sẽ được tính dựa trên chiều cao và cân nặng. Theo đó, công thức cụ thể như sau:
BMI (kg/m2) = W/ [(H)2] = (trọng lượng cơ thể)/(chiều cao x chiều cao)
W: Trọng lượng cơ thể (kg)
H: Chiều cao (m)
Đây là công thức chung và cơ bản nhất được sử dụng để tính chỉ số BMI trên thế giới. ngoài công thức này cũng có các công thức tính chỉ số BMI khác.
Một lưu ý đó là chỉ số BMI sẽ không được áp dụng và tính với những người là vận động viên, phụ nữ có thai, người tập thể hình,...
Công thức tính chỉ số BMI hệ mũ cũng được tính tương tự như với BMI chung, tuy nhiên, đơn vị của W và H sẽ có sự thay đổi. W sẽ được tính bằng pound và H sẽ được tính bằng Inch. Khi đó ta có công thức tính BMI như sau:
BMI = W/ [(H)2] x 703
BMI nguyên tố cũng là một dạng thức của chỉ số BMI. Cách tính chỉ số BMI nguyên tố sẽ là:
BMI nguyên tố = BMI (kg/m2)/ 25
Chỉ số BMI sẽ được tính theo công thức chung trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dựa trên sự khác nhau về nhân chủng học thì chỉ số để so sánh và đưa ra kết quả BMI chuẩn sẽ có sự khác biệt nhất định.
Chỉ số so sánh, đối chiếu và phân loại BMI của người châu Âu được xây dựng bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Theo đó, người bình thường sẽ có BMI nằm trong khoảng từ 18,5 - 25,0. Còn dưới 18,5 là thiếu cân, trên 25,0 là béo và trên 30,0 chính là béo phì.
Bảng phân loại chỉ số BMI của người châu Á - Thái Bình Dương được xây dựng bởi Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO). Theo đó, BMI lý tưởng dành cho người châu Á và Việt Nam là từ 18,5 - 22k,9. Dưới 18,5 là thiếu cân, trên 23 là thừa cân và từ 25 trở lên là béo phì.
Việc tính toán chỉ số BMI giúp bạn xác định được cân nặng của mình là lý tưởng hay bản thân đang có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng, thừa cân hoặc béo phì. Vì thế mà việc kiểm soát tốt chỉ số BMI là rất quan trọng.
Tuy nhiên, sẽ có khá nhiều yếu tố tác động tới cân nặng của bạn và gây ra sự ảnh hưởng tới chỉ số BMI của cơ thể. Một số yếu tố có thể kể đến như:
- Calories
Mỗi ngày, cơ thể sẽ cần được cung cấp calo để đáp ứng cho quá trình hoạt động. Tuy nhiên, khi việc nạp calo quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa calo. Lượng calo dư thừa này sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo và tích lũy sẽ dẫn đến việc thừa cân, béo phì.
- Tuổi tác
Thực tế thì tuổi tác càng gia tăng thì khả năng tăng cân của bạn cũng cao hơn, cân nặng cũng sẽ có xu hướng nhỉnh hơn. Điều này chính là bởi khi về già, con người thường ít áp lực hơn và có sự thoải mái về tinh thần. Điều này dẫn đến việc lượng thức ăn nạp vào cũng được tiêu hóa, tiêu thụ một cách hiệu quả hơn.
- Gen
Sự rối loạn về gen cũng là một yếu tố dẫn đến việc bị béo phì. Do vậy mà cho dù lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể là ở mức vừa đủ theo thông thường thì bạn vẫn dễ bị béo phì.
- Mang thai
Trong quá trình mang thai, người mẹ sẽ có xu hướng tăng cân nhiều hơn và sau khi sinh ra, không phải ai cũng có thể quay về thể trạng ban đầu. Vì thế mà quá trình mang thai cũng là yếu tố dẫn đến việc cân nặng của bạn nhiều hơn.
Bên cạnh những yếu tố mang tính cơ địa hay mang thai thì quá trình ăn uống, thói quen ăn uống cũng tác động nhiều tới cân nặng của bạn. nếu không có sự kiểm soát tốt về lượng thực phẩm nạp vào trong cơ thể thì bạn sẽ rất dễ bị béo phì.
Khi tìm hiểu BMI là gì thì bạn đã biết được nó phản ánh về cân nặng và tình trạng của cơ thể bạn. Vì thế mà chỉ số BMI có mối liên hệ mật thiết tới tình trạng sức khỏe con người. Vậy, khi chỉ số BMI quá cao thì nó có thể dẫn đến những mối nguy nào?
Khi chỉ số BMI cao, tức là bạn đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Tình trạng này sẽ là nguyên nhân dẫn tới một số căn bệnh nguy hiểm như bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh vô sinh, các bệnh về khớp, có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ hay một số bệnh ung thư,...
Đây đều là những căn bệnh khá nguy hiểm và nghiêm trọng, các bệnh này sẽ có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn, bất tiện hơn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chính mình. Do vậy mà việc duy trì được chỉ số BMI lý tưởng sẽ là cách để bạn có một cơ thể khỏe mạnh cũng như giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh một cách tốt nhất.
Việc có và duy trì chỉ số BMI lý tưởng sẽ là cách để bạn đảm bảo được sự khỏe mạnh của cơ thể mình. Vậy, cần làm gì để có một chỉ số BMI cân đối?
Điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là xác định đúng về tình trạng cơ thể mình ở thời điểm hiện tại. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tính chỉ số BMI chuẩn nhất và bác sĩ sẽ cho bạn biết cụ thể chính xác tình trạng cơ thể mình. Khi đó, bạn mới có thể biết được bản thân cần tăng cân, giảm cân hay duy trì cân nặng hiện tại.
Khi đã biết được tình trạng chĩnh ác của cơ thể mình thì bạn cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc kiểm soát tốt lượng calories nạp vào cơ thể sẽ là điều giúp bạn duy trì được cân nặng ở mức phù hợp nhất.
Trường hợp bạn thừa cân hay thiếu cân thì cũng cần có một chế độ ăn uống phù hợp. Các bác sĩ sẽ là người tư vấn đề giúp bạn xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng lý tưởng nhất.
Tập thể dục là điều cần thiết để giúp bạn duy trì sức khỏe và chỉ số BMI của mình. Cho dù bạn đang có BMI lý tưởng thì việc tập thể dục vẫn luôn cần thiết. Mức độ tập thể dục ra sao sẽ phụ thuộc vào chỉ số BMI bạn phản ánh ở mức nào. Do đó mà bạn sẽ có sự điều chỉnh về bài tập và thời gian luyện tập sao cho phù hợp nhất.
Việc sử dụng thuốc giảm cân và phẫu thuật giảm cân chỉ nên sử dụng khi bạn quá béo và các biện pháp thông thường không còn phù hợp cũng như mang đến hiệu quả tích cực. Tất nhiên, những điều này nên được chỉ định bởi bác sĩ thay vì bạn tự đưa ra quyết định. Bởi nếu không tìm hiểu kỹ thì bạn sẽ có thể trở nên nghiêm trọng hơn so với thời điểm hiện tại của mình.
Trên đây là thông tin chi tiết về chỉ số BMI. Hy vọng rằng, qua bài viết trên, các bạn đã hiểu được BMI là gì, cách tính chỉ số BMI và làm thế nào để duy trì được chỉ số BMI lý tưởng nhất.
Saffron là gì? Được biết đến là một loại gia vị đắt đỏ, saffron được đánh giá mang đến hiệu quả tốt cho sức khỏe con người. Vậy, thực tế thì công dụng của saffron như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023