Xu hướng phát triển logistics trên thế giới doanh nghiệp cập nhật ngay
Xu hướng phát triển logistics trên thế giới doanh nghiệp cập nhật ngay
Logistics xưa nay là một công cụ liên kết hữu ích đối với mọi hoạt động cho toàn chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy được mọi doanh nghiệp cũng như các tập đoàn đa quốc gia dùng để chạy đua trong nền phát triển kinh tế số. Vậy nên, nắm bắt xu hướng phát triển logistics trên thế giới hiện nay cũng là một yêu cầu quan trọng để góp phần nhận định, đánh giá tình hình và tìm hướng phát triển phù hợp, đúng xu thế.
MỤC LỤC
Qua bài viết dưới đây, cùng vieclam123.vn tìm hiểu rõ ràng, cụ thể hơn về xu hướng phát triển logistics hiện nay diễn ra trên toàn cầu như thế nào nhé.
Với sự tiến bộ vượt trội của nền công nghệ hiện đại hiện nay, nhất là đối với việc mở cửa trên thị trường để các nước cùng hội nhập quốc tế, Logistics được những nhà hoạch định, nhà quản lý coi là một phương tiện, một công cụ hết sức quan trọng để liên kết nhiều lĩnh vực với nhau phù hợp với chiến lược và xu thế phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, logistics có cơ chế phát triển theo những quy luật chung mà toàn cầu sẽ phải nương theo. Nếu một quốc gia tự tách mình ra khỏi xu thế đó thì tất nhiên sẽ dễ dàng trượt ra khỏi sự “thi đua” về kinh tế.
Đồng thời, mỗi quốc gia có thể tận dụng xu thế đó và có những bổ sung chiến lược phát triển kinh tế nổi bật, mạnh mẽ. Chịu khó nắm bắt những thành tựu và cách thức tốt mà thế giới đang làm sẽ là bài học quý giá để chọn lọc phương thức phát triển cho chính quốc gia của mình.
Những điều đó chính là lý do để việc tìm hiểu, nắm bắt xu thế phát triển hoạt động logistics trên thế giới đang diễn ra như thế nào cần được thực hiện chỉn chu, cẩn trọng.
Vậy rốt cuộc thế giới đang theo đuổi một nền tảng phát triển logistics như thế nào? Cùng My tiếp tục theo dõi nội dung bên dưới nhé.
Xu hướng phát triển logistics trên thế giới được nhìn nhận thông qua sự phát triển lĩnh vực này ở các quốc gia. Mỗi nước có sự lựa chọn riêng cho hành trình phát triển logistics để đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm kinh tế của quốc gia mình. Do vậy việc khám phá xu hướng logistics trên thế giới cũng có nghĩa là nhìn về cách thức phát triển logistics mà các quốc gia khác đang làm. My sẽ dẫn ra một vài phương thức phát triển của một vài cường quốc để soi chiếu vào đó lấy làm thước đo cho sự phát triển theo xu hướng.
Nông thôn và thành thị là hai mảng làm nên diện mạo của một quốc gia mà ở đó có chứa các phương thức phát triển nền kinh tế khác nhau. Dựa vào đặc điểm phát triển kinh tế, đặc điểm dân cư và các điều kiện tác động vào nền kinh tế mà mỗi nơi sẽ cần áp dụng những phương thức phát triển riêng sao cho vừa phù hợp với vùng vừa từ đó đem lại lợi ích, giá trị kinh tế.
Tuy nhiên, sẽ có những điểm cần thúc đẩy mạnh mẽ bao phủ trọn vẹn hai mảng chính của một bức tranh kinh tế này. Đó là hoạt động logistics. Nhận thấy cần thiết để thúc đẩy cho cả hai vùng nông thôn, thành thị nên trước nay, vốn ít ai nghĩ tới sẽ đầu tư lĩnh vực này ở nông thôn thì nay khu vực này đã được tận dụng triệt để mà phát triển logistics. Điều này liệu có phải mạo hiểm?
Hoàn toàn không. Mặc dù gắn liền với những giá trị thuộc về bản sắc nhưng nông thôn vẫn hoàn toàn xứng đáng có được cơ hội thay da đổi thịt mỗi ngày. Sự tăng gia sản xuất vẫn được phát động từ xưa đến nay, chỉ là con người trước đó chưa tìm ra có cách nào để phù hợp để kết nối giữa logistics với kinh tế nông thôn.
Có lẽ giữa hai phạm trù này cần có sự xúc tác và kết nối. Đúng vậy, thực tế đã chứng minh điều đó hoàn toàn có cơ sở. Khi mà công nghệ thông tin phát triển, thương mại điện tử lên ngôi và các hình thức giao thương mua sắm đã không còn có giới hạn của riêng nó. Nó có thể xuyên quốc gia thì không có lý nào trong một đất nước lại tách biệt, phân biệt logistics chỉ phù hợp với thành thị mà không phù hợp với nông thôn. Vậy nên, khi mà nhu cầu ở nông thôn trong việc mua sắm đã ngày một tăng cao thì việc phát triển logistics đến những vùng nông thôn lại càng có cơ sở để phát triển.
Như thế, đây là một xu hướng chung mà các quốc gia hiện nay đang định hướng áp dụng. Ngoài ra, mỗi đất nước có thể phát triển hoạt động logistics theo cách riêng, chỉ cần tạo ra thành tựu, giúp bộ mặt quốc gia thay đổi nhiều trên trường quốc tế thì đó cũng là một xu hướng xứng đáng nhận được sự học hỏi từ nhiều nước trên thế giới. Vì thế, cùng tìm hiểu ngay nội dung dưới đây để có cơ hội học hỏi kinh nghiệm phát triển logistics của nhiều quốc gia nhé.
Đất nước Singapore có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi khi nằm ở vùng eo biển Malacca để đón đầu 1 tuyến huyết mạch hàng hải Đông Tây đi ra Thái Bình Dương. Tận dụng lợi thế này, đảo quốc sư tử đã không ngần ngại xây dựng mục tiêu và hành động để đưa đất nước vang danh một trung tâm logistics tích hợp trên toàn thế giới.
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp là “ông lớn” của thế giới chọn Singapore trở thành cửa ngõ để thuận lợi đi vào thị trường màu mỡ châu Á mà đầu tư mà không ít doanh nghiệp logistics ở khu vực châu Á cũng chọn quốc đảo này để trở thành một cánh cửa vàng kết nối đến với thị trường quốc tế. Hiện tại, Singapore đang áp dụng chính sách phát triển hoạt động logistics như sau:
- Quản lý chính quyền cảng: đây là mô hình triển khai lấy chủ cảng là trọng tâm để quản lý. Mô hình này phân cho các cảng sở hữu công trình cảng có trách nhiệm quản lý, bảo trì công trình và khai thác có hiệu quả bến cảng. Cơ quan quản lý cảng biển có thể cho đơn vị tư nhân thuê cảng để làm các dịch vụ như giao nhận, xếp dỡ, kho hàng hóa, …
- Phát triển khu vực FIZ - một khu tự do thương mại. Đây là chiến lược chủ đạo và đã được áp dụng ngay từ lúc mới thành lập các cảng biển. Với tinh thần cảng tự do nên có tới 99% hàng hóa nhập khẩu sẽ hoàn toàn được miễn thuế. Từ cảng tự do thương mại đầu tiên được mở ra vào năm 1969, đến nay đất nước này đã có 7 khu vực FTZ trong đó có 6 khu thuộc cảng Singapore.
- Chính phủ Singapore đầu tư nhiều cho những công trình logistics có tầm quan trọng, hiện đại, quy mô lớn, đã xây dựng được đường cao tốc, trạm không vận trung tâm hàng không logistics, vận chuyển và trung tâm kinh doanh, …
Malaysia có sức cạnh tranh khá mạnh với quốc đảo sư tử Singapore với ước vọng xưng bá thị trường logistics để trở thành trung tâm logistics và dịch vụ vận tải đường biển số 1 trong khu vực. Sự đầu tư không ngừng cho cảng Tanjung Pelepas nên dù có phải chịu tác động do bị cảng PSA của Singapore thì vẫn nhận được cơ hội phát triển mạnh mẽ. Do đó, cảng biển này của Malaysia đang giữ vị trí phát triển thứ 2 trên toàn cầu về khả năng lưu thông hàng hóa.
Trong xu hướng phát triển logistics của quốc gia này có những điều khá đặc biệt, cụ thể như sau:
- Đầu tư toàn diện và đồng bộ đối với hệ thống hạ tầng vận tải.
- Bố trí cảng cạn tại khu vực nội địa nắm giữ vai trò trở thành địa điểm liên kết nhiều loại hình vận tải trong hoạt động logistics.
Với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào loại hình vận chuyển hàng hóa, sản phẩm bằng phương tiện container phục vụ trên nhiều lại địa hình chuyên chở như Malaysia, phát triển các cảng cạn sẽ đem tới cho quốc gia này cơ hội nâng cấp phương tiện vận tại, liên kết chúng với nhau đầy hiệu quả và do đó, kéo theo sự hiệu quả trong việc phân phối nguồn hàng.
Vận tải hàng hóa theo đường bộ, đường sắt là lựa chọn đầu tư của đất nước này vì lý do khắc phục được khó khăn do đặc trưng địa hình cắt chia làm 2 phần khu vực gây ra.
Tận dụng lợi thế về vị trí chiến lược cho nên cũng như hai quốc gia trên, Thái Lan đưa ra mục tiêu đưa các điểm trung chuyển hàng hóa phát triển. Để có thể hoàn thành mục tiêu này, đất nước đã thực hiện xu hướng chính sách sau đây:
- Song song xây dựng logistics mang tầm cỡ ngành dịch vụ cao, chi phí logistics được giảm tối đa. Giải pháp cho việc cắt giảm chi phí với từng hoạt động vận tải logistics đó là xây dựng một hệ thống vừa đồng bộ, vừa liên thông trong toàn đất nước, tạo ra các điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp logistics trong nước có thể cùng nhau hợp tác, cùng nhau chia sẻ bài học kinh nghiệm học hỏi được từ công ty nước ngoài. Đồng thời, tối ưu khoản phí của chứng từ thương mại thông qua sự đầu tư cho hệ thống E-Logistics.
- Đẩy mạnh công tác quản lý logistics thông qua công nghệ thông tin với mạng lưới E-Logistics.
Còn rất nhiều bài học sâu sắc khác mà đất nước Việt Nam ta có thể học hỏi từ nhiều quốc gia để có cái nhìn toàn diện hơn về kinh nghiệm và xu hướng phát triển logistics trên thế giới. Với điều này, chúng ta được hứa hẹn về một cơ hội đưa ngành logistics trở thành một ngành mạnh, đủ sức đua về tốc độ phát triển với nhiều cường quốc có một nền logistics cường thịnh.
Tìm hiểu kiến thức tổng quan về ngành Logistics Việt Nam để có những đánh giá chính xác về tình hình phát triển hiện tại và xu hướng ngành sẽ theo đuổi trong tương lai. Đây chính là một nhiệm vụ quan trọng mà mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics phải thực hiện một cách nghiêm túc. Trong trường hợp đơn vị bạn còn khá non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành thì hãy cập nhật ngay nội dung được chia sẻ ở bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
15/07/2022
13/07/2022
14/06/2022
03/06/2022