Blog

Muốn trở thành giáo viên bạn cần phải đảm bảo 8 tố chất!

23/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Có bao giờ bạn từng nghĩ mình sẽ là giáo viên đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức đến các em học sinh. Giáo viên cũng có những chuẩn mực và tố chất riêng, nếu bạn sở hữu những tố chất dưới đây thì bạn nhất định sẽ trở thành một giáo viên mẫu mực. Hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu 8 tố chất cần có của một giáo viên nhé!

1. Bạn là người biết cảm thông?

Biết cảm thông, kiên nhẫn, thấu hiểu, tốt bụng... là những yếu tố tồn tại bên trong của một giáo viên tốt. Họ là người luôn mong muốn hiểu học sinh đang nghĩ gì, đang cảm thấy như thế nào? Từ đó đoán được học sinh đang cần gì để có thể học tập hiệu quả và phát triển năng lực. Họ là những người biết đặt mình vào vị trí của học sinh. Khi học sinh có thái độ không tốt trong học tập, giáo viên tốt sẽ biết cách kiềm chế cơn tức giận của mình và cố gắng không miệt thị học sinh để tránh trường hợp tình hình trở nên xấu hơn. Thay vào đó giáo viên sẽ biết cách cảm thông, bằng mọi giá không để vấn đề căng lên, quan tâm đến từng học sinh trong lớp. Chính vì vậy, biết cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu chính là tố chất cần có của một giáo viên.

2. Bạn có phải người nhiệt huyết đam mê?

Đam mê là quá trình trải nghiệm, khi bạn trải qua quá trình thực tiễn với một công việc trong một thời gian, cảm thấy yêu thích công việc và mong muốn theo đuổi công việc đó đến cùng cho dù phải chấp nhận hy sinh nhiều thứ trong cuộc sống, người ta gọi đó là đam mê.

Làm bất cứ ngành nghề gì cũng cần phải có đam mê, nghề giáo viên cũng vậy. Đam mê chính là tố chất cần phải có trong một người giáo viên, biết đam mê với công việc họ sẽ biết cách đam mê với nhiều thứ khác: học sinh, chuyên ngành giảng dạy, phương pháp giảng dạy, kĩ năng sư phạm,... Tuy nhiên, rất khó để có thể duy trì niềm đam mê cao độ trong suốt quá trình theo đuổi sự nghiệp, những giáo viên giỏi nhất sẽ luôn biết cách tạo cho mình niềm vui, sự hứng thú, hào hứng trong công việc. Mỗi sáng bước đến lớp học sinh có thể yên tâm rằng giáo viên của họ luôn sẵn sàng với tinh thần phấn chấn, có khả năng giúp chúng tập trung và hứng thú trong việc học, khiến cho tiết học trở nên thú vị hơn.

3. Bạn là người biết cách kiên trì

Kiên trì là đức tính tốt đẹp cần có ở mỗi con người, kiên trì chính là sự nhẫn lại, người kiên trì là người có ý chí bền bỉ, kiên cường trước những khó khăn, thử thách. Kiên trì là một yếu tố quan trọng cần có của một giáo viên. Nếu bạn là giáo viên tốt, bạn sẽ không bao giờ từ bỏ công việc, cho dù có những lúc công việc đó đầy rẫy những khó khăn. Những giáo viên tốt, chuẩn mực sẽ biết rằng sự chăm chỉ, tận tụy, nhiệt huyết, lòng kiên trì của mình chính là nguồn động lực lớn cho tất cả các em học sinh trong lớp.

4. Đối mặt với thử thách, bạn đã sẵn sàng?

Giáo viên không thể trở thành người cản trở hay dễ dàng từ bỏ đi quá trình phấn đấu giúp học sinh đạt được mục tiêu trong học tập. Khi đã xác định trở thành một giáo viên, bạn nên chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những khó khăn, thử thách, đặc biệt phải luôn duy trì sự tập trung, tỉnh táo để có thể thực hiện các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn. Thêm vào đó, giáo viên nên chấp nhận những khó khăn trong quá trình giảng dạy và coi đó là một phần gắn bó với các bạn trong suốt cuộc đời giáo viên. Sự tận tâm, tận tụy của người giáo viên có tác động tích cực và chính món quà vô cùng to lớn đối với các em học sinh.

5. Tinh thần cầu tiến của bạn ở mức độ nào?

Để có thể giúp các em học sinh có thể đạt được kết quả học tập như mong muốn hoặc thậm chí là vượt qua khỏi sự mong đợi các giáo viên tuyệt vời luôn áp dụng các ứng dụng công nghệ giáo dục tiên tiến, các hình thức kiểm tra đánh giá, đào tạo tập trung, chuyên sâu và không quên luôn tận tâm, nhiệt tình. Bên cạnh các yếu tố đó, để thành công và mang lại được hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy, các giáo viên cần phải có một tinh thần cầu tiến lớn lao, luôn học hỏi và tiếp thu các phương pháp giảng dạy mới mẻ, hiện đại. Khi sự cố gắng và nỗ lực của giáo viên mang lại cho học sinh nhiều thành công trong học tập thì sẽ càng khiến cho các giáo có một động lực to lớn để tiếp tục hoàn thành tốt sứ mệnh lớn lao của mình.

6. Bạn có tinh thần ham học hỏi và khả năng sáng tạo hay không?

Những giáo viên có năng lực là người luôn chấp nhận những khó khăn trong việc giảng dạy ở mỗi tiết học và không vật lộn với chúng mà thay vào đó, các giáo viên sẽ tự mình tìm hiểu, học hỏi những phương pháp dạy dạy có thể giúp học sinh nâng cao sự hứng thú với việc học, tạo ra các tiết học sáng tạo để có thể đáp ứng được tất cả các mong muốn, yêu cầu của học sinh. Một giáo viên có tố chất là biết tạo ra sự khác biệt trong các tiết học cho các học sinh bằng cách không ngần ngại tư duy, sử dụng các kỹ thuật mới. Thay vì cứ chỉ nhìn vào sự mệt mỏi, áp lực thì các giáo viên nên đón nhận tất cả các điều đó bằng các kỹ năng sáng tạo theo chiều hướng tích cực của bản thân.

7. Bạn có phải là người lạc quan?

Nếu bạn là một người bi quan thì đừng nên có suy nghĩ trở thành một giáo viên. Tinh thần lạc quan hay sự kì vọng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy, bởi vì đây sẽ là định hướng cho kết quả học tập của học sinh. Nói một cách khác đi thì giáo viên giỏi là người biết cách giúp cho học sinh thành công bằng việc kì vọng và khuyến khích học sinh. Bằng cách tiếp cận học sinh với một tinh thần lạc quan và sự kì vọng lớn lao, các giáo viên sẽ hình dung được sự thành công mà học sinh có thể đạt được trước khi nó xảy ra. Chính vì vậy, lạc quan là một trong những tố chất không thể thiếu để trở thành giáo viên thực thụ.

8. Tư duy của bạn có cởi mở, hoạt bát hay không?

Trong cuộc đời dạy học của mỗi giáo viên, việc giảng dạy không ngày nào là giống ngày nào. Do vậy, các giáo viên giỏi cần bắt đầu mỗi ngày mới, mỗi buổi dạy mới với một tâm trí cởi mở, hoạt bát, không nên dễ dàng chán nản với những trở ngại, trục trặc trong lịch trình, trong việc giảng dạy, dù đó có là vấn đề nhỏ hay lớn. Với muôn vàn các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chất giảng dạy của mỗi buổi dạy, các giáo viên cần can đảm đón nhận, linh hoạt, hoạt bát, sẵn sàng ứng phó khi cần thiết với một sự tự tin và tính thần lạc quan nhất có thể.

Trên đây là bài viết của Vieclam123.vn về những dấu hiệu cho thấy bạn có tố chất trở thành một giáo viên hay không. Hi vọng với những thông tin này có thể giúp các bạn đánh giá đúng đắn năng lực của mình và hoàn thiện bản thân để đảm bảo trong mình mang đầy đủ những tố chất trở thành giáo viên!

>> Xem thêm:

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022