Blog

Vốn hóa thị trường là gì? Đầu tư doanh nghiệp nhất định phải biết

15/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Vốn hóa thị trường là một khái niệm rất thường xuyên được nhắc đến ở mảng lĩnh vực chứng khoán, có liên quan mật thiết đến hoạt động kinh doanh đầu ra. Khi mỗi nhà đầu tư hiểu được vốn hóa thị trường là gì thì điều đó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giúp bạn đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn. Vậy nên trước khi bắt tay vào mọi sự đầu tư, hãy hiểu rõ vốn hóa thị trường là gì nhé.

Hà My gửi tới bạn những lý giải đầy đủ nhất về khái niệm vốn hóa thị trường kèm theo đó là nội dung liên quan về vốn hóa thị trường ở nội dung bên dưới. Vì vậy, đừng bỏ qua, hãy dành một chút thời gian nhỏ của mình để gặt hái những kiến thức quý giá để việc đầu tư luôn luôn thuận lợi.

1. Tìm lời đáp cho vốn hóa thị trường là gì

Vốn hóa thị trường trong tiếng Anh được viết là Market Capitalization, là tổng giá trị của toàn bộ cổ phiếu ở thời điểm hiện tại mà công ty đang cho lưu hành. Một cách diễn đạt khác để bạn hiểu hơn về khái niệm này có thể sử dụng như sau: Vốn hóa thị trường được xác định là tổng số tiền mua lại doanh nghiệp dựa trên giá thị trường ở tại thời điểm diễn ra việc mua bán đó. 

Vốn hóa thị trường là gì?

Vốn hóa thị trường có giá trị lớn, được xác định phụ thuộc vào hai yếu tố là số lượng lưu hành và giá trị trên thị trường của cổ phiếu. Trong đó, ở yếu tố về giá cả của cổ phiếu, nó hoàn toàn chịu tác động từ rất nhiều yếu tố khác như lãi suất, cung cầu, lạm phát, …

Chính bởi điều này mà giá trị của vốn hóa thị trường có thể biến động ở từng giai đoạn, thời điểm khác nhau mà không hoàn toàn chịu phụ thuộc ở giá trị thật hay hoạt động kinh doanh.

Để dễ hiểu hơn nữa, bạn theo dõi cùng My ví dụ sau đây nhé:

Lời giải đáp cho vốn hóa thị trường có nghĩa là gì?

Công ty A đang có 1 ngàn cổ phiếu. Ngày 01/10, giá cổ phiếu của đơn vị này là 30 ngàn đồng/cổ phiếu, vốn hóa của đơn vị là 30 tỷ. Nhưng đến ngày 01/11 thì giá cổ phiếu đã là 35.000 đồng/cổ phiếu. Vì vậy, vốn hóa của công ty cũng sẽ dựa theo đó mà thay đổi từ 30 tỷ thành 35 tỷ.

Dựa vào việc hiểu biết vốn hóa thị trường là gì được nêu rõ ràng trên đây, bạn sẽ có thêm nhiều thứ cần tìm hiểu về vốn hóa thị trường để có thể vận dụng điều này hiệu quả trong quá trình đầu tư.

2. Phân loại các doanh nghiệp dựa trên giá trị của vốn hóa thị trường

Ở nước ta, dựa vào giá trị vốn hóa thị trường thì doanh nghiệp được phân chia làm 4 nhóm: 

Nhóm 1: Vốn hóa lớn (Largecap)

Nhóm 2: Vốn hóa vừa (Midcap)

Nhóm 3: Vốn hóa nhỏ (Smallcap

Nhóm 4: Vốn hóa siêu nhỏ (Microcap)

Mỗi loại này lại có đặc điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu về những đặc điểm của chúng một cách chi tiết hơn qua phần thông tin giới thiệu ở bên dưới nhé.

Phân loại các doanh nghiệp dựa vào vốn hóa thị trường

2.1. Vốn hóa lớn

Nhóm này bao gồm các công ty có giá cổ phiếu cao và số lượng lớn ở trên thị trường. Vì đặc điểm này nên các đơn vị đó thường có quy mô lớn, nhận được những đánh giá tốt và sự tin tưởng từ người dùng. Có vốn hóa lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có xu hướng dẫn đầu ngành, được biết tới rộng rãi trong thị trường. 

2.2. Vốn hóa vừa

Ở đây tức chỉ nhóm bao gồm các công ty, doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu và lượng cổ phiếu vừa phải nên đặc điểm nổi bật là quy mô tầm trung, có giá cổ phiếu không cao. Những doanh nghiệp này chưa có mức độ bao phủ sự uy tín rộng khắp nên chưa nhận về nhiều sự chú ý của thị trường nói chung. Vì thế mà các đơn vị ở phân khúc này vẫn luôn luôn cố gắng để có thể tăng về mặt thị phần cũng như tạo ra sự cạnh tranh nhiều hơn nữa, điều đó kéo theo thị giá công ty không cao bằng nhóm 1. Nếu thị giá của công ty ở nhóm vốn hóa vừa càng cao thì tốc độ đạt hiệu quả hoặc tạo sức chú ý của doanh nghiệp đó trong thị trường càng tốt. 

Có những loại vốn hóa nào trên thị trường?

2.3. Vốn hóa nhỏ

Doanh nghiệp thuộc nhóm vốn hóa này có lượng cổ phiếu ít hoặc giá cổ phiếu thấp. Điều đó chứng tỏ quy mô của công ty khá nhỏ, cùng với đó, giá cổ phiếu khá thấp vì môi trường cạnh tranh của công ty quá cao, không tạo ra được biên lợi nhuận tốt hoặc bị thị trường đánh giá thấp, thậm chí là bỏ quên giá trị cổ phiếu.

2.4. Vốn hóa siêu nhỏ

Nhóm vốn hóa này gồm các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, thị giá cổ phiếu khá thấp đến mức người ta ví là cổ phiếu “trà đá vỉa hè”. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp ở trong nhóm này thường là kinh doanh kém hiệu quả, làm ở trong một môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt và còn có cả những đơn vị đang bước vào suy thoái. Những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này thường có tính rủi ro cao. 

3. Vốn hóa thị trường có ý nghĩa gì?

Hiểu rõ vốn hóa thị trường là gì và phân loại nó như thế nào là cách tốt nhất giúp bạn dễ dàng thâm nhập vào những ý nghĩa tác động của nó trong thị trường nói chung. Quả thực vốn hóa thị trường có giá trị vô cùng to lớn đặc biệt với các nhà đầu tư. Trong đó, những nhà đầu tư tầm cỡ và chuyên nghiệp luôn quan tâm tới giá trị của vốn hóa. Bởi vì vốn hóa thị trường của mỗi đơn vị doanh nghiệp sẽ là tấm bản đồ rõ ràng, mạch lạc nhất thể hiện quy mô hoạt động, sự rộng lớn và tiềm lực của chúng được chứng minh qua số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp được lưu hành. 

Ý nghĩa quan trọng của vốn hóa thị trường

Thị giá của cổ phiếu hoàn toàn có thể đại diện để nói lên vị thế của ngành, là động lực cho thấy các tiềm năng tăng trưởng. Khi vốn hóa có quy mô càng lớn trên thị trường thì càng giúp nhà đầu tư tránh được mọi rủi ro kinh doanh và thanh khoản cổ phiếu. Như vậy, các cổ đông, nhà đầu tư sẽ nhanh chóng tiến hành thoái vốn mà không phải tốn kém nhiều chi phí, thời gian.

Ngoài ra, vốn hóa cao còn là tiếng nói đại diện cho sự uy tín của doanh nghiệp. Những nhà đầu tư cần đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình để tối ưu những lợi thế kinh doanh, đem về lợi nhuận lớn. 

4. Mách bạn cách tính vốn hóa thị trường

Để có thể tính toán vốn hóa trên thị trường không quá khó. Bạn hãy nắm bắt hai loại thông tin chính bao gồm số lượng của cổ phiếu hiện tại đang được lưu hành trên thị trường, thị giá mỗi cổ phiếu đó ở hiện tại. Sau đó áp dụng công thức tính toán sau đây:

VHTT = thị giá cổ phiếu (hiện tại) * số lượng cổ phiếu lưu hành.

Học cách áp dụng công thức trên bằng ví dụ cụ thể sau đây nhé.

Công ty B có:

+ Số lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại là 3 triệu cổ phiếu

+ Giá trị cổ phiếu là 50.000 đồng/cổ phiếu. 

Vậy vốn hóa thị trường của công ty sẽ là: 50 (nghìn) * 3 (triệu) = 150 (tỷ đồng) 

5. Những nhân tố có tác động tới Vốn hóa thị trường?

Nhân tố tác động tới vốn hóa thị trường gồm những gì?

Vốn hóa thị trường chịu sự tác động của hai yếu tố là thị giá và số lượng cổ phiếu tính ở thời điểm hiện tại. Khi có sự biến động về giá của cổ phiếu thì sẽ khiến vốn hóa thị trường bị thay đổi, bất kể là cổ phiếu tăng hay giảm. Điều tương tự cũng xảy ra với yếu tố về số lượng của cổ phiếu.

Chẳng hạn như nếu thị giá của cổ phiếu không có sự thay đổi, nếu công ty phát hành thêm ra thị trường một số lượng cổ phiếu nữa thì đồng nghĩa vốn hóa sẽ tăng lê và ngược lại, nếu cổ phiếu bị mua lại thì vốn hóa của công ty sẽ giảm. 

Ngoài hai yếu tố trên thì vốn hóa thị trường sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào khác, trong đó có việc cổ phiếu bị chia tách. Vì khi cổ phiếu chia tách làm tăng lượng cổ phiếu, dẫn tới thị giá của cổ phiếu giảm với tỷ lệ tương ứng. Vậy thì vốn hóa thị trường chẳng có bất cứ sự ảnh hưởng nào nên vẫn giữ nguyên.

Như vậy, với chia sẻ trên, vốn hóa thị trường là gì đã được giải đáp một cách tỉ mỉ hơn những gì bạn mong đợi đúng không nào. Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì phải hiểu rõ về vốn hóa thị trường. Mong rằng bài viết này cũng giống như một lời nhắc nhở hữu ích và vô cùng cần thiết cho các chủ doanh nghiệp, nhất là những người mới bước chân vào con đường kinh doanh, quản trị doanh nghiệp.

Thị trường là gì - lời giải đáp gần gũi dễ hiểu nhất

Bạn có biết thị trường là gì? Hai từ thị trường vốn đã rất quen thuộc đối với mỗi người nhưng chắc hẳn ít có ai thực sự hiểu rõ bản chất của nó. Đối với dân kinh doanh, nếu không hiểu biết thế nào là thị trường thì quả thực đây là một thiếu sót vô cùng lớn. Vậy cho nên đừng bỏ qua bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức bổ ích vận dụng vào hoạt động kinh doanh nhé.

Thị trường là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023