Blog

Áp dụng pháp luật là gì? Các thông tin về thực hiện áp dụng pháp luật

01/03/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Áp dụng pháp luật là gì? Đây được xem như là hoạt động thể hiện tính tổ chức và quyền lực của nhà nước. Để có thể hiểu rõ hơn về hình thức áp dụng pháp luật mời bạn đọc tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn nhé!

1. Tìm hiểu về áp dụng pháp luật

1.1. Áp dụng pháp luật được hiểu thế nào?

Áp dụng pháp luật là gì? Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính chất tổ chức quyền lực nhà nước. Đây là hoạt động được thực hiện bởi các cơ quan và nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách hay tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền. Việc này sẽ nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể với cá nhân, tổ chức cụ thể.

Việc áp dụng pháp luật được tiến hành trong những trường hợp như sau:

- Khi xảy ra các tranh chấp giữa các bên tham gia về thực hiện quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ. Tự họ không thể giải quyết được mà phải nhờ đến cơ quan nhà nước hoặc cơ quan của tổ chức xã hội có thẩm quyền để giải quyết.

- Khi quyền và nghĩa vụ của chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu như thiếu đi sự can thiệp của Nhà nước.

- Khi cần phải áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

- Khi nhà nước thấy cần phải kiểm tra, giám sát các hoạt động của chủ thể quan hệ pháp luật. Để xác định sự tồn tại và không tồn tại của các sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lý như xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết tay và chữ ký của người có thẩm quyền,…

Việc áp dụng pháp luật được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền

1.2. Các đặc điểm của áp dụng pháp luật là gì?

1.2.1. Thể hiện tính tổ chức và quyền lực nhà nước

Hoạt động áp dụng sẽ chỉ do cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Mỗi chủ thể chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định đúng với quy định của pháp luật đưa ra.

Việc áp dụng pháp luật sẽ thể hiện được ý chí của nhà nước thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước. Nó được thể hiện trong các quy phạm pháp luật và trở thành hiện thực trong thực tế bằng các trường hợp cụ thể.

1.2.2. Hoạt động điều chỉnh các quy phạm pháp luật

Tùy vào những trường hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức cụ thể thì việc áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt và cụ thể đối với các quan hệ xã hội.

Ví dụ như: Đối với hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông. Cảnh sát giao thông sẽ xử lý vi phạm của một người vi phạm pháp luật giao thông. Cụ thể đó là sự cá biệt hóa những quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đối với trường hợp cụ thể của người vi phạm.

Một số đặc điểm của áp dụng pháp luật

1.2.3. Áp dụng pháp luật thể hiện tính sáng tạo

Áp dụng pháp luật là gì có thể hiện tính sáng tạo không? Các quy định pháp luật thường mang tính chất chung và khái quát nên các vụ việc xảy ra vô cùng đa dạng và phức tạp trong thực tế. Vì vậy, muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý” để có thể giải quyết vụ việc một cách hợp lý thì cần phải có sự sáng tạo của người áp dụng.

1.3. Nguyên tắc để áp dụng pháp luật là gì?

Nguyên tắc áp dụng pháp luật là nguyên tắc cơ bản do luật định. Dựa vào các nguyên tắc đó, cơ quan nhà nước, các tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền có thể vận dụng những văn bản pháp luật và tập quán pháp luật thích hợp. Nhằm giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền.

- Thứ nhất, ưu tiên lựa chọn văn bản vào thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.

- Thứ hai, áp dụng văn bản hiệu lực pháp lý cao hơn.

- Thứ ba, áp dụng quy định văn bản được ban hành sau

- Thứ tư, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý. Hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực.

- Thứ năm, áp dụng quy định điều ước quốc tế trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước. Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về một vấn đề, trừ Hiến pháp.

Những nguyên tắc dùng để áp dụng pháp luật

Từ đó có thể thấy, việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đúng nguyên tắc, phù hợp. Sẽ dẫn đến kết quả xử lý công việc chính xác và ngược lại. Nếu như áp dụng văn bản quy phạm pháp luật sai nguyên tắc thì dẫn đến sai sót. Đồng thời gây ảnh hưởng đến đối tượng bị áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại như văn bản có nội dung chồng chéo và mâu thuẫn với nhau.

2. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật khác nhau như thế nào?

2.1. Áp dụng pháp luật

Phân biệt sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật là gì?

- Khái niệm của áp dụng pháp luật: đây là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước thông qua cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền để tổ chức việc các chủ thể thực hiện quy định của pháp luật. Hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

Ví dụ như: Tòa án nhân dân huyện A ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa Ông C và Bà D.

Phân biệt áp dụng và sử dụng pháp luật

- Chủ thể thực hiện: Cần phải có sự tham gia của cơ quan nhà nước hay người có thẩm quyền.

- Trường hợp phát sinh: 

+ Xảy ra những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp luật nhưng các bên không tự giải quyết được. Ví dụ: tranh chấp quyền thừa kế, tranh chấp hợp đồng,…

+ Cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà đối với chủ thể có hành vi vi phạm. Ví dụ: xử phạt vi phạm luật an toàn giao thông, người có hành vi làm hàng giả,…

+ Trong một số quan hệ về pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia với mục đích  kiểm tra, giám sát các hoạt động của các bên tham gia về quan hệ đó. Nhà nước xác nhận có tồn tại hoặc không tồn tại một số vụ việc, sự kiện thực tế như: công chứng hợp đồng mua bán nhà, tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố người đã chết,…

+ Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể không phát sinh hoặc chấm dứt nếu không có sự can thiệp của nhà nước. Ví dụ như: đăng ký kết hôn

- Bản chất: có tính bắt buộc đối với các chủ thể bị áp dụng và có liên quan.

- Hình thức thể hiện: là văn bản áp dụng pháp luật.

Một số trường hợp phát sinh khi áp dụng pháp luật

2.2. Sử dụng pháp luật

Khái niệm của sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật là gì? 

- Đối với khái niệm: việc sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật. Trong đó chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý với những hành vi pháp luật cho phép.

Ví dụ như: Người lao động ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

- Chủ thể thực hiện: tất cả chủ thể được pháp luật cho phép

- Trường hợp phát sinh: quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật

- Bản chất: không mang tính chất bắt buộc, chủ thể có quyền thực hiện hoặc không thực hiện.

- Hình thức thể hiện: thể hiện quyền và tự do pháp lý của chủ thể.

Sử dụng pháp luật khác với áp dụng pháp luật

Trên đây là nội dung về áp dụng pháp luật là gì. Hy vọng bạn đọc sau khi đọc xong bài viết này có thể nắm được những thông tin quan trọng về việc thực hiện áp dụng pháp luật đối với những quy định của pháp luật.

Nội dung về tiền án tiền sự

Tiền án tiền sự được hiểu như thế nào? Có thể phân biệt tiền án tiền sự bằng những đặc điểm gì? Người đã từng có tiền án tiền sự thì lưu ý điều gì? Nội dung ở link dưới đây sẽ trả lời cho bạn các câu hỏi trên nhé!

Tiền án tiền sự là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023