Sau khi công trình xây dựng cũ được tháo dỡ hoàn tất, nhà thầu và bên phụ trách phá dỡ sẽ tiến hành nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình. Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung, cách trình bày biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình, cũng như một số lưu ý khi hoàn thành mẫu văn bản trên nhé!
MỤC LỤC
Trước khi khởi công xây dựng, nếu trước đó trên đất còn tồn tại công trình xây dựng cũ thì cần tiến hành tháo dỡ, san phẳng mặt bằng. Khi quá trình tháo dỡ hoàn tất, nhà thầu hoặc chủ đầu tư sẽ có mặt để nghiệm thu.
Khi đó, biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình sẽ được lập ra để ghi chép lại toàn bộ quá trình phá dỡ công trình cũ và kết quả tháo dỡ. Trong biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình phải ghi chép rõ ràng các bên tham gia nghiệm thu, nghiệm thu các hạng mục nào, khối lượng và chất lượng của các sản phẩm…
Biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình đảm bảo quyền lợi cho đơn vị thi công, phòng trường hợp có sự cố phát sinh liên quan đến nền đất hay yếu tố khác trong quá trình thi công. Văn bản này cũng là một phần chứng từ được sử dụng khi báo cáo thuế.
Biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình được trình bày theo thể thức văn bản hành chính, bởi vậy không thể thiết quốc hiệu và tiêu ngữ. Tên biên bản có thể để là: “Biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình” hoặc “ Biên bản nghiệm thu khối lượng phá dỡ công trình”.
Trong phần đầu tiên của biên bản sẽ đề cập đến thông tin về công trình, chủ đầu tư, đơn vị thi công và các bên tiến hành nghiệm thu. Trong phần thông tin về các bên tham gia nghiệm thu, cần ghi rõ thông tin của người đại diện chủ đầu tư (tên và chức vụ) và người đại diện bên thi công (tên và chức vụ).
Nếu có bất kỳ hạng mục nào đã thi công (mà không cần tháo dỡ) thì cần ghi chú rõ ràng tên hạng mục đó và hạng mục đó đã được thi công hoàn tất chưa, nếu chưa hoàn tất thì đang thi công đến giai đoạn nào.
Tiếp theo là đến phần ghi chú kết quả nghiệm thu khối lượng phá dỡ công trình. Kết quả nghiệm thu sẽ được trình bày dưới dạng bảng để có thể quan sát và truy xuất thông tin một cách trực quan hơn, dễ dàng hơn.
Các cột có trong bảng bao gồm:
- Số thứ tự.
- Hạng mục công việc: Trong cột này tên của từng hạng mục công việc tháo dỡ công trình sẽ được ghi chú cụ thể.
- Đơn vị tính.
- Thiết kế kỹ thuật – dự toán xây dựng: Cột này được chia làm 2 cột nhỏ là Mức khó khăn và khối lượng.
- Thi công: Cột này cũng được chia thành các cột nhỏ hơn, bao gồm: Mức khó khăn, khối lượng thi công, và chất lượng thi công.
- Thời gian tháo dỡ công trình: Cần ghi rõ ngày, tháng, năm bắt đầu thực hiện công việc tháo dỡ và thời gian hoàn tất việc tháo dỡ công trình để sẵn sàng nghiệm thu.
- Khối lượng công việc đã hoàn thành: Tại đây người làm biên bản cần ghi chú rõ tên các hạng mục công việc và kết quả ở từng hạng mục công việc. Có thể gạch đầu dòng để dễ đọc hơn.
- Về chất lượng tháo dỡ công trình: Từng hạng mục tháo dỡ công trình sẽ được ghi chú kết quả tháo dỡ và kết luận riêng. Sau đó người làm biên bản sẽ đưa ra kết luận chung về chất lượng của từng hạng mục là đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu.
- Chấp nhận tồn tại: Một số bộ phận hoặc hạng mục có thể khó tháo dỡ trong thời gian ngắn hoặc chấp nhận tồn tại mà không có ảnh hưởng đến kết cấu, tiến độ thi công và chất lượng của công trình mới.
- Chất lượng sản phẩm: Mặc dù chưa đạt đúng yêu cầu nhưng vẫn có thể chấp nhận được thì ghi vào đây.
- Danh sách sản phẩm giao nộp: Số lượng và chất lượng các sản phẩm giao nộp có trùng khớp với quy phạm của thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình đã được phê duyệt trước đó hay không. Bên cạnh đó, trong biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình cũng cần ghi nhận lạ hiện trạng mặt bằng sau khi tháo dỡ để lấy căn cứ xác nhận xem có đúng với cam kết trước khi tháo dỡ không.
- Những thay đổi trong quá trình thi công thiết kế: Bao gồm chấp nhận để tồn tại, khối lượng phát sinh và những thay đổi so với thiết kế ban đầu nếu có.
Người lập biên bản tổng kết lại các sản phẩm nghiệm thu với khối lượng hoàn thành đã được liệt kê trước đó, đồng thời, ghi chú rõ ràng các loại khó khăn của các hạng mục công việc. Cuối biên bản cần có xác nhận của các bên tham gia, bao gồm đại diện chủ đầu tư và đại diện đơn vị thi công.
Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào được giao khoán cho việc phá dỡ công trình thì có trách nhiệm phải hoàn thành tốt công việc được giao theo đúng cam kết hoặc thỏa thuận ban đầu. Nếu có bất kỳ thiệt hại gì thì cá nhân hoặc tổ chức đó phải đền bù thỏa đáng và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Các trường hợp phá dỡ công trình xây dựng bao gồm: Công trình cũ cần phải phá dỡ để xây dựng công trình tạm hoặc công trình mới; công trình có nguy cơ sụp đổ; công trình xây dựng trái phép trong khu vực cấm xây dựng; công trình xây dựng không đúng theo quy hoạch hoặc không có giấy phép mà vẫn xây dựng; lấn chiếm đất công; công trình thuộc diện được miễn giấy phép xây dựng nhưng không được xây dựng theo đúng thiết kế ban đầu đã được phê duyệt.
Công trình thuộc vào diện phải phá dỡ thì phải chịu phá dỡ, nếu không hợp tác thì việc phá dỡ sẽ được tiến hành theo hình thức cưỡng chế và chủ sở hữu công trình phải chịu mọi khoản chi phí.
Cá nhân có thẩm quyền đưa ra quyết định phá dỡ công trình sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyết định của mình. Bất cứ hậu quả gì từ quyết định của cá nhân đó (chẳng hạn như quyết định phá dỡ trái với quy định của pháp luật hoặc quyết định phá dỡ quá muộn) đều sẽ do cá nhân đó chịu trách nhiệm.
Trên đây là hướng dẫn soạn thảo và hoàn thành nội dung của biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình hay biên bản nghiệm thu khối lượng phá dỡ công trình. Biên bản được lập dưới sự chứng kiến của tất cả các bên tham gia. Mọi thông tin trong biên bản cần được kiểm nghiệm lại và đảm bảo đúng với thực tế. Biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình đảm bảo quyền lợi cho cả chủ đầu tư và đơn vị thi công phá dỡ công trình.
Tham khảo cách lập biên bản kiểm tra vệ sinh trường học và một số lưu ý khi lập biên bản này trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023