Blog

Bánh khọt là gì? Khám phá món bánh khọt nổi tiếng của Vũng Tàu

17/09/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi nhắc tới những món ăn nổi tiếng của khu vực Nam Bộ, không thể không nói tới món bánh khọt. Với hương vị thơm ngon hấp dẫn, ăn vào giòn rụm, kết hợp phần nhân béo ngậy và nước chấm đậm đà, bánh khọt trở thành món ăn được nhiều người ưa thích và là 1 trong 12 món ăn ấn tượng tại Việt Nam được ghi danh vào kỷ lục Châu Á. Vậy bánh khọt là gì? Bánh khọt ăn ra sao? Ăn bánh khọt có béo không? Để giải đáp những thông tin xoay quanh bánh khọt, hãy theo dõi bài viết bên dưới nhé!

1. Bánh khọt là gì? Cách ăn và nguyên liệu làm bánh khọt là gì?

1.1. Bánh khọt là gì? Vì sao gọi là bánh khọt?

Bánh khọt là một loại bánh đặc trưng của vũng Tàu, đối với người dân vũng Tàu nói riêng và du khách đến du lịch nói chung, đều say mê hương vị của món bánh này. Vậy bánh khọt là gì? Vì sao lại gọi là bánh khọt?

Tìm hiểu món bánh khọt là gì

1.1.1. Bánh khọt là gì?

Bánh khọt là món ăn nổi tiếng với sự kết hợp độc đáo giữa phần vỏ giòn rụm, phần nhân độc đáo mang sắc màu đặc trưng của biển cả, vị đậm đà của nước mắm và vị thanh mát của rau sống hòa quyện thành một món bánh ấn tượng, độc đáo, khiến người ăn nhớ mãi không quên.

Vỏ bánh khọt thường làm từ bột sẵn hoặc bột gạo quê và pha theo một tỷ lệ nhất định để bánh có độ giòn, dẻo, dai vừa miệng, không quá đặc hay quá lỏng. Tùy vào sở thích của mỗi người, nhân bánh sẽ được chế biến đa dạng với nhiều loại nhân khác nhau, phổ biến là phần nhân tôm sắt tươi, to vừa phải, đã bóc vỏ sạch sẽ. Để tăng thêm hương vị, mặt bánh bên trên còn được rắc thêm ít mỡ hành và thêm một số nguyên liệu khác, ví dụ như bột tôm.

Đôi khi, phần nhân bánh có thể làm từ thịt băm, tép xào hoặc một vài nguyên liệu khác tùy khẩu vị của thực khách.

1.1.2. Cái tên bánh khọt bắt nguồn từ đâu?

Liệu bạn có đang thắc mắc rằng vì sao lại gọi là bánh khọt hay không? Sở dĩ, người dân chúng ta thường hay đặt tên bánh theo hình dạng, nguyên liệu hoặc tiếng kêu của bánh. Giống như bánh xèo, khi đổ vào chảo nghe tiếng kêu “xèo”, thì bánh khọt cũng vậy, khi bánh khọt đổ vào khuôn đã chín, người ta dùng dụng cụ lấy bánh chạm vào thành khuôn phát ra tiếng “khọt, khọt”. Vì vậy mà cái tên bánh khọt bắt nguồn từ tiếng kêu của muỗng khẩy bánh.

Cái tên bánh khọt bắt nguồn từ tên của dụng cụ lấy bánh

1.2. Bánh khọt ăn với gì?

Món bánh khọt thường ăn với các loại rau sống như xà lách, cải xanh, diếp cá, tía tô, ngoài ra để tăng hấp dẫn cho món bánh thì bánh có thể ăn cùng đu đủ thái sợi hoặc ngó sen.

Bánh khọt thường ăn kèm với nước mắm pha thêm chút nước lọc, vắt chanh và cho thêm tỏi băm nhỏ, tạo nên một vị chua ngọt đậm đà. Những nguyên liệu ăn chung có một vị ngon khó cưỡng, giúp bánh khọt trở thành một món ăn ấn tượng không lẫn với món bánh khác.

2. Hướng dẫn tự chế biến món bánh khọt thơm ngon tại nhà

Sau khi đã hiểu được bánh khọt là gì, liệu bạn có muốn thưởng thức món ăn này hay không? Nếu nơi bạn sinh sống không có món ăn này, bạn có thể thử sức làm món bánh khọt tại nhà. Để làm thành công món ăn này, nguyên liệu và cách làm khá đơn giản, tuy nhiên đòi hỏi người làm cần một chút tinh tế và khéo léo. Dưới đây là hướng dẫn làm bánh khọt từ các nguyên liệu đơn giản nhất.

Hướng dẫn tự chế biến món bánh khọt thơm ngon tại nhà

Thông thường, bột để pha bánh khọt là bột gạo nguyên chất, bạn cũng có thể cho thêm 1 chút bột mì để bánh được giòn hơn. Khâu làm bột khá quan trọng, bạn cần xay nhuyễn bột để qua đêm để bánh ngon, giòn và không nên pha bột quá lỏng hay quá đặc sẽ khiến bánh không ngon. Sau khi đã pha bột với nước để qua đêm, bạn có thể cho thêm một chút tinh bột nghệ để bánh có màu vàng hấp dẫn và cho thêm một ít nước cốt dừa để bánh ngậy và thơm hơn.

Cách làm nhân bánh khọt khá dễ thực hiện, bạn chỉ cần bóc vỏ tôm, rửa sạch, xào chín cùng một chút hành khô. Bạn cũng cần chuẩn bị một chút hành, hẹ thái nhỏ, ít mỡ hành và thêm cả bột tôm để rắc lên trên cùng cho màu đẹp.

Ngoài tôm tươi, bạn có thể thay thế nhân bánh bằng thịt băm xào tép hoặc bằng ruốc (chà bông), hay các loại sò. Bạn cũng cần chuẩn bị một số đồ ăn kèm như nước mắm chấm bánh, đĩa rau sống tươi ngon tùy sở thích và đu đủ muối xổi.

Bánh khọt nướng trên than là ngon nhất

Để bánh tròn đẹp và ngon hơn, bạn có thể chuẩn bị khuôn bánh tròn có kích thước vừa phải, có các lỗ tròn nhỏ để đổ bột. Nếu không có bạn có thể dùng chảo, tuy nhiên bánh sẽ không được tròn đẹp. Món bánh khọt ngon nhất khi được rán trên bếp than hoa, nếu không có bạn có thể rán bánh bằng bếp ga, bếp từ, bếp củi…

Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, bạn đổ bột bánh đã pha vào khuôn và đậy nắp. Khi bánh sắp chín tới, bạn cho phần nhân đã xào trước đó vào giữa, rắc thêm ít hành lá và hẹ lên trên cùng và đun thêm vài phút, sau đó đem ra thưởng thức.

Bánh khọt đặc biệt ngon khi ăn nóng, ăn kèm với nước chấm chua ngọt và các loại rau sống, đu đủ muối, tạo nên một hương vị thơm ngon khó cưỡng. Nước chấm khi pha bạn cần đảm bảo có vị ngọt thanh của đường và chua chua của chanh hoặc quất, thêm ít tỏi cho thơm, hay một chút ớt nếu bạn ăn được cay.

Thành phẩm là vỏ bánh giòn rụm, thơm ngọn quyện với vị béo ngậy của tôm, mỡ hành và mùi cốt dừa thơm “nức mũi” khiến ai ăn cũng nhớ mãi không quên. Ăn kèm với nước chấm chua ngọt và rau sống thì phải gọi là “ngon hết nước chấm”. Nếu có dịp tới Vũng Tàu du lịch, bạn đừng quên thưởng thức món ăn ấn tượng này nhé!

Bánh ngọt thường ăn kèm với rau sống và nước chấm chua ngọt

3. Ăn bánh khọt có béo không? Bao nhiêu calo?

Nhiều người lo lắng ăn bánh khọt sẽ béo, đặc biệt là những người đam thực hiện chế độ ăn nghiêm ngặt hay muốn giảm cân. Vậy trong bánh khọt có bao nhiêu calo (kcal)? Trung bình, một chiếc bánh khọt nhân tôm sẽ có khoảng 175 calo, một đĩa bánh thường có 5 cái và tổng hàm lượng calo mà bạn nạp vào cơ thể khi ăn hết 5 cái là 875 calo.

Vậy thì ăn bánh ngọt có mập không? Có béo không?

Thông thường, bữa ăn chính trong một ngày, một người cần nạp vào 667 calo, còn bánh khọt là 875 calo, một người ăn 5 chiếc bánh khọt là có thể no. Bởi vậy, năng lượng mà bánh khọt cung cấp cho một bữa ăn no có hàm lượng calo cao hơn bữa ăn chính, và theo như quy luật chuyển hóa năng lượng, khi bạn nạp vào mức năng lượng cao hơn mức cơ thể cần thì chúng sẽ có khả năng chuyển hóa thành mỡ với những năng lượng dư thừa. Do đó, ăn bánh khọt có thể gây béo và mập.

Để tránh béo, mập khi ăn bánh khọt, bạn có thể ăn khoảng 4 chiếc bánh khọt và ăn thêm nhiều loại củ, rau ăn kèm, giúp cân bằng dinh dưỡng và tăng hàm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn. Bạn cũng không nên ăn bánh khọt quá thường xuyên vì có thể gây béo phì, không tốt cho những người đang thực hiện chế độ giảm cân.

Ăn bánh khọt có thể gây béo vì chứa hàm lượng calo cao

Ngoài ra, bạn có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn bằng cách uống thêm trà, giúp bạn chuyển hóa chất béo tốt hơn. Bạn cũng nên rèn luyện, tập thể dục thể thao điều đỏ để cơ thể có thể đốt cháy lượng calo thừa, giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và săn chắc hơn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được bánh khọt là gì và một số thông tin về món ăn đặc sản của người dân Vũng Tàu. Bánh khọt là món bánh thơm ngon, hấp dẫn, khiến những người thưởng thức không thể quên được hương vị của bánh. Với phần vỏ giòn, dai, phần nhân thơm ngậy, kết hợp với rau sống thanh mát và nước chấm chua ngọt đậm đà, tạo nên một món ăn ấn tượng và hấp dẫn. Tuy bánh khọt có thể gây nguy cơ béo phì, tiểu đường hay các bệnh khác, thế nhưng trong món bánh cũng cung cấp cho cơ thể lượng vitamin K và C trong nhân tôm, giúp xương chắc khỏe hơn.

Ngũ cốc tinh chế là gì?

Ngũ cốc tinh chế thường được tìm thấy trong nhiều món ăn quen thuộc như gạo trắng, bánh mỳ trắng, bánh ngọt… Vậy ngũ cốc tinh chế là gì? Để hiểu rõ hơn về ngũ cốc tinh chế và một số thông tin khác, hãy truy cập bài viết bên dưới nhé!

Ngũ cốc tinh chế là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023