“Kế toán”, “nhân viên kế toán”, “kế toán viên” có lẽ là những thuật ngữ vô cùng quen thuộc với người lao động nhưng không phải ai cũng biết đến từng vị trí việc làm cụ thể trong nhóm ngành nghề này, kế toán nội bộ là 1 ví dụ. Vậy kế toán nội bộ là gì? Công việc cụ thể của kế toán nội bộ làm những gì? Tìm việc kế toán nội bộ tại Hà Nội có khó không? Hãy cùng Vieclam123.vn giải quyết tường tận vấn đề qua bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC
Giới thiệu công việc của kế toán nội bộ
Trong doanh nghiệp, kế toán nội bộ còn được gọi là kế toán quản trị.
Những thuật ngữ này dùng để chỉ phạm vi hay vị trí việc làm phụ trách chính các công việc kế toán trong nội bộ doanh nghiệp, bao gồm các phát sinh thực tế, phát sinh có hóa đơn chứng từ và phát sinh không có hóa đơn chứng từ, từ đó làm cơ sở để xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp (lỗ, lãi).
Kế toán nội bộ (kế toán quản trị) cũng dùng để chỉ tất cả những vị trí kế toán từng phần hành như kế toán kho, kế toán thu chi, kế toán tiền lương, ... nhưng không bao gồm kế toán thuế (kế toán tài chính).
Tùy thuộc vào quy mô cũng như tính chất kinh doanh của công ty, doanh nghiệp, công việc của nhân viên kế toán nội bộ sẽ được bổ nhỏ thành từng vị trí hoặc gộp chung (gọi là kế toán tổng hợp). Trong đó, họ sẽ phụ trách các công việc chính như sau:
Theo dõi, kiểm tra và giám sát tính hợp lệ (hợp pháp) của các hóa đơn, chứng từ nội bộ
Phát hành và luân chuyển chứng từ
Lưu trữ và quản lý hóa đơn, chứng từ nội bộ
Ghi chép, tính toán, phân tích, thống kê dữ liệu liên quan đến tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp
Phối hợp và hỗ trợ các bộ phận kế toán phần hành khác
Chịu sự phân công và quản lý của kế toán trưởng, tư vấn cho bộ phận điều hành những kế hoạch, chính sách để đảm bảo ổn định tình hình kế toán tài chính của doanh nghiệp
Lập các báo cáo ngày, báo cáo tháng, báo cáo quý và báo cáo năm liên quan đến hoạt động kế toán nội bộ, kiểm soát thực trạng tài chính, lãi, lỗ của doanh nghiệp.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết CV kế toán nội bộ hoàn chỉnh nhất.
Trong thực tế, kế toán là công việc không quá khó, nhất là đối với những người đã có chuyên môn và nghiệp vụ hành nghề. Thế nhưng để làm tốt công việc cũng như duy trì tính ổn định nghề nghiệp trong 5 năm đầu ngành thì nhân viên kế toán nội bộ cần có được 1 vài kỹ năng mềm và tố chất kế toán sau đây:
Những kỹ năng và tố chất cần có của nhân viên kế toán nội bộ
Kỹ năng tin học văn phòng
Trong thời công nghệ số, để quản lý thông tin và thao tác tính toán nhanh nhất, khoa học nhất, nhân viên kế toán nội bộ nhất định phải có kỹ năng tin học văn phòng. Kỹ năng tin học văn phòng không chỉ giúp nhân viên kế toán có thể tối giản hóa các khâu hoạt động, tiết kiệm chất xám mà quan trọng nhất còn cho ra 1 hiệu suất công việc chỉn chu đến hoàn hảo.
Kỹ năng tin học văn phòng đối với nhân viên kế toán nội bộ thực chất là việc người dùng có thể sử dụng thành thạo các chương trình tin học, phần mềm máy tính như word, excel, … và phần mềm quản lý kế toán.
Kỹ năng làm việc nhóm
Nhân viên kế toán nội bộ là người phụ trách toàn bộ công việc kế toán, có mối liên hệ mật thiết không chỉ với ban điều hành, kế toán trưởng, các bộ phận kế toán phần hành mà cả hệ thống nhân sự của doanh nghiệp. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm cũng là kỹ năng rất quan trọng giúp nhân viên kế toán nội bộ có thể đảm bảo quy trình hoạt động trong hệ thống, hoàn chỉnh chức năng và hạn chế tối đa sai số trong công việc hằng ngày, tháng, quý và năm.
Kỹ năng quan sát
Mọi sự vận động và phát triển của con người đều thành công bắt nguồn từ quan sát. Nếu chỉ có tư duy tốt mà không chịu quan sát bạn sẽ không thể tiến bộ và có những tri thức thực tế, tính cụ thể và khoa học, nhất là trong công việc kế toán. Trong thực tế bạn có thể thấy, lý thuyết trên ghế nhà trường đều hữu ích song không phải là hoàn toàn đúng đắn để áp dụng đồng bộ như nhau. Do đó khi làm việc, nhân viên kế toán nội bộ muốn hoàn thành tốt công việc và sành sỏi nhanh nhẹn hơn thì phải hình thành được kỹ năng quan sát thực tế: thực chất là việc học hỏi tri thức kinh nghiệm từ người khác.
Kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin
Kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin có thể gọi chung là phương pháp xử lý thông tin khoa học.
Chắc chắn rồi, công việc của kế toán nội bộ chỉ xoay quanh hóa đơn chứng từ không thôi đã đủ đau đầu, không những thế lại phải care tất cả những dữ liệu, số liệu thông tin, nắm bắt tình hình thu - chi, lỗ, lãi, đầu tư, rút vốn, cạnh tranh, … của doanh nghiệp. Do đó kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin thuộc nhóm kỹ năng thiết yếu đối với 1 nhân viên kế toán nội bộ hiện đại, nhất là khi bạn có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian không chỉ cho phép nhân viên kế toán nội bộ có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ, đạt hiệu suất công việc tốt mà còn giảm thiểu tối đa nhất tình trạng stress, căng thẳng, chạy deadline, …. vì công việc kế toán thực sự rất nhiều.
Để quản lý thời gian có hiệu quả, bạn cần biết cách xác định công việc mục tiêu, chia nhỏ công việc theo sự phân bổ thời gian hợp lý, lập kế hoạch thời gian biểu, hình thành thói quen ghi chú thông tin, rèn luyện tác phong kỷ luật ... trong đó có thể sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng.
Thí dụ: nhân viên kế toán nội bộ có thể áp dụng nguyên tắc quản lý thời gian 40 - 30 - 20 - 10 trong đó là thứ tự ưu tiên cho những công việc quan trọng nhất (dành 40% thời gian để thực hiện), giảm dần thứ tự công việc quan trọng số 2 (dành 30%), số 3 (dành 20%) và nhóm công việc có thể gộp chung để thực hiện được (chỉ cần dành 10% thời gian thực hiện).
Có thể nói, cẩn thận chính là đức tính quan trọng nhất của nhân viên kế toán nội bộ khi phải xử lý số liệu, hóa đơn, chứng từ. Ở vị trí công việc này, bạn sẽ phải nói không với “nhanh ẩu đoảng”.
Chịu áp lực tốt
Công việc kế toán là 1 trong những công việc khai thác nhiều nhất trí lực của người lao động, thường sẽ là làm full - time, làm tăng ca, thậm chí những ngày nghỉ cũng phải kiểm soát tốt nhất dữ liệu để đảm bảo tình hình hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp k bị ngưng trệ, do đó làm kế toán áp lực là điều dễ hiểu, đòi hỏi nhân viên kế toán nội bộ không chỉ có chuyên môn, kỹ năng mà phải có khả năng chịu áp lực công việc tốt nhất để đảm bảo chức trách công việc của mình.
Có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật cao
Tinh thần trách nhiệm và kỷ luật không chỉ cần thiết đối với nghề kế toán mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần. Tinh thần trách nhiệm, kỷ luật với công việc, với bản thân cho phép nhân viên kế toán nội bộ có thể hoàn thành đúng tiến độ công việc, đảm bảo hiệu suất, được nhìn nhận tốt và thường thì những người biết xây dựng tinh thần làm việc có trách nhiệm sẽ có cơ hội thăng tiến, cất nhắc trong nghề.
Trung thực
Tố chất trung thực trong nghề kế toán nói riêng bao giờ cũng được coi trọng hơn cả. Trung thực vừa là đạo đức hành nghề, vừa là tiêu chí để ban lãnh đạo đánh giá tinh thần công việc của người lao động, hạn chế tối đa tình trạng biển thủ quỹ, thất thoát tài sản của doanh nghiệp, trong môi trường Nhà nước sẽ gọi là biển thủ công quỹ, tham ô.
Tư duy nhạy bén và khả năng tập trung cao độ
Một kế toán nội bộ không nhất định phải là người thông minh, song tư duy nhạy bén lại là yêu cầu cần có về mặt tố chất giúp người lao động có thể gặt hái được những mục tiêu nghề nghiệp, đơn giản là sẽ hoàn thiện công việc nhanh hơn người bình thường.
Cùng với tư duy nhạy bén, khả năng tập trung cao độ là khâu hoàn thiện tư duy, giúp bạn có thể giải quyết công việc khó khăn, công việc hỗn độn một cách mạch lạc và khoa học nhất.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn tập trung cao độ thì thậm chí chỉ cần dành 20% thời gian đã đạt hiệu quả công việc tốt hơn nhiều khi bạn dành tới 80% thời gian mà không tập trung.
Tư duy nhạy bén và khả năng tập trung như vậy còn có nghĩa như 1 công cụ giúp người lao động tiết kiệm quỹ thời gian có hạn tốt nhất.
Tìm việc kế toán nội bộ tại Hà Nội có khó không
Nếu có ý định làm việc và hoạt động lâu dài trong ngành kế toán thì Hà Nội chính là môi trường tốt nhất để bạn có thể phát huy thế mạnh của bản thân.
Với nguồn việc làm ngày càng rộng mở, không chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước, mà các công ty tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty con các doanh nghiệp lớn quốc tế cũng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và chắc chắn rằng công ty nào cũng cần nhân viên kế toán nội bộ. Chỉ cần có chuyên môn, kỹ năng và những tố chất nghề nghiệp tốt bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm và tiếp nhận 1 vị trí việc làm kế toán nội bộ trong vô vàn cơ hội việc làm.
Cơ hội thu nhập của nhân viên kế toán nội bộ tại Hà Nội hiện nay:
Trong doanh nghiệp thuộc quản lý Nhà nước: dao động từ 5 - 10 triệu/ tháng
Trong doanh nghiệp tư nhân: dao động từ 5,5 - 15 triệu/ tháng
Trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài: 15 - 30 triệu/ tháng
Thủ quỹ
Thủ quỹ hay còn gọi là kế toán thu chi, là người nắm bắt toàn bộ thực trạng thu, chi, tồn đọng quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm vào sổ quỹ và báo cáo dự trữ để thực hiện công việc báo cáo chức năng cho Kế toán trưởng hoặc Ban giám đốc.
Kế toán kho
Kế toán kho là những người làm việc trực tiếp tại bộ phận kế toán của kho hàng trong công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán kho là kiểm soát hàng hóa, tài chính, kế toán trong phạm vi kho hàng thông qua lập hóa đơn, chứng từ xuất - nhập hàng. Họ cũng sẽ lên sổ sách, tính toán, quản lý và điều phối hoạt động kế toán tại đây, nắm bắt cả hàng tồn, thiếu hụt, sai số, … để làm cơ sở lên báo cáo xuất, nhập và tồn kho.
Kế toán tiền lương
Kế toán tiền lương là 1 trong những vị trí kế toán nội bộ có mặt ở hầu hết các công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dù lớn hay nhỏ.
Chức năng của kế toán tiền lương chính là dựa trên những quy định chung của doanh nghiệp, soạn thảo và quản lý hợp đồng lao động, đồng thời cũng là người xây dựng quy chế về cách tính lương, thưởng, phúc lợi, bảo hiểm, … và thanh toán công khai cho hệ thống nhân sự.
Kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng phụ trách quản lý và xử lý rất nhiều thông số, thông tin. Trong đó có các công việc cụ thể là:
Quản lý phần mềm kế toán, nhập số liệu mua và bán hàng lên phần mềm
Tổng hợp số liệu mua và bán hàng, làm báo cáo theo ngày, tháng, quý và năm
Kiểm tra số liệu thông tin tổng hợp và đối chiếu với nguồn tiền hàng, công nợ thực tế
Tính chiết khấu cho khách hàng
Làm thẻ Vip cho khách hàng (nếu có)
Tính thuế giá trị gia tăng hàng hóa
Kế toán công nợ
Kế toán công nợ cũng là vị trí công việc kế toán rất quan trọng trong bộ phận kế toán nội bộ, cho phép công ty có thể theo dõi, quản lý, kiểm soát hoạt động công - nợ trong xây dựng, kinh doanh và đầu tư. Công việc chính của 1 kế toán công - nợ thường là:
Xác nhận công - nợ với đơn vị khách hàng hoặc nhà đầu tư
Xác nhận hóa đơn bán hàng, chứng từ thanh toán trong mỗi lần giao dịch
Kiểm tra, giám sát công nợ của doanh nghiệp
Làm hợp đồng thanh toán
Theo dõi các khoản công nợ theo hợp đồng
Nhắc nhở và giải quyết trách nhiệm công nợ
Lập các báo cáo công nợ: công nợ tháng, ngày, công nợ đặc biệt cần lưu ý, công nợ ủy thác, công nợ tạm ứng, ...
Kế toán ngân hàng
Kế toán ngân hàng sẽ phụ trách các công việc trong phạm vi tài khoản tại ngân hàng. Cụ thể là:
Mở tài khoản
Nộp tiền vào tài khoản
Rút tiền
Lập ủy nhiệm chi
Séc rút tiền
Quản lý quỹ trong tài khoản ngân hàng dựa trên sự đối chiếu giữa sổ theo dõi và sổ phụ tại ngân hàng
Giải quyết những vấn đề liên quan đến tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
Kế toán tổng hợp
Tùy từng đơn vị kinh doanh quy mô lớn hay nhỏ, kế toán nội bộ có thể được chia bổ thành từng vị trí việc làm phần hành hoặc thu lại trong 1 vị trí gọi là nhân viên kế toán tổng hợp.
Những người này sẽ thực hiện công việc chức năng rất rộng, trong đó đảm bảo tiếp nhận, ghi chép, quản lý, xử lý thông tin kế toán, tài chính, tài sản của doanh nghiệp và lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo tổng hợp, … theo đúng phạm vi chức năng.
Kiểm soát nội bộ
Trong phạm vi chức năng này, kiểm soát nội bộ sẽ chịu trách nhiệm các công việc kiểm tra và giám sát hệ thống trang thiết bị cơ sở vật chất, hạ tầng nội bộ, mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển chi nhánh liên quan đến chi phí đầu tư và các phí, thuế bắt buộc. Trên cơ sở đó, kiểm soát nội bộ cũng sẽ làm báo cáo và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo tiến độ công việc bình thường và hợp pháp lý.
Để tìm việc kế toán nội bộ tại Hà Nội theo vị trí việc làm, theo mức lương hay theo kinh nghiệm làm việc, người lao động cũng đều có thể tham khảo thông tin việc làm trên trang web Vieclam123.vn.
Tại giao diện chính của trang, người dùng có thể tìm kiếm việc làm nhanh nhất qua 3 tính năng hỗ trợ thông minh nổi bật là:
Tính năng 1: tìm việc đơn giản bằng công cụ tìm kiếm (search từ khóa trên thanh công cụ tìm kiếm của trang)
Tính năng 2: tìm việc tốc độ bằng công cụ lọc tự động (cho phép người lao động có thể lọc việc làm kế toán nội bộ trong danh sách việc làm kết nối sẵn theo mức lương, hình thức làm việc, cấp bậc, mức lương, độ hot)
Tính năng 3: xin việc thông minh bằng cách tạo CV ngành kế toán điện tử trên trang
Hy vọng với những thông tin mà Vieclam123.vn đã nghiên cứu, tổng hợp, chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có thể giải đáp được những vướng mắc của mình về việc làm kế toán nội bộ tại Hà Nội. Truy cập website: https://vieclam123.vn/ để tiếp cận nhiều hơn cơ hội việc làm nhé, chúc các bạn thành công.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023