Blog

Bản ngã là gì? Những chia sẻ chi tiết về bản ngã bạn nên biết

25/02/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bản ngã là gì? Mỗi người trong chúng ta đều có một bản ngã riêng, vậy, tại sao bản ngã lại hình thành? Sự xuất hiện của bản ngã đem tới những tác động như thế nào? Cách để cải thiện và vượt qua những tiêu cực của bản ngã? Đó có thể là câu hỏi cũng có thể là những vấn đề mà rất nhiều người đang gặp phải và mong muốn tìm kiếm cho mình một câu trả lời. Vậy thì hãy để bài viết dưới đây của vieclam123.vn giải đáp giúp bạn về bản ngã nhé!

1. Những thông tin chung về bản ngã bạn cần biết

1.1. Bạn hiểu bản ngã là gì?

Bản ngã là một từ Hán Việt, dịch ra thì có ý nghĩa là “chính tôi” hay nói cách khác thì bản ngã là từ chỉ cái tôi cá nhân của mỗi người.

Tuy nhiên, có rất nhiều cách định nghĩa về bản ngã khác nhau. trong từng lĩnh vực, người ta lại nhìn nhận ở một góc khác của bản ngã.

Ở lĩnh vực triết học, bản ngã là chỉ cái tôi ý thức. hay cụ thể hơn chính là cái tôi, mà ở đó bao hàm tất cả để phân biệt giữa cá nhân này và cá nhân khác.

Bản ngã là gì

Trong phân tâm học, bản ngã là “ego”, hiểu một cách nôm na thì là linh hồn, tức là phần cốt lõi hình thành nên tính cách, nhận thức của mỗi người dưới những tác động của xã hội. Ở đây, ego cũng nói đến cái tôi của mỗi người, là sự cân bằng giữa những ham muốn nguyên thủy của cá nhân và những chuẩn mực mà xã hội đề ra.

Ở triết lý của Phật giáo, bản ngã có lẽ phổ biến hơn cả. Phật giáo thừa nhận rằng mỗi con người đều có một cái tôi, một bản ngã riêng. Đó là phần mà không chịu sự tác động của sinh tử. Sự tồn tại của bản ngã mang tính trường tồn. Một khi bản ngã càng lớn, cái tôi càng lớn thì sự ham muốn thể hiện cũng như khẳng định bản thân cũng lớn hơn bao giờ hết. Và điều này sẽ khiến người đó càng dễ mắc sai lầm, càng dễ gây ra nhiều nghiệp chướng sau này.

Một cách tổng quát lại, ta có thể hiểu bản ngã chính là cái tôi cá nhân của mỗi người. Cái tôi này bao gồm tính cách, lý tưởng, niềm tin,... tất cả những gì tổng hòa nên để cho rằng bản thân là một cá thể riêng biệt, tách biệt với thế giới và sẽ tự chịu trách nhiệm với những điều mà bản thân tạo ra.

Việc sống với một bản ngã, một cái tôi quá lớn không phải là một điều tốt. Khi ham muốn khẳng định bản thân trỗi dậy, bản ngã và cái tôi quá lớn, con người càng dễ mắc sai lầm và không nhìn nhận được điều đúng đắn mình cần hướng tới là gì. 

Bản ngã càng lớn sẽ càng gây ra nhiều đau khổ

Tuy vậy, cùng là cái tôi đó, nhưng không mang tính chất của bản ngã, mà là theo một khía cạnh và góc nhìn tích cực hơn thì đây sẽ là cách giúp bạn phát triển bản thân để trở nên hoàn thiện hơn. Điều này có nghĩa là bạn biết được mình có thế mạnh ở đâu và đó là sự tự tin để bạn tiến tới những mục tiêu cao hơn, khẳng định rõ giá trị bản thân một cách rõ ràng hơn.

1.2. Bản ngã hoạt động với cơ chế như thế nào?

Cơ chế hoạt động của bản ngã sẽ giúp bạn nhận thức rõ ràng hơn về cái tôi của mình và thấy được bản ngã của mình đang có sự phát triển ra sao.

1.2.1. Sự kiểm soát

Kiểm soát chính là quá trình đầu tiên của bản ngã. Ở mức độ kiểm soát này, bản ngã đã tự động hóa để hòa mình cũng như định nghĩa về bản thân mình với tất cả những điều mà nó cho rằng nó đang có sự kiểm soát với điều đó.

Ví dụ như việc bạn nghĩ mình đang điều khiển cơ thể vì thế đây là cơ thể của bạn. Bạn tin rằng cái xe này là do mình điều khiển và nó chính là cái xe của bạn. Hay tương tự như việc bạn tin là mình đang kiểm soát con của mình và con bạn chính là một phần trong chính bản ngã của bạn,...

Cơ chế hoạt động của bản ngã

Nói một cách chính xác hơn thì ở quá trình kiểm soát này, bản ngã đã tự động để định nghĩa về cái tôi với việc bao trùm tất cả những điều mà nó cho rằng nó đang có sự kiểm soát để làm nền tảng cho những sự phát triển sau này. 

1.2.2. Quá trình xây dựng và duy trì

Sau khi đã có được nền móng, bản ngã bước sang quá trình xây dựng và phát triển. Điều này có nghĩa là với những điều mà nó kiểm soát, nó mong muốn được nhiều hơn nữa. Tức là vừa củng cố những điều đã có, nhưng vẫn không ngừng xây dựng để mở rộng và bành trước sự kiểm soát của mình. Bởi nó có ham muốn trong việc biến mình trở nên lớn mạnh và có thể thể hiện được bản thân một cách rõ ràng hơn, chân thực hơn. 

Điều này giải thích cho chúng ta về sự ham muốn đối với những điều mà chúng ta mong muốn. Ví dụ như ham muốn về tiền bạc, về quyền lực, về tình yêu,... Những ham muốn này khiến chúng ta muốn được kiểm soát nhiều hơn và tốt hơn. Chính vì thế mà khi mất đi sự kiểm soát đồng nghĩa với việc bản ngã mất đi giá trị tồn tại.

Ví dụ như bạn mất đi một con búp bê, bạn buồn một chút, bạn mất đi một công việc, nỗi buồn của bạn lớn hơn, bạn mất đi một người thân, người yêu, điều này khiến bạn suy sụp,... Hay một vị tướng lĩnh có trong mình 500 vạn quân tinh nhuệ, quân đội, binh sĩ chính là sức mạnh là bản ngã của vị tướng lĩnh đó. Và khi những binh lính này bị giết và mất đi, vị tướng này mất đi lý do để tồn tại và quyết định tự sát.

Xây dựng và duy trì sự kiểm soát

Có thể nói, tất cả những điều mà bản ngã làm chỉ hướng tới mục tiêu duy nhất đó là xây dựng và duy trì sự kiểm soát của mình.

1.2.3. Quá trình phản chiếu

Thực tế là bản ngã sẽ không thể tự nhận thức hay đánh giá về chính mình. Điều này cũng giống như việc bạn không thể không dùng gương để trông thấy được khuôn mặt của mình vậy.

Vì thế, để có thể nhận thức về mình, bản ngã sẽ dựa vào những bản ngã khác. Tức là thông qua sự đánh giá, nhìn nhận của người khác để có thể hiểu rõ hơn về chính mình. 

Đơn giản như việc bạn muốn biết mình xinh hay mình xấu thì chỉ cần lắng nghe ý kiến từ những người xung quanh. Cũng giống như việc bạn giỏi hay không giỏi vậy, nếu như mọi người đều khen bạn xinh, bạn giỏi thì điều đó có nghĩa là bạn cũng xinh, cũng giỏi.

Nếu như không thông qua đánh giá của người khác mà bạn một mực tin rằng mình xinh, mình giỏi thì vẫn sẽ có những ý kiến khác được đưa ra và xu hướng của bạn là luôn cần và muốn nghe những đánh giá từ họ.

Ví dụ như khi bạn đăng một hình selfie lên mạng xã hội vậy. Nếu đó là một bức ảnh tươi tắn, xinh đẹp thì điều bạn mong muốn chính là mọi người hãy khen bạn đi, nói bạn xinh, bạn giàu có và bạn tài năng đi,... Và sau đó, những điều bạn làm là cố gắng duy trì hình tượng cũng như suy nghĩ đó của mọi người về bản thân mình. 

Phản chiếu qua bản ngã khác

Sự phản ánh của những bản ngã khác về bạn càng nhiều, càng tích cực thì bản ngã càng cảm thấy sự hiện diện của mình trở nên chân thực hơn. Và ngược lại, nếu như bạn nhận được những sự phản chiếu, đánh giá kém tích cực thì bản ngã sẽ cảm thấy xấu hổ và sẽ nghĩ ra những điều để lấy lại hình ảnh cho mình.

Mỗi một quá trình của bản ngã đều có những sự tác động tới suy nghĩ, tính cách và hành động của chúng ta. Vì thế mà bạn cần có sự tỉnh táo để bản ngã của mình đi theo một con đường tích cực với một cái tôi lành mạnh hơn.

1.3. Những vấn đề tiêu cực mà bản ngã gây ra

Mỗi một vấn đề về bản chất sẽ có những giá trị tốt và xấu. Với bản ngã cũng vậy. Tuy nhiên, nếu chúng ta để cho bản ngã của mình ngự trị mạnh mẽ và cố chấp với những ham muốn vật chất tầm thường thì đó chính là sự đau khổ.

Bởi khi đó, ham muốn về tiền bạc, về quyền lực quá lớn và chúng ta bị bản ngã kiểm soát quá mạnh, vì thế mà mọi điều chúng ta làm chỉ để có cho mình sự kiểm soát nhiều hơn về những điều này. Đây chính là yếu tố ngăn cản cũng như khiến ta không thể sống được với bản chất và giá trị cốt lõi của chính bản thân mình.

Những vấn đề tiêu cực của bản ngã

Không những vậy, khi bản ngã quá mạnh mẽ, cái tôi quá lớn, bạn khó mà có thể chấp nhận được những thất bại hay những sự phản ứng tiêu cực về mình. Và khi có những sự đụng chạm nhất định về quản điểm thì bản ngã sẽ rất dễ bị tổn thương, nó khá cứng nhắc và bảo thủ với những điều mình cho là đúng. Do đó mà bản ngã sẽ làm mọi điều để có thể bảo vệ lấy chính mình.

Chưa kể đến, nếu phát triển nhanh chóng, bản ngã dần trở nên thích phán xét người khác hơn và tự áp đặt cho chính mình. Điều này khiến bạn trở nên ích kỷ, nhỏ nhen và tầm thường hơn trong mắt người khác. 

Việc động viên mỗi người hãy có cho mình những lý tưởng, sống hết mình và không ngừng nỗ lực đều là các quan điểm, lời khuyên tốt để chúng ta cố gắng hơn. Tuy nhiên, với những bản ngã tiêu cực và có quan điểm khác thì đây chính là áp lực, là gánh nặng mà khó có thể giải thoát của bản ngã.

2. Những bài học giúp bạn vượt qua được bản ngã của bản thân?

Nếu bạn đang có một bản ngã, một cái tôi quá lớn thì cần làm gì để có thể an ủi bản thân và hướng bản ngã tới những giá trị tốt đẹp hơn?

Đầu tiên, việc bạn cần làm là học cách chấp nhận bản thân, chấp nhận sự thật và chấp nhận con người mình. Điều này sẽ khiến bạn biết cách hài lòng và nhìn nhận mọi vấn đề trở nên nhẹ nhàng hơn. 

Bài học để bạn vượt qua bản ngã

Nếu không may rơi vào các tình huống không như mong muốn thì đừng vội nản lòng. Bạn hãy tìm kiếm cho mình những động lực tích cực để vượt qua bản ngã, phát triển bản thân theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Thứ hai đó là học cách sống cho thực tại. Ở thời điểm hiện tại, ngay lúc bạn đang sống mới là quãng thời gian bạn cần sống hết mình và phát huy khả năng của bản thân. Đừng vì những ảo tưởng cho tương lai hay những biến cố trong quá khứ mà đánh mất chính mình để bản ngã ngày một lớn mạnh hơn. 

Thứ ba đó là học cách trân trọng và yêu quý cũng như tôn trọng những giá trị của chính bản thân mình. Việc bạn sinh ra đã là một sự tồn tại riêng biệt nhất định và là sự đặc biệt với chính cha mẹ và bản thân bạn. Vì thế mà bạn không cần so sánh hay phản chiếu cuộc đời mình qua ai cả. Mọi sự so sánh chỉ khiến cái tôi, bản ngã của bạn lớn hơn mà thôi.

Thứ tư, ngừng đổ lỗi cho số phận. Bạn nên biết rằng, những điều mà bạn nhận được đều là kết quả cho những hành động, sự lựa chọn và công sức mà bạn đã bỏ ra. Nếu bạn toàn tâm toàn ý, nỗ lực hết mình thì bạn sẽ có thành công, còn nếu không, dĩ nhiên sẽ là sự thất bại. Vì thế mà “do số phận” chỉ là lý do biện hộ mà thôi. 

Học cách chấp nhận thực tại

3. Những cách thức giúp bạn kết nối với bản ngã của chính mình

Cách tốt nhất để bạn có thể hiểu bản ngã cũng như cái tôi chân chính và sống hòa thuận với nó chính là sự giao tiếp. Bạn cần hiểu được bản ngã của mình, liên kết với nó để cả hai có được sự thỏa thuận mang tính tích cực hơn.

Và dưới đây sẽ là một số phương pháp giúp bạn kết nối với con người bên trong của mình.

3.1. Phương pháp thiền

Một sự thanh tịnh trong không gian và tâm hồn chính là cách để bạn có thể ngồi lại và giao tiếp với bản ngã của chính mình. Thiền chính là cách thức tịnh tâm tốt nhất.

Có thể nói, khi thiền, bạn sẽ có thể mở ra được cánh cửa liên kết với những suy nghĩ và con người bên trong của bạn. Bạn gạt bỏ được những ồn ào ngoài kia để nhường chỗ cho sự im lặng và lắng nghe suy nghĩ của chính mình. 

Phương pháp kết nối với bản ngã

Sự xô bồ của cuộc sống đã khiến bạn khó có được cơ hội để làm điều này, do vậy mà thiền sẽ giúp bạn mang đến một cuộc đối thoại có giá trị hơn rất nhiều.

3.2. Phương pháp cầu nguyện

Nghe có vẻ không thực sự liên quan thế nhưng cầu nguyện chính là cách thức giao tiếp bậc cao với bản ngã của chính bạn. Bạn gửi gắm những mong muốn của mình vào vũ trụ với sự chân thành nhất và việc cầu nguyện thường xuyên sẽ giúp bạn giảm bớt đi gánh nặng cũng như áp lực mà ham muốn bản ngã đè lên tâm trí bạn. 

3.3. Phương pháp viết tự do

Viết một cách vô thức, viết tất cả những gì xuất hiện trong suy nghĩ của bạn. Đây sẽ là một cách giao tiếp với bản ngã cực kỳ hiệu quà khi bạn tự đưa ra câu trả lời cho những vấn đề mà bản ngã đưa ra. 

Nếu thực hiện thường xuyên, bạn sẽ nhận thấy được những giá trị không ngờ đến từ phương pháp này.

Thiền tịnh để tĩnh tâm

Toàn bộ những chia sẻ trên đây chính là thông tin về bản ngã là gì mà vieclam123.vn muốn gửi tới các bạn. Mong rằng, bài viết đã cập nhật thông tin một cách chính xác và đầy đủ để bạn có thể hiểu rõ được bản chất của bản ngã và đặc biệt là cách để vượt qua bản ngã của chính mình.

Lạc quan là gì? Bạn nhận được những gì khi có một tinh thần lạc quan?

Theo bạn, lạc quan là gì? Biểu hiện của một người có tinh thần lạc quan? Và lạc quan đem lại những giá trị gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Lạc quan là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023