Blog

Nghề PR là gì? Công việc của nhân viên PR cần làm những gì?

16/03/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nghề PR là nghề “giữ hồn” cho thương hiệu, mang thương hiệu của doanh nghiệp đến đông đảo công chúng. Vậy việc làm PR là gì và công việc cụ thể của nhân viên PR ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Việc làm PR là gì?

Ngành PR là gì? PR là tên viết tắt của Public Relations là ngành quan hệ công chúng, với nhiệm vụ chính là truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp để tên tuổi của doanh nghiệp được nhận diện bởi đông đảo khách hàng, công chúng. 

Những hình thức PR điển hình chúng ta vẫn thường bắt gặp như tổ chức họp báo, ra mắt sản phẩm mới, tổ chức hội nghị khách hàng,...Hình ảnh công ty qua những sự kiện này cũng sẽ được quảng bá rộng rãi. 

2. Công việc của nhân viên PR là gì?

Nhiệm vụ chính của nhân viên PR là quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ này, công việc cụ thể mà nhân viên PR cần làm như sau:

2.1. Lập kế hoạch PR

Nhân viên PR cần lên kế hoạch PR thật cụ thể để hoạt động PR diễn ra suôn sẻ nhất. Ví dụ như cần lên kế hoạch sẽ sử dụng phương thức PR nào (sự kiện, họp báo hay hội chợ,...), nội dung chương trình cần triển khai ra sao, cần mời những đối tượng khách mời nào, thời gian, địa điểm tổ chức là ở đâu, từng phần sẽ do ai phụ trách, đảm nhận, kết quả mong muốn đạt được là gì, chi phí dự tính là bao nhiêu,...

Kế hoạch càng chi tiết thì nhân viên PR càng có sự chuẩn bị kỹ càng để chiến dịch diễn ra suôn sẻ nhất. 

Công việc của nhân viên PR là gì?

2.2. Thực hiện, triển khai kế hoạch

Việc trực tiếp triển khai những kế hoạch đã vạch sẵn cũng do nhân viên PR phụ trách. Họ sẽ là người chỉ đạo các khâu trong sự kiện, hội chợ, họp báo,...từ khâu trang trí sân khấu, tiếp đón khách mời đến quy trình diễn ra.

Việc triển khai các chiến dịch PR đòi hỏi nhân viên PR cần có sự tân tâm, tỉ mỉ, chi tiết, chu đáo, không để xảy ra bất cứ sơ suất nào. 

2.3. Xây dựng mối quan hệ 

Nhân viên PR cần xây dựng mối quan hệ với các bên khách hàng, đối tác, với giới báo chí, truyền thông để họ có những đánh giá, nhìn nhận tốt nhất về hình ảnh của doanh nghiệp. Đặc biệt giới truyền thông báo chí đóng vai trò rất quan trọng, là kênh truyền thông giúp hình ảnh doanh nghiệp nhanh chóng đến với đông đảo công chúng. 

Nhân viên PR cũng là người trực tiếp tiếp nhận các cuộc gọi từ các bên báo chí, truyền thông, từ khách hàng, thực hiện các trao đổi cần thiết để phục vụ cho chiến lược PR. 

2.4. Viết bài PR, phát triển nội dung PR

Bên cạnh việc lên kế hoạch, xây dựng chiến lược PR thông qua các sự kiện, họp báo thì nhân viên PR còn là người triển khai các nội dung PR trên website, fanpage của doanh nghiệp. Nhân viên PR cũng là người biên tập các bài viết, tạp chí, bài báo, bài phát biểu nội bộ, thiết kế in ấn phát tờ rơi quảng cáo trên các kênh truyền thông đa phương tiện. 

Thực hiện song song nhiều hoạt động cùng lúc sẽ giúp hiệu quả PR cho doanh nghiệp đạt kết quả tốt hơn.

Viết bài PR, phát triển nội dung PR

3. Tố chất chứng tỏ bạn phù hợp với việc làm PR

Một nhân viên PR xuất sắc sẽ hội tụ đầy đủ những tố chất sau đây:

3.1. Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp tốt giúp nhân viên PR có thể tạo dựng được mối quan hệ tốt với bạn bè, đồng nghiệp, giới truyền thông. Những mối quan hệ này sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn. Càng tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp, công việc PR của bạn sẽ càng suôn sẻ, thuận lợi và nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía hơn.

Những bạn sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trường thường xuyên tham gia các câu lạc bộ, hoạt động xã hội sẽ tự tin hơn trong giao tiếp và có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động, sự kiện. Đây là điểm công rất lớn cho những bạn sinh viên mới ra trường muốn xin việc làm PR tại các doanh nghiệp lớn. 

3.2. Thích lên ý tưởng sáng tạo

Bạn là người có trí tưởng tượng tốt, có khả năng đưa ra những ý tưởng sáng tạo, độc đáo? Bạn có thể diễn đạt những ý tưởng đó thành nội dung cụ thể trên giấy và thành những kịch bản có thể triển khai. Như vậy có lẽ công việc PR rất thích hợp với bạn đấy. 

3.3. Nắm bắt xu hướng, nhạy cảm 

Nhân viên PR phải là người biết nắm bắt xu hướng và nhạy cảm với những sự thay đổi trên thị trường. Những xu hướng và sự thay đổi này ảnh hưởng lớn đến nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, từ đó nhân viên PR có thể đưa ra những ý tưởng phù hợp.

Những chiến lược PR lỗi thời, lạc hậu, không cập nhật xu hướng sẽ không thể đạt được kết quả cao, thậm chí còn làm hao tốn tiền của của doanh nghiệp.

Tố chất chứng tỏ bạn phù hợp với việc làm PR

3.4. Kiên định

Nhân viên PR phải làm việc nhiều với các bên liên quan để hoạt động quảng bá diễn ra suôn sẻ nhất. Tuy nhiên, dù vậy thì nhân viên PR cũng phải là người luôn kiên định với những quyết định của mình và thông điệp truyền thống mình đưa ra. 

Sự kiện định, giữ vững lập trường, biết cách dung hòa và thuyết phục sẽ đảm bảo một sự hợp tác cùng nhau để đi đến thành công cuối cùng.

3.5. Kỹ năng làm việc nhóm

Công việc PR đòi hỏi tính sáng tạo và lập trường riêng. Những người làm trong ngành PR thường có cái tôi cao, có cá tính sáng tạo riêng. Tuy nhiên, không phải vì vậy là để cho cái tôi cá nhân quá lớn làm ảnh hưởng đến công việc chung.

Nhân viên PR cần phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt, phối hợp với những người khác trong phòng ban để có thể thống nhất được chiến lược PR tốt nhất và cùng nhau triển khai, phối hợp thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất. 

4. Mức lương của nhân viên PR là bao nhiêu?

Việc làm PR có mức lương trung bình tương đối cao, từ 8-12 triệu đồng. Những nhân viên PR có kinh nghiệm, có thể mang đến những ý tưởng, thực hiện những hoạt động PR hiệu quả có thể được thưởng thêm tùy theo dự án. 

5. Tìm việc làm nhân viên PR có dễ không?

Cơ hội nghề nghiệp ngành PR hết sức rộng mở. Hoạt động PR đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận diện thương hiệu tốt hơn và nhân viên trong công ty nắm vững định hướng phát triển để thực hiện theo cho đúng. 

Mỗi công ty đều có những thông điệp riêng muốn truyền đạt, gửi gắm tới khán giả, khách hàng. Nhân viên PR sẽ mang những thông điệp đó tới khách hàng vào đúng thời điểm. Những thông tin được truyền đạt đúng đắn, chính xác sẽ do nhân viên PR trong công ty truyền đạt, tránh được sự lan truyền của những thông tin giả mạo trên mạng xã hội. 

6. Tìm việc làm PR ở đâu?

Bạn có thể theo dõi website, fanpage của những công ty, doanh nghiệp mà bạn yêu thích và mong muốn được làm việc cho họ để tìm kiếm thông tin tuyển dụng. Nếu bạn thực sự thích một môi trường làm việc nào đó thì bạn sẽ cố gắng để có thể đáp ứng được hết những yêu cầu của nhà tuyển dụng để có thể trở thành thành viên trong tổ chức của họ. 

Hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm việc làm PR trên các trang web việc làm. Bạn hãy truy cập trang web Vieclam123.vn, tìm kiếm việc làm PR/ Marketing, chọn địa điểm làm việc ở các tỉnh thành bạn sinh sống để có thể nhanh chóng tìm được công việc ưng ý nhé.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc làm PR. Đây là một ngành nhiều triển vọng và cơ hội phát triển trong tương lai. Chúc bạn thành công với lựa chọn công việc của mình!

>> Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm PR thường gặp

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023