Blog

Tổng hợp 10 tình huống sư phạm thường gặp nhất và cách giải quyết

25/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thầy cô thường gặp những tình huống sư phạm oái ăm nhưng chưa biết cách giải quyết như thế nào? Vậy mời thầy cô cùng đọc bài viết của chúng tôi để tham khảo

1. Lời mở đầu về tình huống sư phạm

Câu nói “Thời gian dẫu bạc mái đầu, tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy’’ thể hiện công lao của thầy cô đối với những thế hệ học sinh. Thầy cô như những người lái đò chở những học trò sang sông để đem được những tri thức cập bến. Chính vì vậy gánh nặng mà thầy cô chở không những là dạy dỗ học sinh nên người mà còn truyền đạt cho học sinh trở thành người có kiến thức.

Trong cuộc sống hàng ngày với công việc dạy học, giáo viên sẽ phải đối mặt với rất nhiều tình huống sư phạm “dở khóc dở cười’’ thế nhưng giáo viên đừng lo, hãy đọc những tình huống sư phạm của chúng tôi đề cập đến và tìm được cách giải quyết nhé.

2. Tình huống số 1

Tình huống sư phạm số 1: Bạn là một giáo viên chủ nhiệm trong lớp, trong lớp có một bạn học sinh A học tốt nhưng thường xuyên đi học muộn, nghỉ học, nộp tiền học muộn, thỉnh thoảng còn ngủ gật trong lớp. Khi bạn muốn nói chuyện trao đổi với phụ huynh để tìm cách giải quyết nhưng phụ huynh bảo gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố em học sinh mất từ nhỏ, nhà có cả em nhỏ nên phải bảo A nghỉ học ở nhà trông em phụ mẹ bán hàng. Vậy nếu bạn là cương vị của một người giáo viên bạn sẽ tìm cách giải quyết tình huống sư phạm này thế nào?

Hướng giải quyết: Bạn hãy tìm đến tận gia đình học sinh A để đến nói chuyện với mẹ A. Sau đấy bạn hãy động viên mẹ bạn không nên quyết định cho A nghỉ học trong khi học sinh A học tốt như vậy. Về học phí, chỉ cần gia đình có đơn chứng nhận là gia đình hộ nghèo thì sẽ được Nhà trường đặc cách miễn tiền học phí. Ngoài ra bạn có thể cắt cử các bạn học sinh trong lớp sau mỗi giờ học đến phụ gia đình bạn học sinh A để cho mẹ bạn đỡ vất vả và A cũng có thời gian để học tập. Ngoài ra bạn có thể vận động nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ thêm kinh phí từ hội phụ huynh. Mỗi người có thể đóng góp một số tiền để hỗ trợ gia đình A để A có đủ điều kiện học tiếp.

3. Tình huống 2

Tình huống sư phạm 2 được xảy ra như sau: Ở lớp có một bạn học sinh rất gây mất trật tự trong giờ học như nói chuyện cười đùa to, không chú ý nghe giảng của các thầy cô giáo bộ môn, thậm chí còn có những hành động xúc phạm đến thầy cô giáo ấy. Bạn sẽ giải quyết tình huống sư phạm này thế nào?

Hướng giải quyết: Đầu tiên bạn phải tìm hiểu nguyên nhân do đâu khiến cho bạn học sinh này có những hành động vô lễ như vậy. Sẽ có rất nhiều nguyên nhân được đặt ra như: Do hoàn cảnh gia đình nhà em khó khăn, thiếu sự chăm sóc giáo dục của bố mẹ nên mới dẫn đến kết quả như vậy. Hoặc cũng có thể do thầy cô giáo bộ môn đó đã có những hành động chưa tốt, chưa đúng mực với học sinh khiến cho bạn học sinh đó bất bình và muốn chống đối lại. Bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân bằng cách nào? Dễ thôi bạn hãy cố gắng âm thầm quan sát những buổi học thầy cô giáo giảng dạy với lớp thì sẽ biết ngay ai sai ai đúng thôi. Sau đó sẽ tìm hướng giải quyết thích hợp. Ví dụ như nguyên nhân xuất phát từ phía học sinh bạn có thể nhờ sự trợ giúp, can thiệp từ gia đình học sinh để giáo dục cũng như dạy dỗ lại bạn đó. Còn nếu nguyên nhân xuất phát từ phía thầy cô giáo bộ môn thì bạn hãy ngồi xuống nói chuyện, trao đổi với thầy cô giáo ấy tại sao lại làm như vậy và tìm cách giải quyết.

4. Tình huống số 3

Trong giờ giảng dạy của bạn có một câu hỏi bạn được đưa ra và cần học sinh trả lời. Bạn đã gọi bạn Nhi đứng lên phát biểu nhưng Nhi lại cứ đứng im không nhúc nhích, mắt mở to nhìn bạn. Bạn sẽ phải làm thế nào trong trường hợp như vậy?

Hướng giải quyết: Bạn sẽ khích lệ tinh thần của Nhi bằng cách nếu con trả lời đúng cô sẽ tặng cho con điểm thưởng, nếu như Nhi vẫn không trả lời thì bạn có thể gọi học sinh khác học khá hơn để trả lời câu hỏi. Sau khi bạn kia trả lời xong bạn hãy yêu cầu Nhi nhắc lại câu trả lời đó. Nếu Nhi trả lời thì cho ngồi xuống còn nếu như em vẫn không trả lời thì bạn hãy tìm cách giải quyết như phạt con đứng khoảng 15 phút . Sau đó đến giờ ra chơi bạn hãy tìm cách nói chuyện với con và hỏi nguyên nhân do đâu. Nếu như con bướng bỉnh vẫn cố chấp không trả lời thì bạn có thể nhấn mạnh đến kết quả học tập mà con có thể gặp phải nếu cứ chống đối thầy cô như vậy.

5. Tình huống  số 4

Bạn là giáo viên chủ nhiệm trong lớp và đến học kỳ II thì có bạn sinh xin chuyển lớp. Bạn sẽ phải làm gì? Nên cho học sinh chuyển lớp hay không?

Hướng giải quyết cho tình huống được thực hiện như sau: Bạn sẽ phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh xin chuyển lớp. Nếu vì bất đồng với các bạn học sinh khác trong lớp thì bạn không được vội vàng cho học sinh đó chuyển lớp. Bạn hãy xem xét lại hành vi của các bạn trong lớp đối xử với bạn đó đúng hay chưa? Nếu như chưa đúng thì tìm cách động viên em nên tiếp tục ở lại lớp học và bạn sẽ có biện pháp với các bạn học sinh kia.

Còn nếu như các mối quan hệ giữa bạn ấy với các em học sinh trong lớp tốt đẹp và không xảy ra tranh chấp về quyền lợi gì mà lý do xin chuyển lớp hợp lý thì bạn có thể đồng ý cho bạn học sinh đó chuyển lớp.

6. Tình huống  số 5

Trong lớp bạn có một bạn học sinh cá biệt nghịch ngợm và đã vi phạm nghiêm trọng đến nội quy của Nhà trường. Nhà trường đã yêu cầu bạn và học sinh về trao đổi vấn đề này lại với gia đình và tìm ra cách giải quyết. Khi bạn cùng học sinh về gia đình để trao đổi vấn đề và lên gặp lại Nhà trường thì bố của em đã thẳng tay tát em và nói em là đứa con hư hỏng. Vậy bạn phải làm thế nào để giải quyết được tình huống sư phạm này đây?

Hướng giải quyết: Bạn hãy tìm cách can thiệp không cho bố học sinh đánh em nữa. Và đồng thời dùng những lý lẽ giải thích rằng dùng bạo lực chỉ không làm cho con trở nên tốt hơn mà còn làm phản tác dụng khiến con thành người ưa dùng bạo lực và trở thành học sinh hư. Sau khi mà phụ huynh đã bình tĩnh trở lại thì bạn hãy nhẹ nhàng niềm nở kể chuyện con đã vi phạm nội quy cho phụ huynh nắm rõ. Sau đó nêu cao vai trò giáo dục của gia đình đối với con cái mỗi khi con mắc sai lầm như thế nào. Dùng đòn

 roi chưa chắc đã răn dạy con nên người. Sau đó gia đình phụ huynh cùng bạn sẽ tìm cách giải quyết vấn đề. Bạn sẽ thuyết phục phụ huynh lên gặp Nhà trường để cùng trao đổi bàn bạc vấn đề đồng thời phụ huynh phải kiểm điểm lại những thiếu sót trong việc giáo dục con cái như thế nào, tìm hướng khắc phục sao cho tốt nhất có thể.

7. Tình huống thứ 6

Có hai bạn học sinh là Thắng và Tuấn sau khi nhận được bài kiểm tra thì bạn Thắng đã thưa thầy: “Em thưa thầy tại sao hai bài chúng em cách làm giống nhau và ra đáp số giống nhau mà bạn Tuấn được 9 còn em được mỗi 6 điểm ạ’’

Với cương vị là một người thầy bạn sẽ làm gì trong trường hợp này nhỉ?

Hướng giải quyết: Bạn sẽ bảo hai em đem hai bài kiểm tra lên nộp để soát lỗi, nếu như bạn có chấm nhầm điểm cho hai bạn thì bạn sẽ xin lỗi trước lớp và đồng thời sửa điểm cho bạn Thắng. Còn nếu như bạn chấm đúng thì bạn có thể nhẹ nhàng nhắc nhở học sinh lần sau phải để ý và kiểm tra thật kỹ bài kiểm tra của mình với bạn trước khi thắc mắc với thầy cô.

8. Tình huống số 7

Là một thầy giáo có ngoại hình điển trai cũng như cách giảng dạy cuốn hút nên bạn đã được nhiều học sinh thương thầm trộm nhớ, có bạn Hoa trong lớp còn viết thư tỏ tình tặng cho bạn. Vậy bạn sẽ phải ứng phó với tình huống sư phạm này như thế nào đây?

Hướng giải quyết: Bạn sẽ viết thư để cảm ơn tình cảm bạn ấy đã dành cho mình cũng như xin lỗi vì từ chối tình cảm của bạn ấy. Bạn phải là một người cực kỳ tinh tế trong việc giải quyết vấn đề nhạy cảm này. Sau đó bạn sẽ hẹn riêng một buổi nói chuyện với Hoa để nói rõ được việc Hoa cần làm bây giờ là tập trung vào học tập chứ không phải là yêu đương. Nếu như Hoa từ chối và không chấp nhận với điều đó thì bạn có thể phê bình Hoa trước lớp vì đã viết thư cho thầy cô giáo và làm việc riêng trong giờ. Nhắc nhẹ và cũng là lần cảnh cáo cuối cùng cho Hoa để không được tái phạm.

9. Tình huống số 8

Nếu như bạn bắt gặp được một học sinh của mình bị đánh ở ngay ngoài trường học thì bạn sẽ làm gì?

Hướng giải quyết: Với trách nhiệm là một người thầy cô có đạo đức chúng ta không được phép kệ mặc cho học sinh bị đánh như vậy mà chúng ta cần có những giải pháp kịp thời để ngăn chặn ngay những hành động này. Ngay lập tức bạn hãy báo cho đội bảo vệ của Nhà trường để can ngắn vụ ẩu đả, đánh nhau. Sau đó bạn hãy gọi điện cho gia đình phụ huynh em học sinh lên đón em về để an toàn. Nếu như các bạn không có dấu hiệu dừng lại thì hãy gọi điện cho cơ quan chức năng công an để tìm cách giải quyết.

10. Tình huống số 9

Bạn là giáo viên chủ nhiệm trong một lớp thì phát hiện có một đôi học sinh yêu nhau và có những hành vi tình cảm quá khích ảnh hưởng đến học tập của các bạn học sinh khác. Đồng thời tình trạng học tập của các bạn có dấu hiệu đi xuống. Bạn sẽ phải làm gì để giải quyết tình huống trên?

Hướng giải quyết: Bạn phải khéo léo tìm cách nói chuyện riêng với 2 em để chỉ ra những tác hại khi các em yêu sớm. Đồng thời ngăn cản những hành vi thân mật của các em trong lớp. Nếu như vẫn còn xảy ra những hành động đó thì bạn sẽ tìm cách nói chuyện với phụ huynh của hai em để cùng tìm cách giải quyết.

11. Tình huống số 10

Trong buổi sinh hoạt cuối tuần bạn đề nghị học sinh hãy tìm ra được những ưu điểm cũng như nhược điểm của bạn khác để cùng giúp nhau phát triển cũng như cải thiện bản thân. Trong lớp có bạn Khánh nhanh nhảu đứng lên phát biểu: “Em thưa thầy bạn Tuấn bảo cóc sợ thầy ạ’’. Trong trường hợp như vậy bạn sẽ ứng xử như thế nào để cho học sinh phải tôn trọng cũng như nghe lời bạn.

Hướng giải quyết: Bạn sẽ nhẹ nhàng nói với cả lớp rằng: “Thầy đã làm gì các em để các em sợ nào, thầy cô giáo chỉ muốn các em kính trọng và lễ phép chứ không phải sợ hãi.  Cách bạn Tuấn nói cũng đúng nhưng thể hiện chưa được đẹp và văn minh’’

Hy vọng với 10 tình huống sư phạm và cách giải quyết chúng tôi tổng hợp đã đem lại cho các bạn được nhiều kiến thức cũng như kỹ năng để xử lý tình huống. Ngoài trang bị được vốn kiến thức để giảng dạy cho học sinh bạn cần có những kỹ năng mềm để giải quyết được tình huống sư phạm bạn nhé!

>> Đọc thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022