“Ăn chay” - một thuật ngữ khá quen thuộc đối với chúng ta, có thể bạn đã từng nghe rất nhiều thế nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ về nó. Để biết ăn chay là gì? Ăn chay mang lại ý nghĩa ra sao và cách ăn chay đúng như thế nào, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây, mọi thắc mắc liên quan sẽ được giải đáp.
MỤC LỤC
Ăn chay là một phương pháp ăn uống lành mạnh, theo đó người thực hiện phương pháp này sẽ tiến hành kiêng ăn các loại thịt như thịt gia cầm, thịt đỏ, thịt động vật hay hải sản,...
Thực đơn của người ăn chay thường là các loại thực vật như rau, củ, trái cây. Trong đó không phân biệt các loại rau, các loại củ hay các loại quả, miễn là chúng không có nguồn gốc từ động vật.
Hiện nay, việc ăn chay diễn ra khá phổ biến. Người ăn chay thường lựa chọn 1 trong 2 hình thức là ăn chay trường hoặc ăn chay kỳ để áp dụng cho bản thân mình. Cụ thể 2 hình thức này có nội dung như thế nào, đón đọc thông tin bên dưới bạn sẽ rõ.
- Ăn chay trường: Giống như tên gọi, ăn chay trường là hình thức người thực hiện sẽ ăn kiêng trong thời gian dài, trong đó họ không áp dụng việc xen kẽ những bữa ăn mặn trong hành trình ăn chay của mình, ngoài ra thịt động vật hoàn toàn được loại bỏ khỏi danh sách các món ăn mà họ sẽ sử dụng.
- Ăn chay kỳ: Đây là hình thức ăn chay không thường xuyên, theo đó người ăn chay chỉ áp dụng ăn chay đối với một ngày cố định trong tuần, trong tháng, trong năm,... tuỳ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người.
Việc ăn chay theo kỳ chủ yếu xuất phát từ ý muốn của người thực hiện, họ sẽ tự sắp xếp thời gian để áp dụng và lặp lại theo chu kỳ đó thường xuyên.
Nếu như trước đây việc ăn chay chỉ là câu chuyện của riêng tôn giáo thì giờ đây nó lại là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Việc ăn chay thực chất có ý nghĩa gì? Hãy cùng theo dõi cách lý giải về ý nghĩa này với quan điểm của 2 trường phái khác nhau như sau:
Liên quan tới lĩnh vực thực phẩm hay sức khỏe con người, đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc ăn chay giúp con người có sức khoẻ tốt hơn.
Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh tim hay ung thư sẽ sống lâu hơn những người ăn thịt thường xuyên.
Nhờ vốn hiểu biết về đời sống, khoa học mà con người ngày càng ý thức và ăn chay hướng tới mục đích bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường, phản đối lối sống ngược đãi hay giết hại động vật,...
Khoa học luôn là chuẩn mực thế nhưng liệu rằng theo quan điểm hay góc nhìn của Phật giáo thì những ý nghĩa này có bị biến thiên hay không?
Phật giáo cho rằng ăn chay chính là một cách giúp con người tu tâm dưỡng tính. Cứ nhìn vào người tu hành thì rõ, họ phải bỏ được lòng ham muốn đối với việc ăn uống, xoá sạch lòng tham, sự sân si trong con người của mình để về với sự đơn giản và khiêm nhường nơi Phật giáo.
Đạo Phật cho rằng ý nghĩa sâu xa nhất của việc ăn chay đó chính là giảm thiểu sát hại, tích đức cho chính bản thân mình và người khác. Thực chất nếu nhu cầu không có thì sẽ hạn chế được nguồn cung trên thị trường.
Nhiều người cho rằng việc ăn chay sẽ không thể đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó có thể dẫn tới một số các triệu chứng như thiếu chất dinh dưỡng, thiếu máu,... Tuy nhiên đó không phải là quan điểm hoàn toàn chính xác. Ăn chay vẫn có thể đảm bảo dinh dưỡng nếu như biết kết hợp các loại thực phẩm với nhau.
Nếu bạn chưa biết việc ăn chay đem lại những lợi ích gì thì tham khảo ngay thông tin bên dưới nhé:
Với những người có nguy cơ mắc bệnh béo phì hay trọng lượng cơ thể quá lớn có thể lựa chọn chế độ ăn chay để cải thiện sức khỏe cho bản thân.
Khoa học chứng minh rằng việc ăn chay sẽ giảm nguy cơ béo phì bởi trong thực vật có rất ít chất béo, lượng dinh dưỡng nạp vào từ các thực phẩm ăn chay chỉ đủ nuôi dưỡng cơ thể mà không có lượng dư thừa.
Hiện nay, số lượng người mắc các bệnh tim mạch, rối loạn tiêu hoá hay ung thư ngày một gia tăng. Tất cả đều là những bệnh lý nguy hiểm có ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe của con người.
Ăn chay là một chế độ ăn lành mạnh, khi áp dụng chế độ này thì cơ thể sẽ giảm thiểu được công suất hoạt động hơn so với những khi phải tiêu thụ thức ăn từ động vật.
Hơn nữa, trong các thực phẩm ăn chay không có nhiều chất gây hại như Cholesterol hay nhiều chất độc khác nên việc giảm thiểu các bệnh lý nói trên cũng là điều dễ hiểu.
Việc ăn chay sẽ giúp cho con người tĩnh tâm, khi không ăn thịt động vật bạn sẽ ít cảm giác tội lỗi hơn.
Đứng trước thế giới đồ ăn hấp dẫn không phải ai cũng dễ dàng đưa ra được quyết định từ bỏ, những người ăn chay sẽ luyện được cho bản thân cách từ bỏ những thứ gọi là cám dỗ, cảm thấy tâm hồn trở nên yên bình hơn.
Môi trường sống ngày nay ngày càng bị đe doạ, việc ăn chay sẽ giúp bảo vệ được hệ sinh thái, từ đó duy trì môi trường sống ổn định và mang tính bền vững.
Việc ăn chay đúng cách chính là người thực hiện biết kết hợp các nhóm thực phẩm dinh dưỡng khác nhau và phân chia các nhóm dinh dưỡng theo từng ngày để đảm bảo một sức khỏe ổn định.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia đầu ngành dinh dưỡng, việc ăn chay đúng cách sẽ phải đảm bảo kết hợp đủ 4 nhóm dinh dưỡng sau đây:
- Nhóm 1: Cần có bột đường, chất này thường có trong gạo, khoai, mì và một số loại ngũ cốc khác
- Nhóm 2: Cần bổ sung chất đạm có trong các loại đậu mà không phải từ thịt
- Nhóm 3: Chất béo có trong các loại hạt có dầu như hạt đậu nành, hạt gấc, hạt hướng dương, đậu phộng, hạt mè,...
Ngoài 3 nhóm nêu trên, người ăn chay cũng nên bổ sung nhiều nhóm vitamin, nhóm này được tìm thấy trong các loại rau, củ và trái cây.
Những ai là tín đồ mới của chế độ ăn chay chắc hẳn sẽ rất thắc mắc về lịch trình ăn chay, nên ăn vào những ngày nào để việc ăn chay không ảnh hưởng tới sức khoẻ và các hoạt động thường ngày?
Mặc dù ăn chay là chế độ ăn lành mạnh đem lại nhiều lợi ích thế nhưng không phải ai cũng có thể bỏ ăn mặn để áp dụng phương pháp này ngay lập tức. Tuỳ vào từng căn cơ của mỗi người mà bạn sẽ áp dụng theo các lịch trình gợi ý dưới đây:
- Phương pháp Nhị trai: Thực chất đây là phương pháp ăn chay chỉ áp dụng 2 lần trong tháng, cụ thể là ngày đầu tháng và ngày rằm.
- Phương pháp Tứ trai: Số lần ăn chay trong tháng của phương pháp này là 4, trong đó bạn sẽ thực hiện ăn chay vào các ngày như mùng 1, mùng 8, ngày 15 và ngày 23. Hoặc các ngày có thể thay đổi theo thứ tự như sau: Ngày 30, mùng 1, ngày 14 và rằm.
- Phương pháp ăn chay Lục trai: 6 buổi ăn chay trong tháng, bạn sẽ ăn vào các ngày mùng 8, ngày 14, ngày rằm, ngày 23, ngày 29 và ngày 30. Đối với những tháng thiếu thì sẽ ăn vào ngày 28 và 29.
- Phương pháp Thập trai: Phương pháp ăn chay vào 10 ngày cố định trong tháng, đương nhiên ngày cố định này sẽ do bạn tự sắp xếp và lựa chọn, miễn sao các tháng đều thực hiện đều đặn là được.
- Phương pháp Nhất ngoại trai: Đây là phương pháp ăn chay cả tháng, tuy nhiên sẽ lựa chọn các tháng phù hợp để nâng cao trình độ ăn chay của mình hơn nữa. Bạn có thể lựa chọn các tháng cách đều nhau như tháng 1, tháng 7 hoặc tháng 10. Tuỳ vào khả năng của bản thân mà con số này sẽ tăng lên hoặc giảm đi.
Khi nghĩ đến việc ăn chay, ngoài những yếu tố nêu trên thì bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về cả độ tuổi ăn chay. Vậy đâu là độ tuổi thích hợp nhất để thực hiện việc ăn chay?
Vì ăn chay là chế độ ăn vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho nên nó có thể phù hợp với mọi đối tượng bao gồm người già, người trung niên, trẻ em hay phụ nữ có thai. Tuy nhiên giới chuyên gia khuyến cáo để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ thì nên áp dụng chế độ ăn chay đối với trẻ từ 6 tháng trở lên, đặc biệt với những trẻ dưới 5 tuổi thì nên hạn chế hoặc tránh những loại hạt trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Vừa rồi là toàn bộ kiến thức về ăn chay, hy vọng những ai từng thắc mắc ăn chay là gì thì sau khi đọc xong bài viết sẽ nắm rõ các thông tin hữu ích về nó. Việc ăn chay không phải chuyện đơn giản cho nên trước khi áp dụng thì bạn nên cân nhắc thật kỹ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình nhé.
Ăn thô cũng là một trong những chế độ ăn được nhiều người áp dụng, nếu như bạn vừa muốn giảm thiểu trọng lượng cơ thể đồng thời đảm bảo sức khỏe vậy thì hãy tham khảo thông tin về chế độ này. Chế độ ăn thô là gì và nhiều thông tin xoay quanh sẽ được làm rõ qua bài viết bên dưới, cập nhật ngay bạn nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023