Blog

Bão là gì? Nguyên nhân và sự hình thành nên những cơn bão thế kỷ

22/08/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bão có lẽ là thuật ngữ đã quá quen thuộc với chúng ta khi hàng năm, rất nhiều cơn bão đã đổ ập xuống và gây ra hậu quả vô cùng nặng nề về người và của. Tuy nhiên, bão là gì lại là điều mà không phải ai cũng đưa ra một định nghĩa chính xác được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được thông tin chi tiết nhất xoay quanh về bão để có thể thấu hiểu rõ hơn về “cơn thịnh nộ” của mẹ thiên nhiên đối với con người. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Lý giải chính xác nhất về bão là gì?

Bão không phải là thuật ngữ mới lạ, thậm chí là một hiện tượng khá quen thuộc với con người khi các cơn bão diễn ra hàng năm và sở hữu sức tàn phá đáng kinh ngạc. Vậy, chính xác thì bão là gì?

Theo sự giải thích của Wikipedia thì “bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết mang tính cực đoan”. 

Bão là gì

Một cách cụ thể hơn thì bão chính là xoáy thuận nhiệt đới với sự hình thành bởi khối không khí nóng ẩm, tạo nên một cột xoáy khổng lồ chuyển động ngược chiều kim đồng hồ theo hình xoắn trôn ốc. Với chuyển động thẳng đứng lên trên tạo thành mắt bão ở vị trí trung tâm  và hệ thống gió, mây mưa xung quanh.

Tại Việt Nam, khi nhắc đến bão thì chúng ta sẽ có xu hướng nghĩ đến bão ở các vùng biển nhiệt đới có tính chất cực kỳ nguy hiểm. Hiện tượng này thường kèm theo gió to và mưa lớn, những con dông và cả những hiện tượng hiếm ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát,...

Thực tế thì tùy thuộc vào từng khu vực hình thành nên bão mà tên gọi của bão sẽ có sự khác nhau. Ví dụ như bão trên Đại tây Dương sẽ là “hurricanes”, bão trên Thái Bình Dương sẽ là “typhoon” hay bão trên Ấn Độ Dương là “cyclones”,...

Hàng năm, rất nhiều cơn bão đã diễn ra trên thế giới, không chỉ Việt Nam mà rất nhiều quốc gia khác đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề mỗi khi cơn bão ghé thăm. Điều này cho thấy được sức tấn công của bão là cực kỳ lớn và con người cần có những biện pháp đề phòng để bảo vệ chính mình trong những mùa mưa bão diễn ra. 

Là hiện tượng mang tính cực đoan

Thông thường, ở Bắc bán cầu thì mùa bão thường diễn ra từ 1/6 cho đến 30/11. Trong khi đó, ở Nam bán cầu thì mùa bão sẽ rơi vào từ tháng 12 - tháng 3.

2. Các loại bão và cách phân chia bão như thế nào?

Khi đã có cho mình thông tin về bão là gì thì điều tiếp theo bạn cần biết đó là các loại bão hiện nay và cách phân loại bão như thế nào.

2.1. Cách phân loại bão ra sao?

Đối với bão thì người ta sẽ phân chia dựa vào sức gió mà cơn bão có thể tạo ra. Theo đó, thang sức gió Beaufort và thang bão Saffir-Simpson sẽ được áp dụng trong việc phân loại này:

- Với sức gió ở mức dưới 63km/h thì sẽ được gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression)

- Với sức gió ở mức trên 63km/h thì sẽ gọi là bão nhiệt đới (tropical cyclone hoặc tropical storm)

- Với sức gió ở trên mức 118km/h thì được gọi là bão to, cuồng phong (typhoon)

- Với sức gió trên 241km/h thì sẽ được gọi là siêu bão (super typhoon)

Cách phân loại bão

Đây là cách phân loại bão được áp dụng tại Việt Nam, bởi thông thường, các cơn bão tại nước ta thường sẽ kèm theo mưa dông và gió to. Vì thế mà sẽ dựa vào sức gió để phản ánh về mức độ cũng như tầm cỡ của cơn bão sắp diễn ra.

2.2. Các loại bão thường thấy hiện nay

Bên cạnh loại bão nói chung như trên thì bão cũng là thuật ngữ để chỉ một số hiện tượng hiếm gặp khác ở Việt Nam. 

2.2.1. Bão lửa

Bão lửa là những đám cháy cực kỳ lớn và dữ dội, do vậy việc kiểm soát hay dập tắt đám cháy là cực kỳ khó khăn. Hơn hết, khi các cơn bão lửa hình thành thì nó đã tạo nên cho mình một hệ thống đối lưu và gió riêng, vì thế mà khả năng lan tỏa của bão lửa càng lớn hơn bao giờ hết. 

Bão lửa là hiện tượng tự nhiên rất dễ gặp trong những vụ cháy rừng hay bắt nguồn từ những vòi rồng lửa lớn. Đây là kết quả của sự đối lưu không khí khi vùng cháy có không khí bốc lên trên và gặp những luồng không khí mới. Các yếu tố này đã tạo nên hệ thống đối lưu và gió riêng biệt, từ đó giúp cho bức tường lửa có tốc độ di chuyển nhanh chóng hơn.

Thông thường, với các vụ cháy rừng thì mức độ thiệt hại thường rất nặng nề và việc kiểm soát, dập tắt cũng vô cùng khó khăn.

2.2.2. Bão tuyết

Tương tự như bão lửa, bão tuyết là hiện tượng là lượng tuyết rơi xuống cực kỳ nhiều, kèm theo đó chính là mưa tuyết và gió giật mạnh, sự hạ thấp của nhiệt độ. Bão tuyết sẽ thường xuất hiện ở những nước thuộc đới lạnh hay đới ôn hòa.

Có những loại bão nào

2.2.3. Bão cát

Bão cát, quỷ cát hay lốc cát là một trong những hiện tượng thiên nhiên cực kỳ đáng sợ. Đây là hiện tượng thường diễn ra ở các vùng sa mạc trên Trái Đất hoặc những nơi có điều kiện tương tự như sa mạc trên các hành tinh (ví dụ như sao Hỏa). 

Với hiện tượng này, thời điểm xảy ra nhiều nhất chính là buổi trưa. Khi không khí trên sa mạc đang cực kỳ nóng và bốc lên nhanh chóng thì gặp không khí lạnh ở xung quanh tràn vào và thay thế. Điều này là nguyên nhân khiến cát bị cuốn lên tạo thành những trận xoáy cát cực kỳ nguy hiểm.

3. Nguyên nhân và sự hình thành của cơn bão như thế nào?

3.1. Nguyên nhân gì dẫn đến bão?

Sự hình thành và xuất hiện của bão đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, sẽ có 2 nguyên nhân chính tạo nên bão là nguyên nhân khách quan từ tự nhiên và nguyên nhân chủ quan từ con người.

3.1.1. Nguyên nhân từ tự nhiên

Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến sự hình thành của bão chính là từ các yếu tố trong tự nhiên. Đó chính là nhiệt độ, độ ẩm và động lực để tạo xoáy. 

Cụ thể thì khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống dẫn đến sự bay hơi của nước và tạo nên một luồng không khí ẩm ở ngay trên mặt biển. Khi gặp điều kiện thuận lợi ở những vùng có áp suất thấp thì nước biển sẽ có khả năng bay hơi nhiều hơn và cao hơn, dẫn tới sự hình thành của cột không khí ẩm. 

Nguyên nhân tạo nên bão

Càng lên cao thì cột khí này sẽ càng lạnh và sẽ ngưng tự thành nước khi đạt đến một giới hạn nhất định. Với việc hình thành nên bão sẽ là sự tỷ lệ thuận của nhiệt, độ ẩm và động lực xoáy. Vì thế mà động lực xoáy sẽ phải trên 17m/s thì mới có thể hình thành nên những vùng áp cao và có khả năng đẩy không khí để tạo thành mắt bão.

3.1.2. Nguyên nhân từ con người

Bên cạnh nguyên nhân từ tự nhiên thì con người cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự hình thành của những cơn bão. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, lượng khí thải độc hại ra môi trường gia tăng,... đã dẫn tới sự biến đổi khí hậu. Và điều này đã dẫn tới số lượng của các cơn bão nhiều hơn cũng như mức độ của cơn bão cũng mạnh mẽ hơn, gây thiệt hại nặng nề hơn rất nhiều.

3.2. Sự hình thành của cơn bão ra sao?

Bão thường hình thành ở vùng nhiệt đới do hiện tượng này sẽ cần có một dòng nước nóng khoảng 26 độ C và ở độ sâu khoảng 50m.

Nước nóng là nguyên nhân dẫn đến việc bốc hơi mạnh và nhanh chóng, điều này tạo nên một cột không khí ẩm có thể lên tới 15 km. Và càng lên cao thì cột khí này sẽ càng lạnh, dẫn tới sự hình thành của các đám mây bão ngày càng lớn hơn. 

Và khi khối không khí lạnh trở xuống thì sẽ lại hút khí nóng và ẩm với một tốc độ rất cao do sự chênh lệch về áp suất. Điều này đã khiến cho không khí bị hút vào cột khí và dẫn đến hiện tượng mây cuộn ở xung quanh cột khí này.

Sự hình thành của cơn bão

Cùng với đó, do Trái Đất quay, nam bán cầu thì cùng chiều kim đồng hồ, còn Bắc bán cầu thì ở chiều ngược lại. Vì vậy mà bão bao giờ cũng quay theo cùng 1 chiều. Khi gặp điều kiện thuận lợi như nước càng nóng, nhiệt độ tăng cao và sự tăng tốc của gió thì bão cũng sẽ càng mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu như vào đất liền hay gặp khối không khí lạnh thì sức mạnh của bão sẽ bị suy giảm do thiếu khí nóng bốc hơi. Về sức tấn công của bão thì nó được so sánh với 5 quả bom hạt nhân được thả xuống mỗi giây, điều này cho thấy được sự tàn phá kinh khủng của bão lớn đến nhường nào khi gặp yếu tố thuận lợi.

4. Một số điều có thể bạn chưa biết về bão

4.1. Mắt bão là nơi bình yên nhất

Mắt bão chính là tâm bão, đây được xem là nơi bình yên nhất khi bão hình thành và đổ bộ. Khi mắt bão được hình thành, các khối không khí bên ngoài tạo thành những chuyển động với vận tốc cực lớn và kéo theo đó chính là sự chuyển động nhanh của gió. Điều này đã tạo ra một ly tâm cực lớn khiến cho không khí không thể vào được bên trong. Vì thế mà mắt bão được xem là nơi yên bình nhất vì gió trong vùng này thường yêu, cộng với mây và mưa sẽ cực kỳ ít.

4.2. Lý do bão thường diễn ra vào mùa hè và mùa thu?

Một trong những điều rất dễ nhận thấy về sự xuất hiện của bão đó chính là số lượng bão diễn ra vào mùa hè và mùa thu là rất lớn. Cụ thể thì ở Bắc bán cầu sẽ là từ tháng 6 - tháng 11 và nam bán cầu là từ tháng 12 đến tháng 3. Điều này là tại sao?

Một số điều có thể bạn chưa biết về bão

Thực tế thì lý do chính là bởi vào những tháng kể trên, điều kiện tự nhiên của Trái Đất cực kỳ thích hợp để xuất hiện các cơn bão. Nhiệt độ của nước biển tăng cao, sự phát triển của các đối lưu. Chính vì thế mà bão có nhiều yếu tố thuận lợi để hình thành và phát triển.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về bão mà vieclam123.vn gửi tới các bạn. Mong rằng, với những chia sẻ trên, các bạn đã hiểu đúng về bão là gì, nguyên nhân và sự hình thành nên các cơn bão ra sao. Qua đó, thấu hiểu được sự phẫn nộ của mẹ thiên nhiên thông qua các hiện tượng tự nhiên mang tính cực đoan và chứa đựng nhiều nguy hiểm này.

Khí quyển là gì? Khí quyển có vai trò gì tới sự sống trên Trái Đất

Khí quyển là gì? Vai trò của khí quyển với Trái Đất như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau nhé!

Khí quyển là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023